4.4.1 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của Ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng dư nợ. Tỷ lệ này cao và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trướccho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Do đó Ngân hàng cần hạn chế chỉ số này ở mức thấp nhất. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có sự biến động qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,96%, năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,35%, sang năm 2013 thì chỉ số này tiếp tục giảm mạnh còn 0,57%.
Bảng 4.19: Nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo đối tượng
khách hàng của Ngân hàng năm 2011 đến 2013.
ĐVT: %
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
4.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn
Bảng số liệu 4.19 cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn trung và dài hạn đều giảm qua các năm. Cụ thể:
Tỷ lệ nợ xấu ngắnhạn năm 2011 chiếm 1,78% trên dư nợ, con số này ở năm 2012 giảm còn 1,14%, sang năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 0,39%. Đó là do nợ xấu ngắn hạn trong năm 2012, 2013 tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ vì thế làm cho tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm. Điều này cho thấy các khoản nợ của Ngân hàng tăng và chất lượng các khoản nợ này tốt đảm bảo khả năng chi trả chứng tỏ hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngày càng hiệu quả. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung và dài hạn luôn cao hơn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn trong từng năm và đều giảm qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ này là 2,56% nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 1,31%. Điều này nói lên rằng Ngân hàng luôn tăng cường công tácthẩm định khách hàng vay vốn trung và dài hạn tốt. Bên
Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Theo thời hạn 1,96 1,35 0,57 Ngắn hạn 1,78 1,14 0,39 Trung và dài hạn 2,56 2,22 1,31 Theo ngành kinh tế 1,96 1,35 0,57 Nông nghiệp 1,31 0,80 0,48 Thủy sản 17,93 15,58 3,72 Kinh doanh dịch vụ 1,47 1,61 0,54 Ngành khác 6,5 0,71 0,48
Theo đối tượng khách hàng 1,96 1,35 0,57
Hộ kinh doanh & cá nhân 1,36 1,17 0,51
4.4.1.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời ngành kinh tế
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của các ngành nghề đều giảm qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của các ngành nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, ngành khác tương đối thấp có được điều này là do trong những năm vừa qua, ngoài tiến hành thẩm định và yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng, Ngân hàng cònluôn tăng cường công tác kiểm soát trong qúa trình sử dụng vốn, quản lý chặt chẽ công tác thu nợ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, việc xác minh đảm bảo tín dụng chặt chẽ đối với các khoản vay đã giúp Ngân hàng xử lý được nợ xấu thông qua phát mãi tài sản, gán nợ hay trích từ các quỹ trích lập dự phòng.
Đặc biệttrong các ngành nghề, tuy ngành thủy sản có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm dần qua các năm, nhưng tỷ lệ này rất cao so với các ngành còn lại. Năm 2011 tỷ lệ này lên tới 17,93%, sang năm 2012 giảm còn 15,58% và đến năm 2013 tỷ lệ này còn 3,72%. Nợ xấu của ngành cao là do hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân chưa được hỗ trợ đúng hướng từ các cấp chính quyền địa phương, từ khâu đầu vào đến đầu ra. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay ngành thủy sản là một trong những ngành chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nhưng một điểm sáng trong năm 2013 là tỷ lệ nợ xấu của ngành giảm rất nhanh, đó là do trong năm NH đã thực hiện công tác rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ780/2012 của NHNN hướng dẫn cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễngiảm lãi quá hạn cho khách hàng, bán tài sản bảo đảm..., tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản liên kết chính quyền địa phương tạo điều kiện sản xuất bền vững cho người dân giúp họ tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho Ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho NH. Trong thời gian tới NH cần quản lý chặt chẽ trong cho vay ngành này.
4.4.1.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo đối tượng khách hàng.
Qua bảng số liệu 4.19 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của cả hai đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân với Doanh nghiệp đều giảm qua các năm. Bên cạnh đó tỷ lệ này đối với khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn. Nguyên nhân là do Ngân hàng kiểm soát tốt tình hình nợ xấu nên đã không ngừng làm giảm nợ xấu trong giai đoạn này, cùng với đó là sự tăng trưởng tốt của dư nợ từ đó đã làm cho tỷ lệ này không ngừng giảm mạnh. Mục tiêu của Ngân hàng sẽ giữ vững mức tăng của dư nợ, ưu tiên đối với các khu vựcsản xuất
đầu, bám sát chắc món vay, phân loại nợ định kỳ hàng tháng để có hướng xử lý kịp thời. Tận thu các món nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng , quí phải có báo cáo cụ thể.
4.4.2 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Chỉ số này thể hiện quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn.
Bảng 4.20: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng giai đoạn 2011- 2013. Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2011 2012 2013
Dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 1.030 980 650 Nợ xấu Triệu đồng 3.345 2.829 1226
DPRRTD /Nợ xấu Lần 0,30 0,35 0,53
( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )
Qua bảng số liệu ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của NH liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, từ trung bình 1 đồng nợ xấu được bù đắp bằng 0,3 đồng dự phòng RRTD được trích lập năm 2011, tăng lên 0,35 đồng năm 2012, và đến năm 2012 trung bình 1 đồng nợ xấu được bù đắp bằng 0,53 đồng dự phòng. Việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro giúp Ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản lý rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên Ngân hàng phải cân nhắc hơn trong việc trích lập sao cho phù hợp với các khoản nợ xấu.
4.4.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của
Ngân hàng.
Bảng 4.21: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tíndụng giai đoạn 2011- 2013. Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2011 2012 2013
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng tương đối thấp và không ngừng giảm mạnh qua các năm.Tỷ lệ này nói lên có bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Cụ thể trong năm 2011 cứ 100 đồng dư nợ thì được trích lập 0,6 đồng, sang năm 2012 con số này giảm còn 0,47 đồng và nó tiếp tục giảm chỉ còn 0,3 đồng vào năm 2013. Đối với các khoản trích lập dự phòng NH điều làm đúng theo quy định, từ đó cho ta thấy chất lượng các khoản nợ đã được cải thiện tốt.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH CÁI TẮC
5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ MẶT HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.
5.1.1 Những thành tựu đạt được
- Vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế nhiều biến động, hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Tắc tiếp tục phát triển ổn định. Các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soátgiảm dần.
- Agribank Cái Tắc luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn bó mật thiết với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
- Hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó tình hình thu nợ cũng đạt được những kết khả quan, doanh số thu nợ đạt thành tích tốt.
- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc tạo mọi điều kiện phục vụ tốt khách hàng.
- Cơ chế vay vốn NH ngày càng thông thoáng, thuận lợi giúp người sản xuất có đủ nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
5.1.2 Những mặt tồn tại
-Dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chỉ tập trung tăng trưởng vào dư nợ ngắn hạn, chưa có quan tâm đúng mức đối với tín dụng trung và dài hạn.
- Tỷ lệ nợ xấu tuy giảm nhưng vẫn còn cao, nhất là đối với ngành thủy sản do tính nhỏ lẻ và đầu ra gặp khó khăn.
- Sử dụng nguồn vốn điều chuyển tương đối cao làm tăng chi phí sử dụng vốn.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.
Do dư nợ của Ngân hàng lớn hơn nguồn vốn huy động nên cần vốn điều chuyển với chi phí cao, Các hoạt động cho vay của NH chủ yếu tập chung cho vay ngắn hạn vì cần có những giải pháp huy động và cho vay như sau:
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn
Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân…và sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao lợi nhuận thì Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn cụ thể như :
Phát triển các sản phẩm huy động vốn, tổ chức chương trình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm… tổ chức thường xuyên nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn và phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng đến làm thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ.
Đối với huy động vốn, lãi suất huy động là yếu tố quan trọng. Do đó, ngân hàng cần tính toán, so sánh các mức lãi suất giữa ngân hàng mình với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
Tăng cường tiếp cận các dự án giải tỏa, đền bù để huy động nguồn vốn này trong dân cư. Trong thời gian qua công tác này thực hiện tương đối tốt và cần phát huy nhiều hơn nữa.
Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ thân thiết, thường xuyên với khách hàng trong cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn để khách hàng sẽ gửi tiền vào khi công việc sản xuất kinh doanh của họ thuận lợi.
Tăng cường quảng bá và tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Agribank Cái Tắc như cho vay giải ngân qua thẻ, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union,…Đặc biệt, chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu của ngân hàng qua các kênh báo, đài, tờ rơi… để từng bước đưa ngân hàng Agribank Cái Tắc là lựa chọn số 1 của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay
Tăng cường công tác cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh, cho vay ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, có thể tái đầu tư tiếp. Còn cho vay trung và dài hạn rủi ro cao nên bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu tăng cường cho vay ngắn hạn sẽ làm tăng chi phí ký kết hợp đồng, tìm kiếm khách hàng. Nếu biết phát triển cho vay trung và dài hạn đúng mức và không vượt quá giới hạn cho phép thì đây là nguồn thu lợi nhuận cho Ngân hàng.
Ngân hàng áp dụng các phương thức cho vay thuận tiện cho người vay như hạn mức tín dụng (trong mức vay quy định mỗi lần vay không phải làm thủ tục đơn từ); lưu vụ (sản xuất lúa 2 vụ liền kề được duy trì nợ vay, không phải trả gốc từng lần)…Hiện tại, khách hàng sau khi hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng điều phải làm thủ tục mới để vay vốn như vậy sẽ tốn kém chi phí, thời gian giải ngân chậm…Vì vậy, đa dạng hóa phương thức cho vay giúp khách hàng thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn.
Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh vì đây là vấn cốt lõi trong quá trình cấp tín dụng nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như thẩm ; đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng. Đồng thời, phải có tài sản đảm bảo theo quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại chi nhánh Agribank Cái Tắc.
5.2.3Đối với côngtác thu nợ
Ngân hàng cần nêu cao tinh thần tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ. Hạn chế tối đa nợ nhóm 2 sang nhóm 3 bằng biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay.
Cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra thời hạn trả nợ phù hợp, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích để nhanh chóng thu hồi vốn ngay
vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông, thủy sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ:
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thu hồi nợ còn đọng kể cả các khoản nợ đã xử lý. Cụ thể: đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tuỳ tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
Mua bảo hiểm tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác hại của rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được do sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên, tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp như thiên tai, mất mùa, hỏa hoạn, hư hỏng công trình,…Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Kết quả hoạt động tín dụng: Có sự tăng trưởng đáng kể. Trong những năm qua Ngân hàng luôn mở rộng và cấp tín dụng cho các ngành, thành phần kinh tế,