Vay mượn thuật ngữ nước ngoài

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 71 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Vay mượn thuật ngữ nước ngoài

Trong các thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt đều có nhiều thuật ngữ được tạo ra bằng con đường vay mượn thuật ngữ nước ngoài, mà chủ yếu là ngôn ngữ Ấn – Âu, cụ thể là tiếng Anh.

Như chúng ta đã biết, vay mượn là sự thể hiện quá trình tác động qua lại giữa các ngôn ngữ của nhiều dân tộc diễn ra trong những điều kiện phát triển không đều của những ngôn ngữ tiếp xúc. Hiện tượng vay mượn ngôn ngữ phản ánh ảnh hưởng văn hoá của dân tộc này tới dân tộc khác trong những điều kiện phát triển không đều giữa các nước có quan hệ với nhau. Với nghĩa đó, khái niệm vay mượn chỉ là chuyển cứ liệu của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Như vậy, việc vay mượn là con đường không thể tránh khỏi của bất kì ngôn ngữ nào trong quá trình phát triển và làm giàu vốn thuật ngữ của mình, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Việc vay mượn thuật ngữ kinh tế thương mại nước ngoài chiếm ưu thế là điều dễ hiểu vì thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ, nhiều khái niệm và đối tượng trong lĩnh vực này là do ngành thương mại phát triển mà có.

Cùng với sự phát triển của tiếng Việt và sự quốc tế hoá của ngành thương mại, nhiều thuật ngữ nước ngoài đã có mặt trong hệ thống thuật ngữ của ngành thương mại Việt Nam cũng như ngàng thương ma ̣i Trung Quốc . Tuy nhiên các thuật ngữ kinh tế thương mại nước ngoài được tiếp nhận vào hai ngôn ngữ này cũng có nhiều điểm không giống nhau.

Mô ̣t số thuâ ̣t ngữ được tiếp nhâ ̣n bằng cách sao phỏng . Đây chính là cách dùng ngữ liệu vốn có để dịch từng thành tố trong thuật ngữ nước ng oài. Tuy nhiên, viê ̣c sao phỏng này chỉ mượn nô ̣i dung khái niê ̣m và đă ̣c trưng đã được lựa cho ̣n làm hình thái bên trong thuâ ̣t ngữ nước ngoài để làm cơ sở đi ̣nh danh khi xây dựng thuâ ̣t ngữ . Do đó mà viê ̣c mô ̣t số nhà nghiên cứu gô ̣p con đường này vào “vay mượn thuâ ̣t ngữ nước ngoài” cũng rất có lí.

Ngoài ra, có một số thuật ngữ thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt khác thì được phiên âm, hoă ̣c chuyển tự từ thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i tiếng Anh.

3.1.3.1. Sao phỏng

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, sao phỏng là cách cấu tạo một ngữ cú, một từ mới hay một ý nghĩa mới của từ bằng cách chuyển y nguyên một đơn vị ngôn ngữ ngoại tương ứng sang tiếng mẹ đẻ [62, tr210].

Còn theo Hà Quang Năng, có hai phương thức sao phỏng là sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa [44, tr34 - 35]. Trong đó, sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ vựng dựa theo mô hình kết cấu của đơn vị tương ứng trong tiếng Anh.

Thực chất của phương thức này là dịch từng thành tố cấu tạo thuật ngữ thương ma ̣i hoặc từng từ trong thành phần cấu tạo thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i tiếng Anh ra tiếng Việt. Còn sao phỏng ý nghĩa là quá trình dịch khi người dịch không tìm được từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tương đương với từ ngữ nước ngoài cần dịch, do đó, người dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt những ý nghĩa mới mẻ đó.

Như vậy, sao phỏng thuật ngữ có nghĩa là dịch trực tiếp những thành tố cấu tạo thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt bằng cách dùng chất liệu và trật tự cú pháp của tiếng Việt. Sao phỏng ngữ nghĩa được áp dụng khi người dịch không tìm được thuật ngữ trong tiếng mẹ đẻ tương đương với thuật ngữ nước ngoài cần dịch, do đó, họ tạo ra một thuật ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý tưởng chuyên ngành. [29, tr77-78]. Ví dụ :

Tiếng Anh Tiếng Trung Tiếng Việt

terms strike 罢工条款 điều khoản bãi công capital Safety 安全资本 vốn an toàn

tariff barrier 关税壁垒 hàng rào thuế quan

in the period 本期生产成本 giá thành sản xuất trong kì price volatility 变动成本 giá thành biến động

Đây là mô ̣t phương thức thực sự hiê ̣u quả , làm giàu thêm đáng kể vốn thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i cho tiếng Viê ̣t cũng như tiếng Trung . Tuy nhiên, để có được để tạo ra được thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i sao ph ỏng như mong muốn, ít nhất phải thoả mãn hai yếu tố:

- Một là, người đặt thuật ngữ thương ma ̣i phải có kiến thức sâu rộng về chuyên ngành thương ma ̣i , am hiểu tường tận khái niệm thương ma ̣i đ ó của nước ngoài.

- Hai là phải tìm ra được đơn vị ngôn ngữ trong tiếng mẹ đẻ phù hợp với thuật ngữ thương ma ̣i nước ngoài để thể hiện.

3.1.3.2. Phiên chuyển thuật ngữ nước ngoài

Phiên chuyển thuâ ̣t ngữ nước ngoài là hiê ̣n tượng tiếp nhâ ̣n thu ật ngữ nước ngoài về cả nô ̣i dung và hình thức , nhưng có bản ngữ hóa cho phù hợp với ngôn ngữ vay mượn . Phiên chuyển thuâ ̣t ngữ nước ngoài có thể dựa theo âm hoă ̣c theo chữ . Cách phiên chuyển theo âm được gọi là phiên âm . Cách phiên chuyển theo chữ gồm hai loa ̣i l : dựa vào nguyên da ̣ng chữ viết hoă ̣c chuyển tự theo chữ cái Latin. [28, tr172]

* Phiên âm

Theo khảo sát của chúng tôi , số thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i được tiếp nhâ ̣n vào Việt Nam dưới hình thức p hiên âm xuất hiê ̣n với số lượng thấp , có 10 thuật ngữ trong số 14 thuật ngữ vay mượn tiếng Latin.

Vì chưa có những nguyên tắc xử lí chung thống nhất nên một thuật ngữ nước ngoài nói chung , thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i nói riêng , khi vào tiếng Việt đã được thể hiện (đọc và viết) dưới nhiều dạng khác nhau. Đa số thuật ngữ trong các tài liệu mà chúng tôi sử dụng làm ngữ liệu nghiên cứu đều được viết rời từng âm tiết và có gạch nối giữa các âm tiết. Song cũng có nhiều trường hợp lại được viết rời từng âm tiết nhưng không có gạch nối, thí dụ:

Tiếng Anh Tiếng Viê ̣t

Anten Ăng ten

Arbit Ác-bít

Artel Acten (nông nghiệp)

Aspirin a-xpi-rin

Atlas Atlat

Ampli Ampli

Apphe Áp-phe

Bar Bar

Base Base

* Giữ nguyên da ̣ng thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i nước ngoài

Tiếng Viê ̣t dùng hê ̣ thống chữ cái Latin là chữ ghi âm tố tương tự như chữ viết của các ngôn ngữ có các thuâ ̣t ngữ cần tiếp nhâ ̣n . Vì vậy , đối vớ i tiếng Viê ̣t, có thể phiên âm, chuyển tự hoă ̣c giữ nguyên dạng.

Trong khi tiếng Việt chưa có từ vựng hoặc khái niệm tương ứng thì thủ pháp vay mượn nguyên dạng chiếm ưu thế trong việc dịch thuật. Hoặc cũng có thể có thuật ngữ tương ứng, nhưng chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, hoặc mức độ phổ biến của thuật ngữ đó đối với giới khoa học chưa cao, hoặc là thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt chưa phản ánh hoàn toàn chính xác khái niệm của thuật ngữ gốc.

Trong số thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i tiếng Viê ̣t vay mượn thuâ ̣t ngữ nước ngoài được chúng tôi khảo sát thì chỉ có 5 số thuâ ̣t ngữ được phiên chuyển bằng cách giữ nguyên da ̣ng là: A.A.A., afghani, ampli, anten, AR., bar.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng , viê ̣c vay mư ợn thuật ngữ nước ngoài theo cách giữ nguyên dạng có rất nhiều ưu điểm, lại hết sức tiện lợi, đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, khi số lượng thuật ngữ nước ngoài đang vào tiếng Việt ồ ạt ngày càng nhiều, và hoạt động hợp tác, trao đổi chuyên môn trên toàn cầu đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Đặc biệt, con đường vay mượn thuật ngữ nước ngoài bằng cách giữ nguyên dạng còn đảm bảo được tính chính xác, tính quốc tế, tính nhất quán cao nhất so với cách phiên âm.

Còn trong tiếng Trung , viê ̣c phiên chuyển thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i nước ngoài lại chủ yếu bằng phương thức phiên âm vì tiếng Hán sử du ̣ng chữ Hán –

là kí tự ghi âm theo âm tiết . Trong khi đó , những thuâ ̣t ngữ được tiếp nhâ ̣n đều là thuộc hệ chữ viết ghi âm tố, như tiếng Anh, tiếng Pháp… cho nên tất cả những thuâ ̣t ngữ này đều phải phiên âm chứ không thể để nguyên da ̣ng hoă ̣c chuyển tự.

Tiểu kết

Kết quả khảo sát cho thấy , thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i tiếng trung và tiếng Viê ̣t đều được hình thành từ hai con đường:

1) thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường bằng cách hạn chế nghĩa, chuyên môn hóa nghĩa của chúng; hoặc trên cơ sở ngữ liệu vốn có;

2) vay mượn thuâ ̣t ngữ nước ngoài.

Thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường là quá trình biến đổi và phát triển nghĩa của từ thông thường để tạo ra một nghĩa phái sinh. Đó chính là nghĩa thuật ngữ. Có thể nói thuật ngữ được hình thành bằng con đường thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường là những thuật ngữ được hình thành theo phương thức chuyên biệt hoá về nghĩa của từ thông thường. Các thuật ngữ được hình thành từ các từ ngữ đời sống hàng ngày sẽ khiến cho chúng gần gũi và dễ hiểu hơn. Đặc điểm này diễn ra ở cả thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt.

Ưu thế của phương thức này là những thuật ngữ được tạo ra sẽ gần gũi với đời sống hàng ngày vì chúng có chung một hình thức cấu tạo. Song khi từ ngữ thông thường được thuật ngữ hóa thành thuật ngữ kinh tế thương mại thì nội dung khái niệm của từ ngữ thông thường được mở rộng hoặc thu hẹp để phản ánh đúng được bản chất của sự vật, hiện tượng trong ngành thương mại.

Tuy nhiên, chính do sự gần gũi giữa thuật ngữ và từ ngữ thông thương mà chúng dễ dàng bị nhầm lẫn chức năng với nhau. Muốn phân biệt được từ ngữ thông thường và thuật ngữ kinh tế thương mại, chúng ta cần phải căn cứ vào nội dung biểu hiện và những đặc trưng của sự vật, hiện tượng được phản ánh, chứ không chỉ căn cứ vào sự vật, hiện tượng được định danh.

Trong hệ thống thuật ngữ khoa học nói chung và trong các thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt nói riêng đều có nhiều thuật ngữ được tạo ra bằng con đường vay mượn thuật ngữ nước ngoài, mà chủ yếu là ngôn ngữ Ấn – Âu, cụ thể là tiếng Anh.

Sự vay mượn ngôn ngữ phản ánh ảnh hưởng văn hoá của dân tộc này tới dân tộc khác trong những điều kiện phát triển không đều giữa các nước có quan hệ với nhau. Với nghĩa đó, khái niệm vay mượn chỉ là chuyển cứ liệu của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Các con đường hình thành thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i trong tiếng Viê ̣t và tiếng Trung nói trên đã th ể hiện rõ hai nguyên tắc xây dựng thuật ngữ mà tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều sử dụng. Đó là nguyên tắc dựa vào bản ngữ và nguyên tắc dựa vào các ngôn ngữ khác.

Con đường dựa trên chất liê ̣u bản ngữ theo lối sao phỏng đã ta ̣o ra mô ̣t số lượng vô cùng lớn những th uâ ̣t ngữ thương ma ̣i trong cả hai ngôn ngữ này (trong tiếng Việt là 97,2%, trong tiếng Trung là 99,4%). Số thuâ ̣t ngữ thương mại được mượn theo lối phiên âm trong cả hai ngôn ngữ đều ít.

Tuy nhiên, nhìn trên quan điểm định danh , cả hai phương thức này đều có vai trò rất quan trọng trong việc giúp tạo ra một tên mới khi không tìm được thuâ ̣t ngữ tiếng Trung hay tiếng viê ̣t tương ứng với các khái niê ̣m, sự vâ ̣t được vay mượn từ nước ngoài.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 1.630 thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau :

Thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ đều có đặc điểm cấu tạo rất giống nhau. Về mặt cấu tạo xét theo thành tố trực tiếp, cả hai đều có những thuật ngữ được cấu tạo từ các ngữ tố. Trong đó, có thuật ngữ gồm 1 ngữ tố, có thuật ngữ gồm 2 ngữ tố, và dài nhất cũng chỉ là 5-6 ngữ tố.

Về mặt cấu tạo xét theo nguồn gốc: Cả hai hệ thuật ngữ đều có những thuật ngữ được vay mượn từ ngôn ngữ Latin. Tuy nhiên trong cả hai ngôn ngữ, các thuật ngữ này đều rất ít.

Trong phương thức cấu tạo thì hệ thuật ngữ trong cả hai ngôn ngữ đều chủ yếu được tạo nên từ phương thức ghép các thành tố.

Và thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt đều có mặt của những yếu tố ngữ pháp (hư từ), mặc dù số lượng không đáng kể.

Chúng tôi cũng thấy rằng, xét theo phương diện con đường hình thành hai hệ thuật ngữ này, cũng khá giống nhau, đều sử dụng phương pháp thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường.

Các thuật ngữ kinh tế thương mại được vay mượn, đều có giải thích là do chúng chưa có thuật ngữ tương ứng, chính xác trong các ngôn ngữ đi vay mượn.

Tuy nhiên, cùng là vay mượn thuật ngữ Latin, nhưng trong tiếng Việt thường là vay mượn một cách trực tiếp (phiên âm trực tiếp hoặc mượn nguyên thuật ngữ đó). Nhưng trong tiếng Trung, hầu như tất cả các thuật ngữ

đều được phiên âm chuyển tự sang thành tiếng Trung. Đây cũng là đặc điểm dễ thấy trong mọi hệ thuật ngữ trong ngôn ngữ Trung Quốc.

Có thể nói đây là m ột trong những số ít công trình ở Viê ̣t Nam nghiên cứu đối chiếu mô ̣t cách tương đối toàn diê ̣n và có hê ̣ thống các thuâ ̣t ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Viê ̣t và tiếng Trung trên phương diê ̣n đă ̣c điểm cấu tạo (số lượng mục từ lớn).

Qua luận văn này, chúng tôi đã cố gắng làm rõ điểm giống nhau và khác nhau về những con đường hình thành và phương thức cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ Trung, Viê ̣t.

Luận văn đã chỉ ra đă ̣c điểm cấu ta ̣o của thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương ma ̣i tiếng Trung đối chiếu với tiếng Viê ̣t.

Hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn s ẽ góp phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về thuâ ̣t ngữ ho ̣c cũng như công tác chu ẩn hóa ngôn ngữ. Đồng thời góp phần thiết thực cho viê ̣c chỉnh lí hê ̣ thống thuâ ̣t ngữ kinh tế thương mại hiê ̣n có của tiếng Viê ̣t và đi ̣nh hướng cho các thuâ ̣t ngữ kinh t ế thương ma ̣i mà tiếng Viê ̣t chưa có.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ phần nào phục vụ cho công tác giảng dạy tiếng Trung và biên soạn giáo trình nghiệp vụ kinh tế thương mại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Đào Duy Anh (1996), Hán - Việt từ điển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Viê ̣t (tiếng – từ ghép – đoản ngữ),

Nxb ĐH&THCN, Hà Nội.

3. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc cách đọc Hán – Viê ̣t, Nxb KHXH, Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành các đọc Hán

- Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Văn Chánh (1997), Từ điển kinh tế thương mại Anh – Viê ̣t, Nxb Trẻ, Tp. HCM.

6. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.

8. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHSP. 10.Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb GD, Hà Nội. 11.Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 – Ngữ dụng học,

Nxb GD, Hà Nội.

13.Danilenko V.P, Về biến thể ngắn của thuật ngữ (Vấn đề đồng nghĩa trong thuật ngữ học), tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, D.338

14.Hồng Dân, Tham luận về chuẩn hóa thuật ngữ khoa học , T/c Ngôn ngữ , Số 3, Số 4, 1979.

15.Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

16.Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt,

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 71 - 84)