Việc phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng cũng rất quan trọng và cần thiết. Qua đó cho ta thấy được những thuận lợi và khó khăn mà Ngân hàng gặp phải đối với việc thu nợ các đối tượng khách hàng khác nhau, để từ đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp.
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013. ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ kinh doanh & cá nhân 184.878 148.909 197.021 -35.969 -24,15 48.112 32,31 Doanh nghiệp 36.253 40.320 41.190 4.067 10,09 870 2,16 Tổng 221.131 189.229 238.211 -31.902 -16,86 48.982 25,89
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
Xét đến doanh số thu hồi nợ đối với Hộ kinh doanh & cá nhân thì trong năm 2012 DSTN giảm 35.969 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng mức giảm 24,15%. Nguyên nhân năm 2012 có thể xem là một năm vô cùng khó khăn đối với bà con nông dân đó là giá cả rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, “sâu lạ” xuất hiện gây thiệt hại lớn về năng suấtkéo theo các hoạt động sản xuất kinh doanh khác cũng ảnh hưởng. Dẫn đến khả năng trả nợ của đối tượng khách hàng này. Đến năm 2013 thì tốc độ tăng của DSTN tăng lên 32,31% tương ứng tăng 48.112 triệu đồng so với năm 2012. Đó là do Ngân hàng đã tích cực trong công tác quản lí nợ, các hộ gia đình và cá nhân thường vay ngắn hạn nên công tác thu diễn ra nhanh hơn, những biện pháp kiểm tra đối chiếu từng hộ về nợ vay, nợ trả, phân tích những nguyên nhân khách hàng vì sao không trả được nợ từ đó kết hợp với chính quyền địa phương đề ra những biện pháp xử lý tích cực đôn đốc người vay và gia đình hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó tình hình sản xuất, kinh doanh của người dân cũng có nhiều thuận lợi.
Doanh số thu nợ đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Cũng giống như doanh số cho vay DSTN doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu thu nợ. Cụ thể năm 2012 tăng 10,09% so với 2011, năm 2013 tăng 2,16% so với 2012. Nguyên nhân do các khoản vay đã đến hạn trả nợ nên đã làm cho doanh số thu nợ doanh nghiệp tăng lên. Hoạt động kinh doanh của doanh cũng đạt được hiệu quả nên đảm bảo được trả nợ vay Ngân hàng tạo điềukiện thuận lợi cho công tác thu nợ của Ngân hàng.
4.2.3. Dư nợ
Dư nợ của NH không ngừng tăng lên qua các năm. Số dư nợ tăng cho thấy phạm vi hoạt động của Ngân hàng đã không ngừng được mở rộng. Bảng 4.8 cho thấy năm 2011 dư nợ đạt 170.542 triệu đồng, sang năm 2012 dư nợ tăng tăng 22,85% so với năm 2011đạt 209.518 triệu đồng. Dư nợ 2013 tiếp tục tăng với tốc độ tăng là 2,05% so với năm 2012.Dư nợ liên tục tăngcho thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động để mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương để đầu tư cho vay, tập trung đầu tư vào các dự án khả thi, làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo các khoản dư nợ cũng tăng lên.
4.2.3.1 Theo thời hạn
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng và xác thực nhất để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn lớn và đa dạng. Thông qua phân tích tình hình dư nợ ta có thể thấy được Ngân hàng đã sử dụng vốn hiệu quả ở mức độ như thế nào và đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy ta cần phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm để thấy tiềm năng hoạt động tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai.
Bảng 4.8: Dưnợ theo thời hạn giai đoạn 2011-2013.
ĐVT:Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 130.397 168.158 171.453 37.761 28,96 3.295 1,96 Trung- DH 40.145 41.360 42.367 1.215 3,03 1.007 2,43 Tổng 170.542 209.518 213.820 38.976 22,85 4.302 2,05
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
triệu đồng tương đương với mức tăng 28,96% so với 2011 và sang năm 2013 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 1,96% đạt 171.453 triệu đồng. Vì từ năm 2011 Ngân hàng mở rộng doanh số cho vay ngắn hạn và đặc thù nền kinh tế địa phương là nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn các khoản vay thực hiện theo mùa vụ, cho vay ngắn hạn rất linh hoạt về lãi suất và vốn quay về Ngân hàng nhanh làm gia tăng vòng quay vốn tín dụng nên được xem là ít rủi ro và được Ngân hàng ưa chuộng. Bên cạnh đó nhu cầu của khách hàng về nguồn vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống tăng lên. Ngân hàng đã không ngừng mở rộng thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp thường có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn dẫn đến dư nợ tăng lên.
Dự nợ trung và dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 dư nợ đạt 41.360 triệu đồng tăng 3,03% so với cùng kì, sang năm 2013 con số này tiếp tục tăngthêm 1.007 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 2,34% so với 2012. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trong nhỏ trong cơ cấu dư nợ vì Ngân hàng còn khá e ngại các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn vì rủi ro cao, vốn luân chuyển chậm và những bất ổn của nền kinh tế hiện nay. Nguyên nhân dư nợ tăng là do một phần dư nợ từ năm trước chuyển sang, phần khác nền kinh tế của vùng bắt đầu chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang cơ cấu kinh tếcông nghiệp- thương mại, dịch vụ. Nhu cầu vay vốn phục vụsản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng mới,…ngàycàng tăng cũng đã góp phần tăng cao dư nợ.
4.2.3.2 Theo ngành nghề
Để thực hiện mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng, phát triển kinh tế của địa phương. Ngân hàng đã luôn tìm kiếm và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của hộ gia đình và cá nhân, doanh nghiệp nên làm cho dư nợ của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt đông của Ngân hàng.
Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 117.153 144.616 147.528 27.463 23,44 2.912 2,01 Thủy sản 4.050 5.455 5.247 1.405 34,69 -208 -3,81 Kinh doanh dịch vụ 42.215 44.671 47.559 2.456 5,82 2.888 -6,47 Ngành khác 7.124 14.776 13.486 7.652 107,41 -1290 -8,73 Tổng 170.542 209.518 213.820 38.976 22,85 4.302 2,05
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ theo ngành nghề đều tăng dần qua 3 năm, ngành nông nghiệp luôn tăng, các ngành thủy sản, kinh doanh dich vụcó sựbiến động, đểbiết cụthể ta đi vào phân tích từng ngành như sau:
Dự nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu dư nợ. Cụ thể năm 2012 tăng 23,44% so với 2011 đạt 144.616 triệu đồng, sang năm 2013 tiếp tục tăng trưởng 2,01% so với 2012. Dư nợ ngành này tăng mạnh như vậy là do nông nghiệp là thế mạnh của kinh tế địa phương và cũng là đối tượng cho vay chủ yếu của NH, góp phần đáng kể vào thu nhập của NH. Bên cạnh đó Ngân hàng ưu tiên đầu tư cho mục tiêu “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu từcho nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó thì ngành kinh doanh dịch vụ cũng có dư nợ gia tăng điều qua từng năm, đáp ứng nhu cầu vốn của ngành.
Dư nợ ngành thủy sản và ngành khác chiếm tỉ trọng khá thấp trong cơ cấu tổng dư nợ theo ngành nghề của Ngân hàng. Cụ thể đối với ngành thủy sản năm 2012 dư nợ tăng 1.405 triệu đồng tương ứng tăng 34,69% so với năm 2011. Dư nợ tăng là do nhu cầu về vốn của người dân để đáp ứng việc cải tạo và mở rộng các ao hồ nuôi cá, mặt khác doanh số thu nợ giảm trong khi doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ ngành thủy sản của Ngân hàng tăng qua các năm, sang năm 2013 dư nợ giảm 3,81% so với năm 2012. Do trong năm 2012 do nhu cầu vay vốn để cải tạo ao nuôi đã ồn định nên việc vay vốn năm 2013 có chút giảm nhẹ
năm 2011. Đến năm 2013 tuy có sự sụt giảm nhưng không đáng kể. Để giải thích cho điều này là do sự gia tăng của DSCV ngành trong cùng thời kỳ.
4.2.3.3. Theo đối tượng khách hàng
Tình hình dư nợ theo đối tượng khách hàng luôn có sự tăng trưởng qua các nămthể hiện ở bảng số liệu sau.
Bảng 4.10: Dư nợ theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013.
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ kinh doanh & cá nhân 140.125 190.052 192.846 49.927 35,63 2.794 1,47 Doanh nghiệp 30.417 19.466 20.974 -10.951 -36,00 1.508 7,75 Tổng 170.542 209.518 213.820 38.976 22,85 4.302 2,05
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
Nhìn vào cơ cấu dư nợ thì ta thấy tỷ trọng dư nợ của hộ kinh doanh và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và tăng dần. Cụ thể năm 2011 dư nợ đối tượng này là 140.125 triệu đồng, sang năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đạt 190.052 triệu đồng tức tăng 35,63% so với 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 1,47% so với 2012. Dư nợ của hộ kinh doanh và cá nhân tăng là do các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả nên họ đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, vì vậy mà họ đã tìm đến sự trợ giúp của Ngân hàngđể vay tiền. Ngoài ra do doanh số cho vay của Ngân hàng luôn lớn doanh số thu nợ nên làm cho dư nợ trong năm này tăng lên.
Cùng với sự tăng của dư nợ hộ kinh doanh & cá nhân, dư nợ của doanh nghiệp ở Ngân hàng cũng có sự tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung chiếm tỷ trọng trên 25%. Cụ thể năm 2012 dư nợ của doanh nghiệp đạt 19.466 triệu đồng, giảm 10.951triệu đồng, hay giảm 36,0% so với năm 2011. Nguyên nhân là do đây là một năm nhiềunhững khó khăn của các doanh nghiệp bởi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Năm 2013 thì dư nợ có sự tăngtrở lại nhưng tốc độ tăng
mức tăng 15,05% so với năm 2012. Nguyên nhân làm mức dư nợ ngắn hạn của thành phần này tăng mạnh trong năm 2013 là do các doanh nghiệp tăng cường vay vốn của Ngân hàng để bổ sung vốn lưu động bù đắp cho các khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán đúng hạn. Vì vậy, khi người dân chậm trả nợ thì doanh nghiệp tư nhân này cũng bị ảnh hưởng theo và phần lớn dư nợ trong năm của thành phần này là nợ quá hạn. Khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động nên quy mô kinh doanh chưa lớn, nên nhu cầu vay vốn mở rộng qui mô sản xuất tăng lên. Hiện tại Nhà nước có những chính sách kết hợp với Ngân hàng giúp đỡ về vốn theo Quyết định 1231/QĐ-TTg, ngày 7/9/2012, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Vì vậy dư nợ đối với đối tượng doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên.