4.5.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty
Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành nên tài sản của Công ty. Việc sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho có hiệu quả là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi Công ty. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng của nhóm tài sản này thông qua một số chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu đó bao gồm nhóm chỉ số vòng quay của các loại tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, và nhóm chỉ số thanh khoản.
4.5.1.1. Hiệu quả hoạt động của tài sản ngắn hạn
a) Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn
Theo bảng 4.9, từ năm 2010 đến năm 2012, khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn tương đối cao. Khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn năm sau lớn hơn năm trước. Trong năm 2011, tài sản ngắn hạn được sử dụng có hiệu quả nhất. Lợi nhuận sau thuế do tài sản ngắn hạn mang về là lớn nhất từ năm 2010 đến năm 2012.
Trong năm 2012, khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn đã giảm xuống so với các năm trước. Nguyên nhân là do, trong năm Công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn trong khi lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm xuống.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, sức sinh lời của tài sản ngắn hạn đã giảm xuống rất thấp so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do, giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty tính đến sáu tháng đầu năm 2013 giảm xuống rất thấp. Từ đó cho thấy, khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn không tốt như các giai đoạn trước.
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm là do quá trình luân chuyển để tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty có xu hướng chậm lại. Điều đó thể hiện qua các tỷ số vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, và tài sản ngắn hạn.
53
Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Cổ phần Gò Đàng, 2010 đến cuối quí II, 2013
KHOẢN MỤC Đơn vị tính 2010 2011 2012 6T 2013 6T 2012
Doanh thu thuần Triệu đồng 594.830 838.976 847.545 422.581 420.752
Bình quân hàng tồn kho Triệu đồng 129.455 281.155 325.612 390.029 281.295
Bình quân khoản phải thu Triệu đồng 90.254 135.068 173.447 210.616 175.228
Bình quân tài sản ngắn hạn Triệu đồng 242.460 385.100 691.812 1.050.365 491.319
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 42.540 130.800 96.694 3.808 57.975
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,59 2,98 2,60 1,08 1,50
Số ngày tồn kho Ngày 78 121 138 167 120
Vòng quay khoản phải thu Vòng 6,59 6,21 4,89 2,01 2,40
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 55 58 74 90 75
Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng 2,45 2,18 1,23 0,40 0,86
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn % 17,55 33,97 13,98 0,36 11,80
54
b) Vòng quay hàng tồn kho
Từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm dần. Kết quả này cho thấy, trong thời gian qua Công ty đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho. Khả năng xoay vòng để tạo ra doanh thu theo đó giảm xuống. Số vòng quay hàng tồn kho trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm xuống so với cùng kỳ.
Vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm. Từ đó tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Bên cạnh đó, làm gián đoạn hoạt động nhập kho nguyên vật liệu, thanh toán chi phí cho khách hàng, và trả lương người lao động. Nếu không có đủ vốn để sản xuất Công ty sẽ không thể thực hiện hợp đồng ký kết với khách đúng hẹn. Công ty sẽ phải bồi thường hợp đồng và mất uy tín với khách hàng.
Từ đó, Công ty phải huy động thêm vốn từ bên ngoài thông qua phát hành thêm cố phiếu hoặc vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua vấn đề huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông hiện tại. Từ năm 2010 đến nay, Công ty liên tục gia tăng các khoản vay ngân hàng trong ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn, điều này tạo nên áp lực gia tăng chi phí và trả nợ rất lớn cho Công ty.
Số vòng quay hàng tồn kho giảm dần trong thời gian qua đã làm cho số ngày tồn kho tăng lên. Số ngày hàng tồn kho năm sau lớn hơn năm trước. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến khả năng thu hồi vốn cũng như tình hình thanh khoản của Công ty. Mặt khác, việc gia tăng số ngày hàng tồn kho đã làm gia tăng thêm các khoản chi phí bảo quản, chi phí kho bãi. Việc gia tăng chi phí khiến giá thành sản phẩm của Công ty tăng lên. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.
Công ty nên xây dựng kế hoạch hợp lý cho khoản mục hàng tồn kho. Điều đó góp phần làm giảm thiểu chi phí liên quan đến hàng tồn kho của Công ty như chi phí kho bãi, bảo quản, và chi phí cơ hội khi đầu tư quá nhiều vào khoản mục này. Từ đó, gia tăng khả năng cạnh tranh về giá với đối thủ. Tăng khả năng thanh khoản cho Công ty. Góp phần giúp Công ty nhanh thu hồi vốn cho tái sản xuất. Khả năng sinh lời của vốn được cải thiện. Tạo động lực thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, việc duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý còn giúp Công ty đáp ứng được những nhu cầu bất ngờ của khách hàng. Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch tồn kho hợp lý giúp quá trình sản xuất của Công ty được thông suốt.
55
c) Vòng quay khoản phải thu
Việc gia tăng khoản phải thu trong thời gian qua đã làm cho vòng quay khoản phải thu của Công ty liên tục suy giảm. Công ty phải mất nhiều thời gian hơn để thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Điều đó, cho thấy trong thời gian qua, Công ty đã bị khách hàng chiến dụng vốn. Trong khi Công ty cần nhiều vốn cho tái sản xuất kinh doanh thì việc gia tăng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân sẽ tạo áp lực vốn rất lớn cho Công ty. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mình, Công ty cần nhiều thời gian để thu tiền do hầu hết sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm nên thời gian cho các khoản phải thu tăng lên.
Công ty cần có kế hoạch hợp lý cho các khoản phải thu. Khuyến khích khách hàng thanh toán thông qua chiết khấu thương mại. Điều đó, giúp Công ty nhanh thu hồi được vốn cho tái sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu các loại chi phí liên quan đến công tác thu nợ. Mặt khác, việc xây dựng một chính sách hợp lý cho các khoản phải thu góp phần gia tăng doanh thu cho Công ty. Đây là một giải pháp gia tăng khách hàng cho Công ty.
d) Vòng quay tài sản ngắn hạn
Từ năm 2010 đến năm 2012, số vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty giảm xuống. Trong sáu tháng đầu năm 2013, số vòng quay tài sản ngắn hạn đã giảm xuống so với cùng kỳ. Sự giảm xuống của số vòng quay tài sản ngắn hạn cho thấy, tài sản ngắn hạn ngày càng ít tham gia vào quá trình tạo ra doanh thu cho Công ty. Đó là lý do tại sao trong năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn tăng cao trong khi doanh thu lại tăng chậm. Điều đó khiến Công ty chưa thể thực hiện kế hoạch đề ra.
Thay vào đó, tài sản ngắn hạn lại được sử dụng để tạo niềm tin đối với khách hàng và chủ nợ thông qua nhóm tỷ số thanh khoản tăng dần. Các khoản mục của tài sản ngắn hạn ít tham gia vào việc tạo ra doanh thu mang về cho Công ty. Nguyên nhân là do, vốn của Công ty bị ứ động trong hàng tồn kho quá lớn. Công ty lại bị khách hàng chiếm dụng vốn thông qua giá trị các khoản phải thu ngày càng tăng. Trong khi đó giá trị tiền mặt nhìn chung tăng dần trong thời gian qua.
Tuy nhiên, so với tỷ số bình quân của ngành thì tài sản ngắn hạn của Công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian qua. Trong năm 2010, 2011 tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn bình quân của ngành lần lượt là 1,96 và 2,07. Trong khi đó, tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty lớn hơn tỷ số bình
56
quân ngành qua các năm. Từ đó cho thấy, tài sản ngắn hạn của Công ty mang về nhiều doanh thu hơn tài sản ngắn hạn của ngành.
4.5.1.2. Tình hình thanh khoản của Công ty
a) Hệ số thanh khoản hiện thời
Theo bảng 4.10 cho thấy, từ năm 2010 đến cuối quí II năm 2013, hệ số thanh khoản hiện thời liên tục tăng. Từ đó cho thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty luôn được đảm bảo. Khả năng chi trả của Công ty năm sau tốt hơn năm trước.
Trong năm 2010, mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo thanh toán bởi 1,03 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng chi trả của Công ty vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, tỷ số thanh khoản hiện thời trong năm giảm nhẹ so với năm 2009 (1,03 < 1,20). Điều đó, cho thấy khả năng trang trải nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2010 thấp hơn so với năm 2009. Nguyên nhân là do, tốc độ tăng của nợ ngắn hạn trong năm 2010 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh khoản hiện thời của Công ty trong năm thấp hơn so với bình quân của ngành (1,03 < 1,35), do đó Công ty cần nâng cao khả năng thanh khoản.
Trong năm 2011, khả năng thanh toán của Công ty được cải thiện. Mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo thanh toán bởi 1,24 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh khoản hiện thời trong năm tăng lên là do giá trị tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Khả năng thanh khoản hiện thời trong năm của Công ty chênh lệch không nhiều so với bình quân của ngành (tỷ số thanh khoản hiện thời bình quân của ngành là 1,28).
Mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2012 được tài trợ bởi 1,68 đồng tài sản ngắn hạn. Tốc độ tăng của nợ ngắn hạn trong năm thấp hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Điều đó, góp phần cải thiện tình hình thanh khoản của Công ty.
Tỷ số thanh khoản hiện thời trong sáu tháng đầu năm 2013 tốt hơn so với cùng kỳ (1,76 > 1,26). Trong sáu tháng đầu năm 2013, chủ nợ và khách hàng của Công ty có thể yên tâm vì mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 1,76 đồng tài sản ngắn hạn.
57
Bảng 4.10 Tình hình thanh khoản của công ty Cổ phần Gò Đàng, 2010 đến cuối quí II, 2013
KHOẢN MỤC Đơn vị tính 2010 2011 2012 6tháng 2013 6tháng 2012
Tiền mặt Triệu đồng 9.788 33.118 165.637 30.351 9.689
Đầu tư tài chính ngắn hạn Triệu đồng 464 - 160.000 507.524 -
Khoản phải thu Triệu đồng 94.523 175.612 171.281 249.951 174.843
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 281.053 389.529 538.469 681.971 397.137
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 289.109 481.090 902.534 1.198.196 501.547
Hệ số thanh khoản hiện thời Lần 1,03 1,24 1,68 1,76 1,26
Hệ số thanh khoản nhanh Lần 0,37 0,54 0,92 1,15 0,46
58
Tỷ số thanh khoản hiện thời trong thời gian qua liên tục tăng cho thấy khả năng chi trả của Công ty luôn được đảm bảo. Từ đó tạo được niềm tin đối với chủ nợ và khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn của Công ty liên tục tăng trong thời gian qua. Kết quả là, giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, tỷ số thanh khoản hiện thời tăng lên cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty có sự điều chỉnh. Điều đó cho thấy, tỷ trọng nợ vay trong đó có nợ ngắn hạn giảm dần so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.
Đồng thời, tỷ số thanh khoản hiện thời tăng lên phản ánh được đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên cần một lượng lớn tài sản ngắn hạn nhằm trang trải chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công thường xuyên phát sinh. Mặt khác, việc tăng lên của tỷ số này cũng cho thấy, Công ty có dấu hiệu bị ứ động nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn mà Công ty huy động được ít tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra doanh thu. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của nguồn vốn.
b) Hệ số thanh khoản nhanh
Tỷ số thanh khoản hiện thời chưa phản ánh đầy đủ khả năng chi trả của Công ty. Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết khả năng huy động ngay các nguồn tài sản ngắn hạn để thanh toán. Từ năm 2010 đến cuối quí II năm 2013, tỷ số thanh khoản nhanh tăng dần. Tỷ số năm sau tăng lên so với năm trước.
Tuy nhiên tỷ số thanh khoản nhanh trong năm 2010 chưa tốt. Thể hiện qua, tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty trong năm thấp hơn so với tỷ số thanh khoản nhanh năm 2009 là 0,65 và thấp hơn so với tỷ số thanh khoản nhanh bình quân ngành là 0,79. Nguyên nhân là do trong năm 2010, tiền mặt giảm mạnh so với năm trước. Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính và khoản phải thu ngắn hạn tăng chậm.
Trong năm 2011, giá trị các khoản mục có tính thanh khoản cao tăng nhanh so với năm 2010. Kết quả là, tỷ số thanh khoản nhanh được cải thiện so với năm trước. Với mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả có 0,54 đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để thanh toán. So với bình quân ngành là 0,71 thì tỷ số thanh khoản nhanh trong năm vẫn thấp hơn.
Trong năm 2011, giá trị các khoản mục có tính thanh khoản cao tăng nhanh so với năm 2010. Kết quả là, tỷ số thanh khoản nhanh được cải thiện so với năm trước. Với mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả có 0,54 đồng tài sản ngắn
59
hạn có thể huy động ngay để thanh toán. So với bình quân ngành là 0,71 thì tỷ số thanh khoản nhanh trong năm vẫn thấp hơn.
Tỷ số thanh khoản nhanh trong sáu tháng đầu năm tiếp tục tăng lên và có sự chênh lệch rất lớn so với cùng kỳ. Tỷ số thanh khoản nhanh trong sáu tháng đầu năm 2012 là 0,46.
Sự gia tăng liên tục của tỷ số thanh khoản nhanh cho thấy khả năng chi trả của Công ty được cải thiện qua các năm. Từ đó tạo được niềm tin với chủ nợ và khách hàng. Tuy nhiên, việc duy trì số lượng lớn tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán ngay cho thấy Công ty đang bị ứ động vốn kinh doanh. Tốc độ xoay vòng của tài sản ngắn hạn chậm lại, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của nguồn vốn.
4.5.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
4.5.2.1. Vòng quay tài sản cố định
Từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ số vòng quay tài sản cố định thay đổi liên tục. Trong năm 2010, tỷ số vòng quay tài sản cố định giảm nhẹ so với năm 2009. Từ đó cho thấy, doanh thu mà tài sản cố định mang về cho Công ty trong năm 2010 thấp hơn so với cùng kỳ. Tỷ số vòng quay tài sản cố định trong năm 2009 là 4,91 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng doanh thu