PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 26)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cái Tắc, Hậu Giang nên số liệu thu thập chỉ là số liệu thứ cấp tại phòng kế hoạch và kinh doanh của Ngân hàng.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Làm rõ thực trạng tín dụng tại Agribank Cái Tắc bằng phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

- Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank Cái Tắcthông qua các chỉ số tài chính.

- Mục tiêu 3: Kết hợp những phân tích ở trên kết cùng với những tồn tại, hạn chế để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Agribank Cái Tắc.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI TẮC

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH CÁI TẮC3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập

theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 15/11/1996,được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Agribank Cái Tắc là chi nhánh loại 3, trực thuộc Agribank tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 64/QĐ/HĐQT – TCCB của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ngày 01/03/2004 về việc mở chi nhánh NHNN&PTNT Cái Tắc và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/07/2006. Trụ sở đặt tại quốc lộ 61, ấp Tân Phú, Thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Việc thành lập Agribank chi nhánh Cái Tắc có ý nghĩa rất lớn góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương nói riêng và định hướng cả vùng nói chung. Với vai trò quan trọng như vậy, ngay sau khi NH đi vào hoạt động đã thu hút được rất nhiều khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng. Với phần lớn dân số ở địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó sự ra đời của NH một lần nữa

Agribank Cái Tắc hoạt động chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn và nghiệp vụ của Agribank tỉnh Hậu Giang, đồng thời chịu sự lãnh đạo của huyện ủy, ủy ban nhân dân Thị trấn Cái Tắc về mục tiêu và phương hướng phát triển ở địa phương.Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, màng lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh. Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên môn hoá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ.

Với gần 10 năm hoạt động Agribank chi nhánh Cái Tắc đã trải qua những chặng đường khó khăn để đem về uy tín, sự hoàn thiện trong phong cách phục vụ và đặc biệt là đóng góp to lớn vào kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn còn có rất nhiều Ngân hàng khác cạnh tranh làm cho hoạt động của Ngân hàng chịu sức ép thương trường rất mạnh. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao và được sự hướng dẫn chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, Agribank chi nhánh Cái Tắc đã không ngừng phấn đấu vươn xa hơn nữa để nâng dần vị thế của mình để một lần nữa khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc có tổng số 20 cán bộ nhân viên (16 biên chế, 04 hợp đồng ) được bố trí như sau:

-Ban Giám đốc : 02 người.

- Phòng kế hoạch kinh doanh : 08 người - Phòng kế toán – ngân quỹ: 07 người. - Phòng hành chính nhân sự : 03 người.

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Hình 01. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank Cái Tắc

3.1.2.2 Chức năng các phòng banGiám đốc: Giám đốc:

Là người quản lý và điều hành mọi phòng ban, mọi hoạt động của Ngân hàngvà là người quyết định cuối cùng trong việc xét việc cho vay.

Là người đại diện cho Ngân hàng quan hệ với Ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ, kế hoạch kinh doanh dựa trên các quyết định trong phạm vi quyền hạn của Ngân hàng.

Là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả lên cấp trên, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Ngân hàng.

Ban hành nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi Ngân hàng, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, phân phối tiền lương, tiền thưởng của cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của ngân hàng theo quyết định của ngân hàng nhà nước của Ngân hàng cấp trên.

–Phó Giám Đốc:

Là người hỗ trợ cho Giám Đốc trong việc điều hành và quản lý một số hoạt Giám đốc Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phó Giám đốc Phòng hành chính-nhân sự

những công việc của bản thân. Phó Giám Đốc được ủy quyền thay mặt Giám Đốc giải quyết các công việc khi Giám Đốc vắng mặt.

Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh:

Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ và trình Giám Đốc, Phó Giám Đốc phê duyệt.

Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trảlãi và gốc đúng hạn.

Theo dõi tình hình nguồn vốn và sửdụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết, từ đó, trình lên Giám Đốc đểcó kếhoạch cụthể.

Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ:

Phòng kếtoán:

Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám Đốc hoặc người đượcủy quyền.

Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụcho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.

Ngân quỹ:

Ngân quỹcó trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹphát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sửdụng vốn hàng ngày đểtrình lên Ban Giám Đốc.

– Phòng hành chánh - nhân sự:

Xây dựng các quy chế, nội quy, sắp xếp bố trí lao động tại đơn vị, nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ khoán tài chính đến người lao động, quản lý quỹ tiền lương

3.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHINHÁNH CÁI TẮC TỪ NĂM 2011ĐẾN 2013 NHÁNH CÁI TẮC TỪ NĂM 2011ĐẾN 2013

Agribank Cái Tắc là chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang, là Ngân hàngthương mại quốc doanh, hoạt động chủ yếu là cho vay hộ sản xuất phục vụ cho kinh tế địa phương, để có một NH đầu não lớn mạnh thì các chi nhánh của NH đó cũng phải hoạt động một cách có hiệu quả, Agribank Cái Tắc qua nhiều năm hoạt động đã chứng tỏ được vị thế của mình ở địa phương. Tuy có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng chi nhánh Agribank Cái Tắc vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Trong ba năm qua, trước những cơ hội và thách thức, Agribank Cái Tắc với sự nổ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó khăn, ổn định tình hình tạo niềm tin cho cán bộ công nhân viên hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả quan. Điều đó thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm (2011- 2013) như sau :

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Tắc từ năm 2011-2013.

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 27.721 32.157 44.629 4.436 16,0 12.472 38,78 - Thu từ lãi 25.335 30.012 42.665 4.677 18,46 12.653 42,16 - Thu dịch vụ 285 322 426 37 12,98 104 32,30 - Thu khác 2.101 1.823 1.538 -278 -13,23 -285 -15,63 2. Tổng chi phí 24.642 26.320 34.522 1.678 6,80 8.202 31,16 - Chi lãi 20.146 22.363 29.647 2.217 11,0 7.284 32,57 - Chi khác 4.496 3.957 4.875 -539 -11,98 918 23,19 3. Lợi nhuận 3.079 5.837 10.107 2.758 89,57 4.270 73,15

Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt được những kết quả thuận lợi. Việc tổng thu nhập tăng qua các năm chứng tỏ Ngân hàng trong thời gian qua đã tích cực mở rộng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng năm 2012 thu nhập của NH tăng 16% so với năm 2011; đến năm 2012 thu nhập lại tăng cao với tốc độ tăng 38,78%, trong đó nguồn thu từ lãi là nguồn thu chính chiếm trên 80% trong tổng doanh thu qua 3 năm.

Nguồn thu từ lãi có xu hướng tăng nhanh qua các năm nguyên nhân là do kinh tế địa phương phát triển nhanh, cùng với đó là sự ra đời của nghị định 41/2010/NĐ-CP “ Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, từ đó làm cho nhu cầu vốn tăng nhanh. Trước tình hình như vậy Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, chếbiến và thương mai dịch vụ từ đó thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Vì thế, thu nhập từ lãi tăng lên khá cao. Đặc biệt, thu nhập từ lãi của năm 2013 tăng trưởng rất cao 42,16% so với 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tếdần dần hồi phục, tình hình lạm phát đã được khống chế, NHNN đã hạlãi suất cho vay xuống làm cho nhu cầu vay vốn tiếp tục tăng lên vì thếlàm cho thu nhập của NH tăng lên bên cạnh đó giai đoạn này Ngân hàng đã triển khai quyết liệt công tác thu nợ gốc và lãi.

Nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng rất thấp và không đáng kể, nguyên nhân do khách hàng đi vay với mục đích chủ yếu là để sản xuất, kinh doanh người dân chưa có điều kiện và thói quen sử dụng các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp nên khoản thu này chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập. Tuy vậy trong năm 2012 nguồn thu này tăng 12,98% so với 2011, và năm 2013 tăng 32,3% so với 2012 điều đó cho thấy Ngân hàng đã không ngừng cải thiện các dịch vụ truyền thống: mở tài khoản thẻ ATM, thanh toán tiền trong nước, chuyển tiền trong nước,… Và nổ lực đa dạng hóa các gói sản phẩm dịch vụcung cấp cho khách hàng đã làm cho nguồn thu tăng lên theo thời gian.Các khoản thu khác đã có sự sụt giảm, các khoản thu này chủ yếu là thu từ xử lý rủi ro tín dụng, tài sản đảm bảo chủ yếu là đất nông nghiệp nên khó phát mãi để thu hồi nợ khi có rủi ro

Bên cạnh thu nhập qua các năm của chi nhánh tăng lên, thì việc gia tăng của chi phí là không thể tránh khỏi. Như chúng ta đã biết, chi phí là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất cứ một tổ chức kinh tế nào, phân tích chi phí có ý nghĩa quan trọng vì ta có thể biết quy mô tín dụng, chi phí nào là chính trong hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những loại chi phí không hợp lý.Từ bảng 3.1 ta thấy chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Ngân hàng và tăng nhanh qua các năm cụ thể năm 2012 tăng 11% so với năm 2011; năm 2013 tăng 32,57% so với 2012. Xác định huy động vốn ngày càng khó khăn, nguồn vốn huy động từ dân cư là chủ yếu, Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo và triển khai các giải pháp huy động vốn: Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về thái độ, tác phong, rút ngắn thời gian giao dịch để giữ và thu hút được khách hàng. Cùng với đó thực hiện lãi suất huy động và cho vay theo hướng chủ động, linh hoạt phù hợp với thị trường, bảo đảm khả năng cạnh tranh, tuân thủ các quy định của NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh NH tỉnhvới chi phí lãi cao hơnlàm cho chi phí lãi tăng cao.

Chi phí khác là các khoản chi cho hoạt động dịch vụ, chi trả lương, chi dự phòng rủi ro,… Khoản chi phí này có sự biến đổi tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm 11,98% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại tăng cao với tốc độ tăng 23,19% so với 2012. Nhìn chung chi phí này có xu hướng tăng Nguyên nhân trong giai đoạn này dưới sựcạnh tranh của các đối thủvà việc trần lãi suất huy động khiến lãi suất huy động giảm nên để giữ được khách hàng NH đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi nhằm giữ chân và mở rộng nguồn khách hàng.

Tóm lại lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào và cả với ngành Ngân hàng. Qua phân tích sơ bộ cho thấy tình hình lợi nhuận của NH biến động theo xu hướng tăng. Cụ thể năm 2012 tăng 2.758 triệu so với năm 2011 và đạt mức tăng 89,57%. Đến năm 2013 lợi nhuận tăng 4.270 triệu so với năm 2012 và đạt mức tăng 73,15%. Tuy tốc độ tăng của năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2012. Từ kết quả trên đã cho ta thấy được sự nổ lực không ngừng của NH trong giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁITẮC

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒNVỐN CỦA AGRIBANK CÁITẮC 2011- 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)