Thuật ngữ với danh pháp và từ ngữ thông thường

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 27 - 44)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Thuật ngữ với danh pháp và từ ngữ thông thường

1.1.5.1. Thuật ngữ và danh pháp

Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người. Ví dụ: đạo hàm, tích phân, vi phân, v.v... trong toán học; tư bản, giá trị thặng dư, tích lũy, v.v... trong kinh tế học; âm vị, âm tiết, hình vị, v.v... trong ngôn ngữ học, v.v... Cần phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học. Theo Nguyễn Thiện Giáp [36, tr270], hệ thuật ngữ trước hết gắn liền với hệ thống các khái niệm của một khoa học nhất định. Còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi. Ví dụ, trong địa lí học, các từ: biển, sông, núi, sa mạc v.v... là các thuật ngữ, còn các tên biển, tên sông, tên hồ, tên núi, v.v... cụ thể như: sông Hồng, sông Đà, vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, núi Trường Sơn, v.v... là danh pháp. Trong kinh tế thương mại, các từ ngân hàng, tiền, v.v... là thuật ngữ, còn Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Đô la Mỹ, v.v... là những danh pháp. Như vậy, về mặt chức năng, danh pháp giống với các tên riêng. Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng. Thuật ngữ nhấn mạnh chức năng định nghĩa, còn đối với danh pháp chức năng gọi tên mới là quan trọng.

Cũng theo Nguyễn Thiện Giáp [20, tr270], thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Còn danh

pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái (Vitamin A, Vitamin B, v.v...), là một chuỗi các con số (MA 65, TU 104, MA 68) hay bất kì cách gọi tên võ đoán nào.

1.1.5.2. Thuật ngữ và từ ngữ thông thường

Thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn với từ toàn dân và các lớp từ vựng khác không phải thuật ngữ. Thuật ngữ là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan hệ với từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Các từ thông thường và thuật ngữ đều chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung.

Giữa từ toàn dân và thuật ngữ có quan hệ xâm nhập lẫn nhau. Từ toàn dân có thể trở thành thuật ngữ và ngược lại. Khi từ toàn dân trở thanh thuật ngữ, ý nghĩa của nó được hạn chế lại, có tính chất chuyên môn hóa: tính chất hình tượng và giá trị gợi cảm mất đi, những mỗi liên hệ mới xuất hiện. Ví dụ: với tư cách là từ toàn dân, nước có nghĩa là "chất lỏng nói chung"; nó có thể nằm trong các kết hợp nước sông, nước cống, nước hồ, nước đổ lá khoai, v.v... Khi chuyển thành thuật ngữ hóa học, nước chỉ còn biểu thị chất lỏng do sự kết hợp của ôxy và hyđrô mà thành. Với ý nghĩa này, nước không thể kết hợp với sông, với cống, với hồ, v.v...

Không phải toàn bộ thuật ngữ với cả khái niệm mà nó diễn đạt đều chuyển vào ngôn ngữ toàn dân mà chỉ là cái vỏ ngữ âm của nó mà thôi. Các thuật ngữ mở rộng phạm vi hoạt động của mình, nó được dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi hệ thống thuật ngữ nào đó mà được lôi cuốn vào phạm vi của ngôn ngữ văn học. Trong quá trình sử dụng như vậy, có thể xảy ra quá trình chuyển nghĩa. Thuật ngữ lúc đó được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa hình ảnh của nó. Chính do sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thuật ngữ và từ toàn dân mà chúng ta thấy ngoài những thuật ngữ chỉ nằm trong hệ thuật ngữ nào đó (âm vị, hình vị, cú đoạn, v.v...) còn có những thuật ngữ đồng thời là những từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân (âm, tiếng, nước, v.v...). Mặt khác, hiện

tượng các từ thông thường có thể trở thành thuật ngữ mở cho chúng ta khả năng cấu tạo hàng loạt thuật ngữ trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân.

1.2. Thuật ngữ kinh tế thƣơng mại

Tình hình nghiên cứu thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt chưa thực sự được quan tâm. Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung được biết đến qua cuốn từ điển "Từ điển kinh tế và thương mại Trung - Việt - Anh" do nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001; “Từ điển kinh tế thương mại Việt Hán – Hán - Việt” […], là một trong bảy tập thuộc “Tùng thư từ điển song ngữ kinh tế thương mại Trung Quốc – ASEAN”, “do Tổng đội biên phòng công an Quảng Tây khởi xướng, do Ban bí thư hôi chợ Trung Quốc - ASEAN chỉ đạo cụ thể, đã thành lập ban biên soạn và tổ chức hơn một trăm các giáo sư, tiến sĩ, giáo viên, các chuyên gia học giả trong và ngoài Trung Quốc biên soạn”. Trong khi đó, các thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Việt chủ yếu xuất hiện chung với các thuật ngữ của một số lĩnh vực lân cận như: kinh tế, tài chính, ngân hàng v.v... dưới dạng đối chiếu giữa tiếng Việt với các thứ tiếng nước ngoài: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga, v.v... Có thể kể đến một số cuốn từ điển như: "Từ điển Kinh tế - Thương mại Anh - Việt" do Trần Văn Chánh biên soạn; "Từ điển ngoại thương Anh - Việt - Nga - Pháp" của nhóm tác giả Nguyễn Đức Dỵ, Đỗ Mộng Hùng, Vũ Hữu Tửu, Vũ Hoài Thủy; v.v...

Các từ điển này rất hữu ích cho những người hoạt động doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên thuộc các khoa kinh tế, thương mại và những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu, dịch thuật.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về "thương mại". Dưới đây chúng tôi xin nêu ra một số định nghĩa về thương mại như sau:

Lúc đầu khái niệm "thương mại" được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời, về sau cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội khái niệm thương mại đã được mở rộng hơn. Theo Luật thương

mại 2005, “ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác ” (điều 3-LTM 2005)

Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000), "thương mại" được giải thích cùng nghĩa với "thương nghiệp" là "ngành kinh tế quốc dân thực hiện lưu thông hàng hóa bằng mua bán".

Trong cuốn Từ điển tiếng Hán hiện đại, thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh (1996) có nêu: "thương mại" là tiến hành hoạt động thương nghiệp.

Luật thương mại của Việt Nam bao gồm 6 chương và 264 điều khoản: những quy định chung; hoạt động thương mại; thương phiếu; chế tài trong thương mại; điều khoản thi hành [28, tr39].

Như vậy, thương mại có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động mua bán hàng hóa, hay rộng hơn, nó còn bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa đó.

Trong cuốn “ Giải tích thuật ngữ kinh tế thương mại” của nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa xuất bản năm 2005 đưa ra định nghĩa : thuật ngữ kinh tế thương mại là thao tác và quản lý quy phạm cơ bản trong thương mại quốc tế, cũng được gọi là thông lệ mậu dịch quốc tế. Tòa án và cơ quản trọng tài của các nước trên thế giới thường áp dùng những thông lệ này để giải quyết tranh chấp thương mại. [4].

Thuật ngữ kinh tế thương mại không chỉ được biểu hiện cơ cấu giá cả của hàng hóa, mà còn có điều quan trọng là được quy định nghĩa vụ, chi phí và rủi ro giữa hai bên mua bán. Trong thực tế, trông loại thuật ngữ kinh tế thương mại nhiều , được chia thành 2 loại 1) Thuật ngữ kinh tế thương mại cố định như: hợp động được ký kết với thuật ngữ FOB gọi là hợp động FOB, hợp động được ký kết với thuật ngữ CI F được gọi là hợp động CI F. 2) thuật ngữ kinh tế thương mại phí cố định hoặc thuật ngữ kinh tế thương mại chuyển biến từ thuật ngữ kinh tế thương mại cố định như:FOB airplane, FOB factory, FOBS, C&I, C&FFO,FOB&C, FIS,France, Free warehouse v.v.. [ 69 ]

Trong từ điển Tiếng Hán hiện đại, thuật ngữ kinh tế thương mại được định nghĩa như sau : “ Thuật ngữ kinh tế thương mại quốc tế còn gọi là thuật ngữ giá. Trong giao dịch thương mại quốc tế, nghĩa vụ của hai bên mua bán se ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Qua thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế lâu dài, những yếu tố có quan hệ mật thiết đến giá và giá cả dần dần liên kết thành một khối hình thành nên những mô hình giá. Mỗi mô hình giá đều quy định rõ nghĩa vụ của hai bên tham gia giao dịch trong điều kiện giao dịch nào đó. Thuật ngữ kinh tế thương mại là thuật ngữ dùng để nói về nghĩa vụ đó.

Điều kiện giao dịch mà thuật ngữ kinh tế thương mại nói đến chủ yếu gồm 2 phương diện: một là nói rõ sự cấu thành giá hàng hoá, có bao gồm những chi phí phụ thuộc quan yếu ngoài tiền vốn hay không, như phí vận chuyển và bảo hiểm; hai là xác định điều kiện giao dịch, tức chỉ ra trách nhiệm, chi phí và mức độ mạo hiểm của hai bên khi tham gia vào giao dịch.

Thuật ngữ kinh tế thương mại là nội dung không thể thiếu về giá trong giao dịch mua bán ”. [60]

Vì vậy, trên cơ sở những vấn đề lí luận chung về thuật ngữ, thuật ngữ kinh tế thương mại mà chúng tôi tìm hiểu sẽ là những từ và cụm từ cố định gọi tên các khái niệm, đối tượng được dùng trong lĩnh vực kinh tế thương mại.

Luận văn của chúng tôi nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ Trung - Việt, qua đó chỉ ra con đường và phương thức cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại của hai ngôn ngữ này, để từ đó có thể chỉ ra sự giống và khác biệt giữa phương thức cấu tạo nên thuật ngữ của hai ngôn ngữ.

1.3. Từ gốc Hán

Tất cả các từ Hán - Việt như cách giải thích của Nguyễn Tài Cẩn đều là những từ gốc Hán về mặt ngữ âm được đọc theo cách đọc Hán - Việt. Đây là cách đọc được biến đổi hàng loạt theo một quy luật ngữ âm thống nhất. Quy luật này được thể hiện qua khả năng đọc tất cả các từ mượn Hán bằng cách đọc Hán - Việt, dù cho chúng có nguồn gốc như thế nào.

Theo Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc Hán - Việt “ là một cách đọc bắt nguồn từ tiếng Hán đời Đường và cụ thể là Đường âm dạy học ở Giao Châu vào giai đoạn thế kỉ VIII, IX nhưng … đã bị biến dạng đi dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hóa Việt “ [4, tr19]

Cách đọc Hán - Việt là một sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, là một sáng tạo của người VIệt trong cách thức tác động làm biến đổi hàng loạt các từ mượn Hán về mặt ngữ âm.

Về cơ bản, hệ thống ngữ âm Hán - Việt vẫn mang những nét chung của hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường nhưng những bộ phận không phù hợp với ngữ âm tiếng Việt đã bị biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra ở hệ thống phụ âm, hệ thống vần và thanh điệu Hán.

Đặc điểm nổi bật nhất về ngữ âm của các từ Hán - Việt là chúng biến đổi một cách có hệ thống và nhất quán. Các từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán đọc theo âm Hán - Việt là bộ phận chủ yếu trong các từ ngoại lai của tiếng Việt. Nó được chia ra :

a. Những từ Hán - Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại tiếp theo cho đến ngày nay.

Do có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp một cách lâu dài với tiếng Hán nên tiếng Việt đã tiếp nhận có hệ thống một khối lượng to lớn các từ ngữ của tiếng Hán thuộc đủ mọi lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn như :

- Chính trị : thượng đế(上帝), hoàng thượng(皇上), chế độ(制度), triều đình(朝廷), giám sát(监察), trị vì(持位), truy bức(追逼), áp chế(压制), bá chủ(霸主), bá quyền(霸权), bá tước(霸爵), cách mạng(革命), dân chủ(民主), xã hội chủ nghĩa(社会主义)…

- Kinh tế : công nghiệp(工业), nông nghiệp(农业), thương mại (商卖), nội thương(内商), ngoại thương(外商), xuất khẩu(出口), nhập khẩu(进口), năng xuất(能出), thặng dư(剩余), giá trị(价 值), lợi nhuận(利润)…

- Văn hóa giáo dục : khoa cử(科举), văn chương(文章), âm luật (音律), thất ngôn(七言), bát cú(八句), trạng nguyên(状元), bảng nhãn(榜眼), thủ khoa(首科), cử nhân(举人), tú tài(秀才)…

- Quân sự : chiến trường(战场), anh dũng(英勇), cảnh giới(警 戒), xung phong(冲锋), xung đột(冲突), đô đốc(都督), chỉ huy (指挥), tác chiến(作战), ấn ngữ(印语)…

- Tư pháp : nguyên cáo(原告), bị cáo(被告), cáo trạng(告状), trạng sư(状师), xử tử(处死), án sát(案杀), án tử(案死), thẩm phán(审判), truy tầm(追寻), áp giải(押解), ân xá(恩舍)…

- Y học : viêm nhiệt(炎热), thương hàn(伤寒), thời khí(时气), chướng khí(胀气), thương tích(伤迹), bệnh nhân(病人), bệnh viện (病院)…

Đối với các từ tiếp nhận kiểu này cần phân biệt hai loại nhỏ : a.1. Những từ tiếng Việt trực tiếp nhận của tiếng Hán.

Loại từ này chiếm tuyệt đại đa số các từ Hán - Việt, và nghĩa của những từ Hán - Việt này có quan hệ với nghĩa gốc của các từ Hán tương ứng.

Chẳng hạn như :

+) anh là chúa các loài hoa, hùng là chúa các loài thú => anh hùng

cũng có nghĩa là người hào kiệt xuất chúng.

+) bá là kẻ xưng hùng, quyền là cầm đầu một nước => bá quyền có

nghĩa là quyền lực mà một nước tự cho là mình có thể đi thoogns trị nước khác. a.2. Những từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán.

Một số từ của ngôn ngữ khác khi du nhập vào Việt Nam có sự biến chuyển về âm đọc theo cách đọc của tiếng Hán.

Ví dụ như :

Mátcơva => Mạc Tư Khoa.

Montesquieu => Mạnh Đức Tư Cưu. Italia => Ý Đại Lợi.

Philippin => Phi Luật Tân.

b. Những từ Hán - Việt được cấu tạo ở Việt Nam.

Nhiều từ Hán - Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu nên chúng đã trở thành một phần của từ vựng tiếng Việt. Người Việt đã dùng những từ này làm chất liệu để cấu tạo nên những từ mới theo cách của họ. Do đó sẽ không thể tìm được từ tương ứng với nó trong vốn từ vựng của tiếng Hán hiện nay.

Trong những từ tạo này có thể phân làm 2 loại nhỏ sau : b.1. Những đơn vị đều do các yếu tố gốc Hán tạo thành. Ví dụ :

Tiếng Việt Tiếng Hán

Đại đội 大队 Liên 连

Náo động 闹动 Tao động 骚动

b.2. Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán và các yếu tố thuần Việt tạo thành. Trong những đơn vị này một yếu tố gốc Hán (Hán - Việt), một yếu tố thuần Việt.

Ví dụ : cướp đoạt(夺), đói khổ(苦), kẻ địch(敌), súng trường (长), tàu hỏa(火), tàu thủy(水), binh (兵) lính) ….

1.4. Yếu tố Hán – Việt

Khi nói đến yếu tố Hán - Việt, chúng ta nói đến những yếu tố cấu tạo từ trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán và có âm đọc theo cách đọc Hán - Việt. Chẳng hạn đó là yếu tố văn (文) và chương (章)trong văn chương, là yếu tố âm (音) và luật (律)trong âm luật, là yếu tố thát (七) và ngôn (言) trong thất ngôn v.v. Như vậy, yếu tố Hán - Việt về thực chất là những yếu tố cấu tạo từ có nguồn gốc Hán đọc theo âm đọc Hán - Việt.

Trong những từ ghép Hán - Việt, căn cứ vào yếu tố Hán - Việt cấu tạo từ, người ta có thể phân chúng làm 2 loại nhỏ là:

a. Những đơn vị hoàn toàn do các yếu tố gốc Hán có âm Hán - Việt tạo thành. Những đơn vị này thuần túy là những từ Hán - Việt: Ví dụ :

Tiếng Việt Tiếng Hán

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 27 - 44)