Căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thi công

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 42 - 43)

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Các quy định về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD bao gồm bốn nội dung lớn, đó là: Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Quy định về các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Quy định về hậu quả pháp lý khi áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trong phạm vi Chương 2, tác giả tập trung phân tích, đánh giá pháp luật thực định về các nội dung nêu trên để làm rõ hơn chức năng điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm HĐTCXD dựng hiện nay.

2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình xây dựng công trình

Căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD là những dấu hiệu cần và đủ để áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với bên vi phạm HĐTCXD. Pháp luật quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất pháp luật cũng như xác định hình thức trách nhiệm tương ứng. Mỗi hình thức trách nhiệm khác nhau thì có các căn cứ phát sinh khác nhau, tuy nhiên căn cứ đầu tiên và chung nhất của tất cả các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng đó là phải có hành vi vi phạm hợp đồng. Các yếu tố khác như thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả chỉ áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trong pháp luật xây dựng hiện hành, không có quy định nào mang tính khái quát về căn cứ phát sinh trách nhiệm HĐTCXD. Căn cứ phát sinh trách nhiệm HĐTCXD được quy định rải rác trong một số điều luật mà chủ yếu là

37

việc ghi nhận một số dạng hành vi vi phạm HĐTCXD từ đó có thể áp dụng trách nhiệm do vi phạm. Đối với yếu tố lỗi của bên vi phạm HĐTCXD, pháp luật chuyên ngành không ghi nhận yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tinh thần của LTM. Cụ thể, theo quy định tại khoản

4, Điều 42, Nghị định 48 “Nếu một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ 3, bên vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ 3 được giải quyết theo quy định của pháp luật” [4]. Theo đó, việc các bên vi phạm HĐTCXD

xuất phát từ nguyên nhân gì, có lỗi hay không có lỗi thì họ luôn phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Điều này phù hợp với đặc trưng về chủ thể và chế độ chịu trách nhiệm, mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến HĐTCXD mà pháp luật quy định.

Nghiên cứu, so sánh các quy định tương ứng về yếu tố lỗi trong trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định của một số hệ thống pháp luật như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại “không cần yếu tố lỗi”. Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit cũng quy định:

Việc không thực hiện một nghĩa vụ đem lại cho bên có quyền quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại [28, Điều 7.4.1] và theo phần bình luận về điều luật này thì “Bên có quyền chỉ phải chứng minh việc không thực hiện, có nghĩa là họ đã không nhận được những gì đã được cam kết. Bên này đặc biệt không cần phải chứng minh rằng việc không thực hiện là do lỗi của bên có nghĩa vụ [14, tr. 32].

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)