Theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 36 - 38)

Mục đích kinh doanh của Ngân hànglà đi vay để cho vay lại với lãi suất cao hơn nhằm tìm ra nguồn lợi nhuận. Do đó, công tác cho vay là hoạt động chủ chốt của tất cả các Ngân hàng. Trong những năm qua Agribank Cái Tắc không ngừng mở rộng thị phần, tìm nguồn khách hàng mới được thể hiện rõ nét qua doanh số cho vay của Ngân hàng.

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2011-2013.

ĐVT:Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 181.675 204.403 223.152 22.728 12,51 18.749 9,17 Trung-DH 25.998 23.802 19.361 -2.196 -8,45 -4.441 -18,66 Tổng 207.673 228.205 242.513 20.532 9,89 14.308 6,27

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Qua bảng số liệu ta thấy Ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn hơn là trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng ổn định từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 204.403 triệu đồng tăng 22.728 triệu đồng tương đương mức tăng 12,51% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn là 223.152 triệu đồng tăng 18.749 triệu đồng tương đương mức tăng 9,17% so với năm 2012. Sở dĩ có sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn là do sự thay đổi của chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Năm 2011 theo nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ về việc ưu tiên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ và cho vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách tín dụng ngắn hạn đã được mở rộng và

lượng khách hàng đông đảo là các hộ nông dân, thường xuyên sử dụng vốn vay ngắn hạn để trồng lúa phổ biến là 3 vụtrên năm và để phát triển chăn nuôi hoặc trồng những cây ngắn ngày khác. Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay ngắn hạn phổ biến các ngành kinh dịch vụvà thủy sản.

Ngược với cho vay ngắn hạn mục đích cho vay trung và dài hạn là cung cấp một lượng vốn lớn để khách hàng phát triển qui mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới. Các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (15%) nhưng cũng không kém phần quan trọng trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thì tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu cho vay trong thời gian dài thì rủi ro của Ngân hàngcàng tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó thì Ngân hàng rất thận trọng trong việc cập tín dụng trung và dài hạn.

Năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn là 23.802 triệu đồng giảm 2.186 triệu đồng tương đương mức giảm 8,41% so với năm 2011. Ngày 16/5/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2011/TT-BTC hướng dẫn về hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản theo đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và từ năm thứ 3 trở đi, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất. Điều này giúp cho các nông dân ở địa bàn dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay để cải thiện đất trồng, ao vuông, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản dẫn đến doanh số cho vay 2011 tương đối cao và do đó đến năm 2012 do đa số người dân đã đầu tư mua sắm thiết bị từ năm trước nên nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn giảm xuống, nhu cầu vay ngắn hạn vẫn là nhu cầu vốn chính của người dân trên địa bàn.

Sang năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn tiếp tụcgiảm4.441 triệu tương đương mức giảm 18,66% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2013là do trong năm này tình hình huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên việc cho vay trung và dài hạn giảm là điều tất yếu ngoài ra để hạn chế rủi ro tín dụng và quay vòng vốn nhanh nên NH chỉ tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)