KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gò đàng (Trang 51)

4.3.1. Cấu trúc vốn năm 2010

Trong năm 2010, nợ vay chiếm 63,28% tổng tài sản nguồn vốn của Công ty. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là chủ yếu, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tài sản nguồn vốn của Công ty.

Nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Kết quả là, trong năm 2010, nợ phải trả gấp 1,72 lần vốn chủ sở hữu của Công ty. Do Công ty ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho nguồn vốn nên nợ ngắn hạn gấp 1,67 lần vốn chủ sở hữu.

Từ đó cho thấy, Công ty ưu tiên sử dụng nợ vay để tài trợ cho nguồn vốn. Sử dụng nợ vay giúp Công ty có thể tiết kiệm thuế do chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế, giúp gia tăng lợi nhuận sau thuế cho cổ đông. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nợ vay nhất là nợ vay ngắn hạn khiến Công ty gặp áp lực rất lớn cho việc chi trả nợ gốc và lãi vay. Do thời hạn trả nợ ngắn và lãi suất nợ vay ngắn hạn thường cao hơn lãi vay dài hạn. Nếu Công ty không kịp thời chi trả sẽ làm giảm uy tín đối với ngân hàng cấp vốn.

4.3.2. Cấu trúc vốn năm 2011

Từ những lý do trên, trong năm 2011, Công ty đã gia tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn thặng dư và lợi nhuận chưa phân phối. Nhằm giữ lại nguồn vốn sẵn có để đầu tư. Từ đó, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Đồng thời, vay vốn từ ngân hàng thương mại trong thời gian này có phần khó khăn hơn. Nguyên nhân là trong giai đoạn nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các ngân hàng thương mại thận trọng hơn trong quá trình cấp tín dụng. Kết quả là, tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của Công ty trong năm giảm xuống. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu theo đó mà giảm dần.

41

Bảng 4.5 Tình hình cấu trúc vốn của công ty Cổ phần Gò Đàng, 2010 - cuối quí II, 2013

KHOẢN MỤC Đơn vị tính 2010 2011 2012 6T 2013 6T 2012 Nợ phải trả Triệu đồng 290.292 389.529 538.469 903.361 403.137 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 281.053 389.529 538.469 681.971 397.137 Nợ dài hạn Triệu đồng 9.239 - - 221.390 6.000 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 168.430 283.196 735.582 735.338 319.170 Tổng tài sản Triệu đồng 458.722 672.725 1.274.051 1.638.699 722.307 Nợ/Tổng tài sản % 63,28 57,90 42,26 55,13 55,81 Nợ/Vốn chủ sở hữu Lần 1,72 1,38 0,73 1,23 1,26 Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản % 61,27 57,90 42,26 41,62 54,98 Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu Lần 1,67 1,38 0,73 0,93 1,24 Nợ dài hạn/Tổng tài sản % 2,01 - - 13,51 0,83 Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu Lần 0,05 - - 0,30 0,02

42

4.3.3. Cấu trúc vốn năm 2012

Vốn chủ sở hữu tăng lên mạnh mẽ trong khi nợ phải trả tăng chậm hơn. Kết quả là tỷ trọng nợ trên tổng tài sản tiếp tục giảm xuống. Vốn hoạt động của Công ty trong năm được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu.

Từ đó cho thấy Công ty tạm thời bỏ qua lợi ích của lá chắn thuế nhằm hạn chế rủi ro của việc sử dụng nợ. Đồng thời tận dụng vốn sẵn có của Công ty để tái đầu tư sản xuất. Đặc biệt, do Công ty đang trong giai đoạn phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận cao đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nên Công ty đã phát hành thành công cổ phiếu ra thị trường để huy động vốn.

4.3.4. Cấu trúc vốn cuối quí II năm 2013

Trong sáu tháng đầu năm 2013, Công ty gia tăng khoản vay dài hạn đã làm thay đổi cơ cấu vốn của Công ty so với cuối năm 2012. Cụ thể, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản tăng lên so với cuối năm 2012. Việc sử dụng nợ vay dài hạn giúp Công ty giảm áp lực chi trả.

Do việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán không hiệu quả, kết hợp sự gia tăng nhanh các khoản vay nên trong sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể so với cuối năm 2012.

So sánh với sáu tháng đầu năm 2012, cơ cấu vốn của Công ty trong sáu tháng đầu năm 2013 không có nhiều thay đổi. Nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, trong hai quí đầu năm 2013, Công ty sử dụng nhiều nợ vay dài hạn để tài trợ hơn so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả là, tỷ số nợ vay dài hạn trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên cao.

Trong bảng 4.5, cấu trúc vốn của Công ty thay đổi liên tục. Tỷ trọng nợ phải trả giảm dần qua các năm. Đồng nghĩa với tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đã tăng lên. Điều đó cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện. Công ty đã giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay. Nguyên nhân là do, Công ty liên tục phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường trong năm 2011 và 2012. Việc ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty góp phần hạn chế những rủi ro thay cho sử dụng nợ. Tuy nhiên, Công ty đã bỏ qua cơ hội tiết kiệm thuế do sử dụng nợ vay.

Nhận thấy được điều đó, trong sáu tháng đầu năm 2013, Công ty bắt đầu sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty

43

gặp khó khăn khi huy động vốn từ phát hành cổ phiếu do thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phục hồi. Đó là lý do tỷ trọng nợ vay trên vốn chủ sở hữu lại tăng lên và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đã giảm xuống.

Mặc dù cơ cấu vốn của Công ty liên tục thay đổi, tuy nhiên Công ty đã duy trì được cấu trúc vốn tương đối hợp lý. Điều đó cho thấy Công ty có sự điều chỉnh linh hoạt trong mỗi thời kỳ khác nhau, nhằm đảm bảo Công ty hoạt động ổn định và ngày càng phát triển.

4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG TY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG

4.4.1. Tình hình biến động doanh thu của Công ty

Nguồn thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó, Công ty còn nhận được thu nhập từ hoạt động tài chính, và các khoản thu nhập khác.

4.4.1.1. Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty trong thời gian qua không ổn định. Trong năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với năm 2010. Nguyên nhân là do, trong năm 2011, Công ty không đầu tư vào tài sản tài chính. Trong năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính tăng nhẹ so với năm 2011, chủ yếu là khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng. Trong sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu từ khoản mục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012. Do trong sáu tháng đầu năm 2013, Công ty đẩy mạnh đầu tư tài chính chủ yếu trong ngắn hạn nhằm sinh lời cho nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời.

4.4.1.2. Thu nhập khác

Từ năm 2010 đến năm 2012, thu nhập khác của Công ty tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng năm sau lớn hơn năm trước. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2013, thu nhập khác của Công ty giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân thu nhập khác giảm là do trong hai quí đầu năm chưa phát sinh các nghiệp vụ như thu thanh lý tài sản, thu hồi thanh lý phế liệu.

4.4.1.3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Từ năm 2010 đến năm 2012, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng. ảng 4.6 cho thấy, tốc độ tăng doanh thu thuần của Công ty trong năm 2011 so với năm 2010 là rất lớn. Tuy nhiên, trong năm 2012, doanh thu thuần của Công ty chỉ tăng nhẹ. Trong sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.

44

Bảng 4.6 Tình hình doanh thu của công ty Cổ phần Gò Đàng, 2010 đến cuối quí II, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng KHOẢN MỤC 2010 2011 2012 6T 2013 6T 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 6T 2013 - 6T 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần 594.830 838.976 847.545 422.581 420.752 244.146 41,04 8.569 1,02 1.829 0,43 Doanh thu HĐTC 16.150 5.819 7.918 24.224 3.496 -10.331 -63,97 2.099 36,07 20.728 592,91 Thu nhập khác 2.955 3.214 5.342 368 1.934 259 8,76 2.128 66,21 -1.566 -80,97 TỔNG 613.935 848.009 860.805 447.173 426.182 234.074 38,13 12.796 1,51 20.991 4,93

45

Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính công ty Cổ phần Gò Đàng

Hình 4.13 Tình hình doanh thu công ty Cổ phần Gò Đàng, 2010 - 2012 Hình 4.13 cho biết tình hình thực hiện doanh thu của Công ty so với kế hoạch đề ra. Trong năm 2010, doanh thu đạt được đã giúp Công ty đã hoàn thành 99,14% kế hoạch. Trước tình hình kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã gia tăng kế hoạch doanh thu trong năm 2011. Kết quả là, doanh thu của Công ty trong năm đã vượt mức kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu trong năm là 127,12%. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, doanh thu của Công ty tăng chậm so với năm 2011. So với kế hoạch đã đề ra thì trong năm 2012, Công ty chỉ hoàn thành 84,75% kế hoạch.

Trong năm 2013, mức doanh thu mục tiêu của Công ty là 1.000 tỷ đồng. Tính đến cuối quí II năm 2013, Công ty đã đạt được 42,26% kế hoạch trong năm. Với tỷ lệ này thì Công ty hoàn toàn có khả năng đạt được kế hoạch. Tuy nhiên, Công ty cần có kế hoạch hiệu quả để gia tăng thu nhập trong hai quí còn lại.

4.4.2. Tình hình chi phí của Công ty

4.4.2.1. Giá vốn hàng bán

Doanh thu tăng dần qua các năm đã làm cho giá vốn hàng bán cũng liên tục gia tăng. Tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán trong năm 2011 là cao nhất. Nguyên nhân là do doanh thu của Công ty trong năm tăng cao kéo theo sự gia tăng của giá vốn. Trong năm 2012, tốc độ gia tăng của doanh thu thấp hơn tốc

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2010 2011 2012 Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu thực hiện Doanh thu kế hoạch

46

độ tăng của giá vốn hàng bán. Từ đó cho thấy, chi phí sản xuất của Công ty trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng lên.

Trong khi doanh thu trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ, thì giá vốn hàng bán lại tăng lên. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng lên.

4.4.2.2. Chi phí tài chính

Trong những năm qua, Công ty liên tục tăng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Kết quả là Công ty không những tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, mà còn vay vốn từ ngân hàng thương mại. Nhìn lại cơ cấu vốn của Công ty cho thấy, nợ vay luôn chiếm tỷ trọng cao. Đó là nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính của Công ty liên tục tăng dần trong hai năm. Trong năm 2012, chi phí tài chính chủ yếu phát sinh do lãi vay mang lại. Các khoản nợ vay của Công ty trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012, đã làm cho chi phí tài chính tăng lên.

4.4.2.3. Chi phí bán hàng

Từ năm 2010 đến năm 2012, chi phí bán hàng tăng đều. Chi phí bán hàng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. Trong sáu tháng đầu năm 2013, chi phí chi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân do sự gia tăng của chi phí vận chuyển và các chi phí có liên quan.

4.4.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trái với sự gia tăng trong chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2012 giảm dần. Điều đó cho thấy hiệu quả tiết kiệm chi phí của Công ty trong giai đoạn khó khăn. Điều này góp phần làm tăng lợi nhuận. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong hai quí đầu năm 2013 tiếp tục tăng lên so với cùng khoản mục trong sáu tháng đầu năm 2012.

4.4.2.5. Chi phí khác

Nhìn chung, các loại chi phí khác trong thời gian qua giảm dần. Điều này góp phần giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

47

Bảng 4.7 Tình hình chi phí của công ty Cổ phần Gò Đàng, 2010 đến cuối quí II, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

KHOẢN MỤC 2010 2011 2012 6t 2013 6t 2012

2011 - 2010 2012 - 2011 6t 2013 – 6t 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Giá vốn hàng bán 468.472 604.230 644.261 365.331 307.257 135.758 28,98 40.031 6,63 58.074 18,90 Chi phí tài chính 17.636 22.034 21.413 18.125 10.771 4.398 24,94 (621) (2,82) 7.354 68,28 Chi phí bán hàng 62.704 67.803 74.654 42.577 34.708 5.099 8,13 6.851 10,10 7.869 22,67 Chi phí quản lý 18.144 17.723 15.008 14.111 9.857 (421) (2,32) (2.715) (15,32) 4.254 43,16 Chi phí khác 4.439 3.740 3.187 1.792 1.835 (699) (15,75) (553) (14,79) (43) (2,34) TỔNG 571.395 715.530 758.523 441.936 364.428 144.135 25,23 42.993 6,00 77.508 21,27

48

4.4.2.6. Kết luận

Trong thời gian qua, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng liên tục tăng lên. Nguyên nhân là do áp lực gia tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, cước phí vận chuyển, và lãi suất. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác nhìn chung giảm dần.

Trong các loại chi phí của Công ty thì giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm nhiều chi phí nhất. Công ty chỉ có thể thu hồi lại loại chi phí này khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ. Trong khi các loại chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. Do đó, nếu sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn tác động đến khả năng thu hồi vốn cho tái sản xuất kinh doanh

Theo bảng 4.7, tổng chi phí của Công ty trong năm 2011 tăng cao nhất trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do, trong năm 2011, doanh thu của Công ty tăng cao kéo theo các loại chi phí đồng loạt tăng. Chi phí của Công ty trong năm 2012 tăng nhẹ so với năm trước. Doanh thu của Công ty trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng không đáng kể so với cùng kỳ, tuy nhiên, chi phí mà Công ty phải bỏ ra lại tăng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà Công ty đạt được.

4.4.3. Tình hình lợi nhuận của Công ty

Bảng 4.8 thể hiện tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến cuối quí II năm 2013.

4.4.3.1. Lợi nhuận gộp

Năm 2010 và 2011, lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản giảm trừ của Công ty đã tăng lên. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2012, lợi nhuận gộp của Công ty đã giảm xuống so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự gia tăng các loại chi phí cho sản xuất sản phẩm, đồng thời lợi nhuận gộp giảm xuống do chi phí của các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên.

Doanh thu của Công ty trong sáu tháng đầu năm 2013 đã giảm nhẹ so với cùng kỳ. Các khoản giảm trừ trong hai quí đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ. Kết quả là, doanh thu thuần của Công ty tăng nhẹ so với sáu tháng đầu năm 2012. Trong khi doanh thu trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ, thì giá vốn hàng bán lại tăng lên. Tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu, chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gò đàng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)