Hệ số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 59)

Hệ số thu nợ của các ngành nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ và ngành khác tuy có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung là tương đối cao. Cụ thể :

Hệ số thu nợ của ngành nông nghiệp năm 2011 là 108,86%, sang năm 2012 giảm còn 84,05%, đến năm 2013 đã tăng trở lại và đạt 98,38%. Nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, mặc dù gặp không ít những khó khăn do chi phí đầu vào tăng, cũng như tình hình thời tiết, sâu rầy,...có nhiều biến động phức tạp nhưng người dân vẫn đang rất cố gắng sản xuất duy trì mức tăng trưởng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương. Ngân hàng luôn xem cho vay nông nghiệp là chiến lược chính bởi vì cho vay nông nghiệp không quá rủi ro, các món cho vay thường nhỏ và không tập trung. Hướng của Ngân hàng sẽ là tăng vốn vay nông nghiệp.

Hệ số thu nợ của ngành thủy sản tương đối thấp. Năm 2011 hệ số này là 30,57%, sang năm 2012 tăng lên 39,57%. Đặc biệt đến năm 2013 hệ số này tăng đột biến đạt 115,76%. Nguyên nhân là do năm 2011, 2012 tình hình nuôi cá của người dân không ít khó khăn, bởi do người dân trên địa bàn có quy mô nhỏ, thiếu vốn, không có tính liên kết và hợp tác. Dẫn đến khi thu lỗ không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên đến năm 2013 do được hỗ trợ vốn và kỹ thuật nên đã làm cho ngành thủy sản vực dậy người dân nuôi cá thu được lợi nhuận cao. Bên cạnh đó NH đã thu được các khoản nợ tồn đọng của các năm trước.

Hệ số thu nợ của ngành kinh doanh dịch vụ là khá cao. Năm 2011 hệ số này là 115,78%, sang năm 2012 giảm còn 93,31%, đến năm 2013 con số này có sự tăng nhẹ giảm còn 94,37%. Mặc dù giảm qua các năm nhưng đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất kho khăn và tập trung kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô như hiện nay.

tiêu dùng, tín chấp, tín dụng gia đình... Do đó trong năm 2012 doanh số cho vay của đối tượng khách hàng này thì không ngừng tăng cao (23,17% so với 2011), nhưng doanh số thu nợ 2012 lại giảm (giảm 24,15% so với 2011) nên đã dẫn đến hệ số thu nợ giảm. Sang năm 2013 hệ số thu nợ đã tăng trở lại đạt 98,6%, là do doanh số thu nợ 2013 tăng nhanh trở lại ( tăng 32,31% so với 2012)so vớitốc độ tăng của DSCV (tăng 0,49%).

Hệ số thu nợ đối với doanh nghiệp có sự biến động qua các năm. Đặc biệt năm 2012 hệ số thu nợ đạt 137,29% (trong khi 2011 con số này chỉ là 78,41%). Nguyên nhân là do 2012 Ngân hàng đã tập trung nguồn lực thực hiện các giải pháp nhằm thu hồi nợ, tháo gỡ khó khăn của khách hàng. Đến năm 2013 hệ số thu nợ lại giảm xuống 96,47%, đều này cũng dễ hiểu bởi vì Ngân hàng rất thận trọng khi xem xét cho vay doanh nghiệp, doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2103 điều giảm mạnh nên hệ số thu nợgiảm.

4.3.2 Tổng dư nợ / Vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Nếu

tỷ lệ này quá cao Ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp có thể làm Ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao.

Trên cơ sở đó Ngân hàng có thể biết được khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình. Từ đó, có kế hoạch mở rộng quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các ngành một cách hợp lý và đảm bảo đươc rủi ro một cách thấp nhất.

Bảng 4.16: Tổng dư nợ / Vốn huy động giai đoạn 2011-2013.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

Tổng vốn huy động Triệu đồng 119.530 154.856 160.326 Tổng dư nợ Triệu đồng 170.542 209.518 213.820 Tổng dư nợ / Vốn huy động % 142,68 135,30 133,37

Các Ngân hàng luôn quan tâm đến việc đẩy nhanh công tác huy động và sử dụng vốn do đó vấn đề đặt ra là phải quản lý hiệu quả cả nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay. Dựa vào kết quả phân tích ta thấy năm 2011, cứ 142,68 đồng dư nợ thì có có 100 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2012, cứ 135,30

của vốn huy động vào dư nợ giảm xuống, tỷ lệ này ở năm 2013 là 133,37 đồng. Chỉ số này còn khá thấp, tăng trưởng nguồn vốn chậm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Ngân hàng cần dùng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn huy động hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và hạn chế được sử dụng vốn điều chuyển.

4.3.3 Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn

Bảng 4.17: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

Tổng dư nợ Triệu đồng 170.542 209.518 213.820 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 186.700 217.024 244.359 Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn % 91,34 96,54 87,50

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Qua biểu bảng ta thấy chỉ tiêu này chiếm tỷ trọngkhá cao qua các năm và có nhiều biến động. Năm 2011 dư nợ chiếm 91,34% trên tổng nguồn vốn, sang năm 2012 là 96,54% tăng 5,2% trên tổng nguồn vốn so với năm 2011, đến 2013 dư nợ trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhẹ 9,04% chỉ còn 87,5%. Điều này chứngtỏnguồn vốncủa Ngân hàng tập trung đầu tưchủ yếu cho hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này tương đối cao chứng tỏ khách hàng đến vay vốn của Ngân hàng ngày càng nhiều, nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để. Nhờ có chính sách cho vay hợp lý nên Ngân hàng không để cho nguồn vốn tồn đọng nhiều. Trong những năm tới NH sẽ tìm cách nâng nguồn vốn lên nữa và cho vay nhiều hơn nữa để dư nợ bình quân tăng thêm về doanh số để có thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của Khách hàng trong tình hình hiện nay.

4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra, vòng quay vốn tín dụng còn giúp ta đánh giá được mức độ thu nợ của Ngân hàng.

Bảng 4.18: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2011-2013.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

Doanh số thu nợ Triệu đồng 221.131 189.229 238.211 Dư nợ bình quân Triệu đồng 179.766 189.213 206.545

Vòng quay vốn tín dụng Lần 1,23 1,00 1,15

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích ta thấy vòng quay vốn tín dụng qua các năm đều tương đối cao và có sự biến động. Cụthể năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 1,23 vòng, năm 2012 giảm còn 1 vòng và năm 2013 tăng lên 1,15 vòng. Nhìn chung tốc độ luân chuyển vốn của NH khá nhanh, Ngân hàng không bị rơi vào tình trạng ứ động về vốn. Vòng quay vốn tín dụng ổn định làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, đây là dấu hiệu khả quan trong khi nền kinh tế vẫn còn khó khăn, chi nhánh cần giữ vững và phát huy thêm.

4.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG 4.4.1 Nợ xấu trên tổng dư nợ 4.4.1 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của Ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng dư nợ. Tỷ lệ này cao và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trướccho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Do đó Ngân hàng cần hạn chế chỉ số này ở mức thấp nhất. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có sự biến động qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,96%, năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,35%, sang năm 2013 thì chỉ số này tiếp tục giảm mạnh còn 0,57%.

Bảng 4.19: Nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo đối tượng

khách hàng của Ngân hàng năm 2011 đến 2013.

ĐVT: %

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

4.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn

Bảng số liệu 4.19 cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn trung và dài hạn đều giảm qua các năm. Cụ thể:

Tỷ lệ nợ xấu ngắnhạn năm 2011 chiếm 1,78% trên dư nợ, con số này ở năm 2012 giảm còn 1,14%, sang năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 0,39%. Đó là do nợ xấu ngắn hạn trong năm 2012, 2013 tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ vì thế làm cho tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm. Điều này cho thấy các khoản nợ của Ngân hàng tăng và chất lượng các khoản nợ này tốt đảm bảo khả năng chi trả chứng tỏ hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngày càng hiệu quả. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung và dài hạn luôn cao hơn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn trong từng năm và đều giảm qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ này là 2,56% nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 1,31%. Điều này nói lên rằng Ngân hàng luôn tăng cường công tácthẩm định khách hàng vay vốn trung và dài hạn tốt. Bên

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Theo thời hạn 1,96 1,35 0,57 Ngắn hạn 1,78 1,14 0,39 Trung và dài hạn 2,56 2,22 1,31 Theo ngành kinh tế 1,96 1,35 0,57 Nông nghiệp 1,31 0,80 0,48 Thủy sản 17,93 15,58 3,72 Kinh doanh dịch vụ 1,47 1,61 0,54 Ngành khác 6,5 0,71 0,48

Theo đối tượng khách hàng 1,96 1,35 0,57

Hộ kinh doanh & cá nhân 1,36 1,17 0,51

4.4.1.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời ngành kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của các ngành nghề đều giảm qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của các ngành nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, ngành khác tương đối thấp có được điều này là do trong những năm vừa qua, ngoài tiến hành thẩm định và yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng, Ngân hàng cònluôn tăng cường công tác kiểm soát trong qúa trình sử dụng vốn, quản lý chặt chẽ công tác thu nợ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, việc xác minh đảm bảo tín dụng chặt chẽ đối với các khoản vay đã giúp Ngân hàng xử lý được nợ xấu thông qua phát mãi tài sản, gán nợ hay trích từ các quỹ trích lập dự phòng.

Đặc biệttrong các ngành nghề, tuy ngành thủy sản có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm dần qua các năm, nhưng tỷ lệ này rất cao so với các ngành còn lại. Năm 2011 tỷ lệ này lên tới 17,93%, sang năm 2012 giảm còn 15,58% và đến năm 2013 tỷ lệ này còn 3,72%. Nợ xấu của ngành cao là do hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân chưa được hỗ trợ đúng hướng từ các cấp chính quyền địa phương, từ khâu đầu vào đến đầu ra. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay ngành thủy sản là một trong những ngành chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nhưng một điểm sáng trong năm 2013 là tỷ lệ nợ xấu của ngành giảm rất nhanh, đó là do trong năm NH đã thực hiện công tác rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ780/2012 của NHNN hướng dẫn cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễngiảm lãi quá hạn cho khách hàng, bán tài sản bảo đảm..., tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản liên kết chính quyền địa phương tạo điều kiện sản xuất bền vững cho người dân giúp họ tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho Ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho NH. Trong thời gian tới NH cần quản lý chặt chẽ trong cho vay ngành này.

4.4.1.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo đối tượng khách hàng.

Qua bảng số liệu 4.19 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của cả hai đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân với Doanh nghiệp đều giảm qua các năm. Bên cạnh đó tỷ lệ này đối với khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn. Nguyên nhân là do Ngân hàng kiểm soát tốt tình hình nợ xấu nên đã không ngừng làm giảm nợ xấu trong giai đoạn này, cùng với đó là sự tăng trưởng tốt của dư nợ từ đó đã làm cho tỷ lệ này không ngừng giảm mạnh. Mục tiêu của Ngân hàng sẽ giữ vững mức tăng của dư nợ, ưu tiên đối với các khu vựcsản xuất

đầu, bám sát chắc món vay, phân loại nợ định kỳ hàng tháng để có hướng xử lý kịp thời. Tận thu các món nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng , quí phải có báo cáo cụ thể.

4.4.2 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Chỉ số này thể hiện quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn.

Bảng 4.20: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng giai đoạn 2011- 2013. Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

Dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 1.030 980 650 Nợ xấu Triệu đồng 3.345 2.829 1226

DPRRTD /Nợ xấu Lần 0,30 0,35 0,53

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Qua bảng số liệu ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của NH liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, từ trung bình 1 đồng nợ xấu được bù đắp bằng 0,3 đồng dự phòng RRTD được trích lập năm 2011, tăng lên 0,35 đồng năm 2012, và đến năm 2012 trung bình 1 đồng nợ xấu được bù đắp bằng 0,53 đồng dự phòng. Việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro giúp Ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản lý rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên Ngân hàng phải cân nhắc hơn trong việc trích lập sao cho phù hợp với các khoản nợ xấu.

4.4.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của

Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.21: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tíndụng giai đoạn 2011- 2013. Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng tương đối thấp và không ngừng giảm mạnh qua các năm.Tỷ lệ này nói lên có bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Cụ thể trong năm 2011 cứ 100 đồng dư nợ thì được trích lập 0,6 đồng, sang năm 2012 con số này giảm còn 0,47 đồng và nó tiếp tục giảm chỉ còn 0,3 đồng vào năm 2013. Đối với các khoản trích lập dự phòng NH điều làm đúng theo quy định, từ đó cho ta thấy chất lượng các khoản nợ đã được cải thiện tốt.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH CÁI TẮC

5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ MẶT HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.

5.1.1 Những thành tựu đạt được

- Vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế nhiều biến động, hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Tắc tiếp tục phát triển ổn định. Các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soátgiảm dần.

- Agribank Cái Tắc luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn bó mật thiết với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

- Hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó tình hình thu nợ cũng đạt được những kết khả quan,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 59)