Đối với công tác thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 69)

Ngân hàng cần nêu cao tinh thần tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ. Hạn chế tối đa nợ nhóm 2 sang nhóm 3 bằng biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay.

Cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra thời hạn trả nợ phù hợp, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích để nhanh chóng thu hồi vốn ngay

vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông, thủy sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ:

Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thu hồi nợ còn đọng kể cả các khoản nợ đã xử lý. Cụ thể: đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tuỳ tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

Mua bảo hiểm tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác hại của rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được do sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên, tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp như thiên tai, mất mùa, hỏa hoạn, hư hỏng công trình,…Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Kết quả hoạt động tín dụng: Có sự tăng trưởng đáng kể. Trong những năm qua Ngân hàng luôn mở rộng và cấp tín dụng cho các ngành, thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa đồng thời hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển kinh tế của địa phương.

Trong ba năm qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Cái Tắc đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nguồn vốn huy động tăng đều và mạnh, doanh số cho vay doanh số thu nợ có sự tăng trưởng ổn định, nợ xấu được kiểm soát tốt.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn địa phương, Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển làm tăng chi phí sử dụng vốn của Ngân hàng.

Hoạt động Ngân hàng ngày càng hiệu quả, lợi nhuận đạt được đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên chức theo chế độ lương mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng phải đối diện với không ít những khó khăn. Những năm qua sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như: thiên tai, sâu bệnh hại nên một số hộ nông dân trả nợ không đúng hạn, giá cả nông sản thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng đã cố gắng phát huy hết khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng hoạt động trong ngành nghề nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn phồn thịnh. Thời gian tới Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa khắc phục những khó khăn để đạt kết quả cao hơn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Hội sở chính

Nên tiếp tục hỗ trợ hơn nữa cho chi nhánh trong việc phát triển hoạt động Marketing để tìm hiểu thị trường cũng như tâm lý khách hàng để Ngân hàng có thể đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Phát triển các dịch vụ tiền gửi mới như: áp dụng lãi suất tiết kiệm theo thị

Phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ xấu chiếm tỷ lệ cao.

Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất. Kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có văn bản mới của NHNN, của Chính Phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của Ngân hàng.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàngđược thuận lợi hơn.

Sớm quy hoạch khu dân cư, tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong việc cho vay của Ngân hàng.

Cần có những định hướng cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chất lượng cao. Hỗ trợ kỹ thuật giúp người dân sản xuất có hiệu quả giúp nâng cao khả nâng trả nợ.

Tích cực tuyên truyền, vận động và giải thích để người dân có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng, sử dụng các hoạt động thanh toán qua thẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ

3. Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ban hành ngày 16/06/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

5. Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ.< http://www.bfinance.vn/tu- dien-thuat-ngu-vn/chi-so-tai-chinh/ty-le-du-phong-rui-ro-tin-dungtong-du- no.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng 4 năm 2014].

6. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.<

http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?pageid=1306&I temID=2503&mid=2207&pageindex=7&siteid=35>. [Ngày truy cập: 15 tháng 4 năm 2014].

7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến,2013. Vòng quay vốn tín dụng nói gì về hiệu quả

tín dụng. < http://www bank.hvnh.edu.vn >. [Ngày truy cập: 10 tháng 4 năm 2014].

8. Thông tư 65/2011/TT-BTC. Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.<

http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 69)