Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời gian thì phải kể đến việc phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Khi phân tích doanh số cho vay theo ngành, sẽ giúp ta thấy được sự tác động của các ngành nghề kinh tế đến doanh số cho vay như thế nào.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành nghề giai đoạn 2011-2013.
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 155.364 172.158 180.281 16.794 10,81 8.123 4,72 Thủy sản 4.842 2.325 1.320 -2.517 -51,98 -1.005 -43,23 Kinh doanh dịch vụ 39.906 36.692 51.253 -3.214 -8,05 14.561 39,68 Ngành khác 7.561 17.030 9.659 9.649 125,23 -7.371 -43,28 Tổng 207.673 228.205 242.513 20.532 9,89 14.308 6,27
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (>50%) trong tổng cơ cấu doanh số cho vay và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng 10,81% so với 2011 và đạt 172.158 triệu đồng. Năm 2013 tiếp tục tăng thêm 8.123 triệu đồng so với 2012 tương ứng với mức tăng 4,72%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì địa phương có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, với khoảng 70% diện tích đất phục vụ cho trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả. Cho nên, việc đầu tư vào lĩnh vực này luôn được Ngân hàng chú trọng, bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một thế mạnh của địa phương nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi cũng tăng lên. Nhiều mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, giúp cho nông dân tiếp cận với quy trình sản xuấttiên tiến, từ đó đã thúc đẩy nông dân đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời chi phí vật tư, phân bón cũng tăng cao vì thếnông dân cần nhiều chi phí hơn trong hoạt động nông nghiệp của mình. Điều đó làm cho nhu cầu vốn tăng dẫn đến doanh số cho vay nông nghiệp tăng cao.
Đối với lĩnh vực kinh doanh- dịch vụ có xu hướng biến động qua các năm giảm ở năm 2012 rồi lại tăng lên ở năm 2013 nhưng tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ giảm vì đây cũng là đối tượng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể năm 2012 giảm 8,05% so với 2011 nhưng sang năm 2013 lại tăng vượt bậc so với 2012 với tốc độ tăng 39,68%. Các loại hình kinh doanh chủ yếu kinh doanh dịch vụ, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, làm đại lý nước giải khát, xăng dầu, vật tư, đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, những hoạt động này chủ yếu hỗ trợ bà con nông dân sản xuất. Do thị trấn Cái Tắc đang trên đà phát triển rất nhanh, điều đó đồng nghĩa với sự ra đời của nhiều loại hình kinh doanh- dịch vụ phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống cho người dân. Trong những năm qua địa phương đã và đang hướng đến phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, du lịch sinh thái, kết hợp với tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng,... Tu bổ, tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, các điểm du lịch hiện có; xây dựng các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp. Thu hút đông đảo người dân đầu tư vào lĩnh vực này vì thế nhu cầu vốn của ngành này là rất lớn nắm bắt được tình hình đó nên Ngân hàng đã chú trọng cho vay vào lĩnh vực này nên làm cho doanh số cho vay của ngành tăng cao trong giai đoạn này.
Bên cạnh nông nghiệp và dịch vụ thì ngành thủy sản và ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay. DSCV thủy sản không ngừng giảm mạnh qua các năm. Thủy sản chủ yếu là nuôi cá, các hoạt động chỉ nhỏ lẻ và chạy theo phong trào dẫn đến chi phí cho nguồn thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, giá cá thương phẩm lại giảm làm cho nhiều người dân thua lỗ và không có khả năng tái sản xuất. Còn đối với DSCV ngành khác chủ yếu là loại hình cho vay theo hình thức cầm cố của người dân, giáo dục và đào tạo, hoạt động văn hóa thể thao, vay tiêu dùng… ngành này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đạt 7.561 triệu đồng, năm 2012 tăng 125,23% so với năm 2011 đạt 17.030 triệu đồng. Sang năm 2013 doanh số cho vay giảm còn 7.371 triệu đồng, tương ứng mức giảm 43,28% so với 2012. Doanh số cho vay năm 2012 tăng cao so với năm 2011 là do trong năm nhu cầu vay vốn xuất khẩu lao động của địa phương nhiều cùng với đó là nhu cầu vay tiêu dùng của đa số khách hàng là giáo