Vấn đề khách quan

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gò đàng (Trang 81 - 83)

5.1.2.1. Tình hình nền kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đều gặp nhiều khó khăn. Công ty Cổ phần Gò Đàng cũng nằm trong tình hình chung của nền kinh tế. Công ty chính thức gia nhập thị trường chứng khoán vào năm 2010, nhằm huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thông qua việc phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên sau ba năm chính thức lên sàn, thì vào cuối tháng Tám năm 2013, Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước đã ra quyết định chấp nhận việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của Công ty trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Việc rút khỏi sản chứng khoán cho thấy kênh huy động vốn này chưa thật sự mang lại hiệu quả cho Công ty. Từ đó, Công ty phải tìm nguồn tài trợ khác.

5.1.2.2. Khí hậu, dịch bệnh, vấn đề ô nhiễm môi trường

Trong những năm qua, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động không tốt đến chất lượng và sản lượng của nguồn nguyên liệu. Mặt khác dịch bệnh diễn ra trên các loại thủy hải sản trong khâu nuôi trồng đã làm nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty bị ảnh hưởng. Việc chăn nuôi thủy sản phát triển mạnh trong thời gian gần đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Dẫn đến xảy ra nhiều loại dịch bệnh trên các loài thủy sản. Ví dụ như, dịch bệnh tôm nuôi chết sớm. Kết quả là nguồn cung nguyên liệu không ổn định về chất lượng, sản lượng và giá cả.

5.1.2.3. Chính sách của Nhà Nước

Nhà nước luôn quan tâm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt, là lĩnh vực thủy sản sản. Nguyên nhân là do Việt Nam là quốc gia có lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, sông

71

ngòi ao hồ chằn chịt rất thích hợp phát triển ngành thủy sản. Công ty cũng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Trong đó, có chính sách ưu đãi về thuế. Cụ thể Công ty được áp dụng mức thế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% trên thu nhập chịu thuế trong mười năm đầu hoạt động. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong bảy năm tiếp theo. Với chính sách này của Nhà Nước là động lực cho Công ty phát triển ngày càng tốt hơn. Do được ưu đãi về thuế nên lợi nhuận sau thuế mà Công ty đạt được sẽ cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

5.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Với những chính sách ưu đãi của Chính Phủ cũng như nhu cầu trên thị trường thế giới về mặt hàng thủy sản sản là rất lớn. Dẫn đến, rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản. Đặc biệt, đồng bằng Sông Cửu Lông có nhiều sông ngòi, nguồn nước dồi dào rất thích hợp cho ngành thủy sản phát triển. Chỉ tính riêng trên địa phận tỉnh Tiền Giang đã có rất nhiều công ty thủy sản, tập trung chủ yếu tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trong đó có nhiều công ty lớn như công ty cổ phần Hùng Vương, công ty cổ phần Vinh Quang, Vạn Đức, Đại Thành. Các công ty này là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Công ty. Với việc góp mặt của nhiều đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra, Công ty còn phải chịu áp lực cạnh tranh đến từ các quốc gia có ngành thủy hải sản phát triển. Điển hình như các quốc gia Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Mê-xi-cô, Ê-cu-a-đo, Vê-nê-zuê-la, và các quốc gia khác. Trong đó sản phẩm thủy sản của Thái Lan có ưu thế về chất lượng, mẫu mã, và bao bì. Đối với sản phẩm thủy sản của Trung Quốc có ưu thế về giá. Sự cạnh trạnh đến từ các quốc gia có ngành thủy sản phát triển mạnh tạo áp lực rất lớn cho Công ty. Ảnh hưởng đến thị phần hiện có và khả năng mở rộng thêm thị trường. Từ đó, ảnh hưởng đến việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản nguồn vốn.

5.1.2.5. Yêu cầu của khách hàng

Sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó bao gồm thị trường Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, và các quốc gia khu vực Nam Mỹ. Các thị trường này thường đặc tiêu chuẩn rất cao cho các loại hàng hóa, trong đó có mặt hàng thủy sản. Để đáp ứng các tiêu chuẩn trong nuôi trồng và sản xuất sản phẩm,

72

Công ty phải chi một lượng lớn vốn nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công ty đã đạt được nhiều chứng nhận quan trọng. Chứng nhận Global GAP do Hoa Kỳ công nhận cho vùng nuôi cá Tra tại cồn Linh (xã Thanh Phú Đông, huyện Gồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Chứng nhận ISO 9001: 2008 do Hoa Kỳ cấp cho hoạt động chế biến cá Tra, cá asa đông lạnh, và Nghêu hấp. Chứng nhận an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản do cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản cấp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gò đàng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)