Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 40 - 45)

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng thuộc mọi thành phần khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho Ngân hàng hiểu được đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như giúp cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn. Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Ngân hànggiai đoạn 2011- 2013. ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ kinh doanh & cá nhân 161.438 198.836 199.815 37.398 23,17 979 0,49 Doanh nghiệp 46.235 29.369 42.698 -16.866 -36,48 13.329 45,38 Tổng 207.673 228.205 242.513 20.532 9,89 14.308 6,27

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Qua bảng 4.4 ta thấy đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là Hộ kinh doanhvà cá nhân, các đối tượng này chủ yếu là là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nhìn chung trong giai đoạn này doanh số cho vay của hộ gia đình và cá nhân tăng cao, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đối tượng này đạt 161.438 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 198.836 triệu đồng tương ứng mức tăng 23,17% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng nhẹ 0,49% so với 2012. Nguyên nhân là do nhiều chính sách phát triển kinh tế của chính quyền địa phương cụ thể ngày 20/5/2011, UBND tỉnhban hành “Chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015”. Đây là một trong bốn chương trình hành động giai đoạn 2010-2015 để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XII. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế nông thôn; xây dựng nông thôn mới.Đã tạo điều kiện cho người dân Cái Tắc không ngừng phát triển và nâng cao đời sống của mình, nhu cầu vay vốn để tiêu dùng và mở rộng sản xuất không ngừng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu vốn của đối tượng khách hàng này là rất

vay lao động đi làm ở nước ngoài,…Vì thế thu hút đông đảo đối tượng khách hàng đến vay vốn. Chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Doanh số cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ,chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh số cho vay, và có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2011 doanh số cho vay là 46.235 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 29.369 triệu đồng, tương ứng mức giảm 36,48% so với 2011. Trong năm 2012 môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, những ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung của toàn cầu tác động đến tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp phá sản và giải thể, tình trạng doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn do nợ nần, thua lỗ, mất thanh khoản. Cùng với đó việc thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp là hết sức cẩn trọng. Những điều đó đã làm giảm doanh số cho vay của đối tượng khách hàng này. Sang năm 2013 doanh số cho vay tăng 45,38% so với 2012, với số tiền tăng 13.329 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2013 Chính phủ đã kiểm soát thành công lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Dẫn đến nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng tăng lên.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo duy trì và mở rộng nguồn vốn vay của NH. Việc thu hồi nợ đúng thời hạn là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của NHvì đã cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích đạt hiệu quả cao.Bảng số liệu 4.5 cho thấy tình hình thu nợ cũng có nhiều chuyển biến đó là hiện tượng doanh số thu nợ giảm vào năm 2012 và lại tăng năm 2013. Cụ thể là doanh số thu nợ 2012 giảm 31.902 triệu đồng tương ứng với giảm 14,43% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ tăng 48.982 triệu đồng tương ứng tăng 25,86% so với năm 2012 là do tình hình lạm phát cao, giá cả thay đổi thất thường nhưng giá cả các loại nguyên liệu đầu vào phục vụ sản, xuất kinh doanh lại có xu hướng tăng liên tục làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Nhìn chung thì công tác thu hồi nợ của các năm tương đối tốt, cán bộ tín dụng NH thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay để lựa chọn khách hàng có khả

Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn rất quan trọng để đánh giá xem khách hàng có trả nợ đúng hạn hay không, thông qua đó giúp Ngân hàng có những điều chỉnh thích hợp trong việc thu nợ góp phần giảm được nợ quá hạn, nhằm đảm bảo nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn trong lưu thông và làm cho chất lượng tín dụng ngày càng cao hơn.

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn 2011-2013.

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 195.842 166.642 219.857 -29.200 -14,91 53.215 31,93 Trung- DH 25.289 22.587 18.354 -2.702 -10,68 -4.233 -18,74 Tổng 221.131 189.229 238.211 -31.902 -14,43 48.982 25,86

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Doanh số thu nợ cũng phụ thuộc rất nhiều vào doanh số thu nợ ngắn hạn, hình thức chủ yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn: dựa vào số liệu bảng 4.5 ta thấy được tình hình thu nợ ngắn hạn đạt kết quả khá khả quan dù có giảm nhẹ vào năm 2012. Năm 2011, doanh số thu nợ đạt195.842 triệu đồng, sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm đi 14,91% tức giảm 29.200 triệu đồng so với 2011, nhưng đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 31,93% so với 2012 và đạt 219.857 triệu đồng. Việc biến động này thể hiện ở cả hai đối tượng:

Về phía Ngân hàng: Tín dụng ngắn hạn là hoạt động tài trợ chính trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn của Ngân hàng nên Ngân hàng rất có kinh nghiệm đối với hình thức này. Khách hàng phần lớn là hộ sản xuất và hộ gia đình đây là nhóm khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài với Ngân hàng nên công tác thu hồi nợ diễn ra thuận lợi. Với nhu cầu vốn của khách hàng không ngừng gia tăng, Ngân hàng đã chuẩn bị không những về vốn mà còn đánh giá, phân loại đối tượng khách hàng kỹ càng hơn để công việc thu hồi nợ hiệu quả nhất. Ngân hàng không ngừng theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hợp lý không; nhắc nhở khách hàng các khoản nợ đến hạn.

Về phía khách hàng: Khách hàng vay vốn ngắn hạn chủ yếu để phục vụ cho

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và sau một thời vụ sản xuất thì khách hàng đã có thể trả tiền vay cho Ngân hàngđể làm thủ tục xin vay lại.Khách hàng đã nhận thức được nguồn vốn vay của mình, tác hại của nợ quá hạn nên phần lớn khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả hơn và tạo uy tín đối với Ngân hàng.

Doanh số thu nợtrung và dài hạn: doanh số thu nợ trung và dài hạn liên tục giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm 10,68% so với 2011 với số tiền giảm 2.702 triệu đồng, năm 2013 tiếp tục giảm 18,74% so với 2012. Điều này cũng dễ nhận ra vì đối với hình thức tín dụng trung hạn thì thời gian thu hồi nợ sẽ dài hơn, việc thu hồi phải trải qua nhiều năm tiếp theo. Tuy nhiên đây là tỷ lệ tương đối thấp nên NH cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, có giải pháp thích hợp đối với các khoản tín dụng này. Cụ thể đối với những hộ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì NH có những biện pháp kiểm tra đối chiếu từng hộ về nợ vay, nợ trả, phân tích những nguyên nhân khách hàng vì sao không trả được nợ từ đó kết hợp với chính quyền địa phương đề ra những biện pháp xử lý tích cực đôn đốc người vay và gia đình hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đối với các tổ chức kinh tế thì Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, để kiểm tra đôn đốc thu nợ.

4.2.2.2 Theo ngành ngh

Doanh số thu nợ theo ngành nghề phản ánh hiệu quả việc cấp tín dụng cho từng ngành nghề, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của nó như thế nào đến công tác thu nợ của Ngân hàng, ta sẽ tiếp tục phân tích doanh số thu nợ theo các ngành kinh tế giúp để thấy rõ việc thu hồi nợ có những thuận lợi và khó khăn nào. Cụ thể được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo ngành nghề giai đoạn 2011-2013. ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 169.125 144.695 177.369 -24.430 -14,44 32.674 22,58 Thủy sản 1.480 920 1.528 -560 -37,84 608 66,09 Kinh doanh dịch vụ 46.203 34.236 48.365 -11.967 -25,90 14.129 41,27 Ngành khác 4.323 9.378 10.949 5.055 116,93 1.571 16,75 Tổng 221.131 189.229 238.211 -31.902 -14,43 48.982 25,89

( Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Tắc, 2011-2013 )

Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp có xu hướng biến động qua các năm, giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013. Cụ thể năm 2011 đạt 169.125 triệu đồng, năm 2012 con số này chỉ còn 144.695 triệu đồng giảm 24.430 triệu đồng so với 2011. Tình hình thu nợ năm 2012 giảmlà do giá cả nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu,…tăng cao. Bên cạnh đó, tình trạng mất mùa dẫn đến khả năng trả nợ của hộ nông dân bị suy giảm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng. Nhưng sang năm 2013 doanh số thu nợ tăng 22,58% so với 2012 và đạt 177.369 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình thời tiết trong năm này thuận lợi và ổn định, giá cả vật tư nông nghiệp, đầu ra sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi nên người dân sản xuất đạt hiệu quả làm cho thu nhập người dân dần tăng lên đáng kể dẫn đến công tác thu hồi nợ của NH khả quan hơn.

Doanh số thu nợ của ngành kinh doanh- dịch vụ cũng có sự biến động qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2012 giảm 25,9% so với 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao làm cho sức mua giảm nhu cầu đối với các hoạt động dịch vụ giảm, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Nhưng qua năm 2013 chỉ tiêungành này tăng cao đạt 48.365 triệu đồng tương ứng mức tăng 41,27% so với 2012. Sự tăng nhanh này là do, trong năm nay lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tăng thấp; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường trong nước. Bên cạnh đó có nhiều loại hình dịch vụ mớiphát triển như

vụ khá tốt đáp ứng nhu cầu và thu hút được nhiều khách hàng làm tăng lợi nhuận giúp trả nợ vay đúng hạn.

Doanh số thu nợ của ngành thủy sản và ngành khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu cho vay cũng như thu nợ của Ngân hàng. Ngành thủy sản cũng có những biến động qua các năm, năm 2011 đạt 1.480 triệu đồng, năm 2012 giảm 920 triệu đồng so với 2011. Sự giảm sút liên tục này do người dân chạy theo lợi nhuận trước mắt, khi giá cá thương phẩm tăng, người dân ồ ạt vay vốn để đầu tư khi có nhiều người người nuôi đã làm chi phí nguyên liệu đầu vào tăng còn đầu ra gặp khó khăn. Sang 2013 doanh số thu nợ đạt 1.528 triệu đồng tăng 66,09% so với năm 2012. Trong thời gian qua các ngành chuyên môn không ngừng mở lớp tập huấn vận động người dân nuôi cá với nhiều mô hình thử nghiệm và đa dạng đối tượng nuôi giúp người dân biết tận dụng khai thác tối đa nguồn lực sẵn có, mạnh dạn đầutư chi phí xây dựng, cải tạo ao. Từ đó đã góp phần giúp hộnuôi cá trong khu vực kiếm được lợi nhuận khá cao, dẫn đến công tác thu nợ ngân luôn đạt được những kết quảtốt. Doanh số thu nợ của ngành khác liên tục tăng qua các năm. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2012 tăng 116,93% so với 2011, và tiếp tục tăng 16,75% vào năm 2013. Đạt được kết quả này là nhờ NH có những chính sách thu nợ cũng như quản lý nợ vay thích hợp, cán bộ tín dụng của NH tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trảnợ đúng hạn, thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản vay nhằm đảm bảo mục tiêu sửdụng của khoản vay là đúng mục đích. Mặt khác, ta thấy năng lực sản xuất của người dân ngày càng tiến bộ, người dân đã phần nào thích ứng được với sự đổi mới của nền kinh tếhiện nay.

Tuy nhiên dù việc thu nợ đạt kết quả cao nhưng cũng không thểnào thu hết sốnợ. Do đó, Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ và xem đây là mục tiêu phấn đấu trong tương lai của mình.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái tắc, hậu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)