Cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại xét theo thành tố trực tiếp

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 46 - 67)

5. Bố cục của luận văn

2.3.3. Cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại xét theo thành tố trực tiếp

Độ dài của thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Việt và tiếng Trung có sự khác nhau. Có thuật ngữ có hình thức cấu tạo là từ đơn, tức là chỉ chiếm

một ngữ tố, cũng có những hình thức cấu tạo là từ phức, gồm hai ngữ tố trở lên. Cụ thể:

2.3.3.1. Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung

Trong tiếng Trung thuật ngữ kinh tế thương mại chỉ có 1 ngữ tố có số lượng 118/680 thuật ngữ, chiếm 17,4%. Ví dụ: 百货 (bách hóa), 搬迁 (di chuyển, chuyển dời), 版权 (bản quyền), 办法 (biện pháp, giải pháp), 办理 (giải quyết) …

Tiếng Hán Nghĩa

百货 bách hóa

搬迁 di chuyển, chuyển dời

版权 bản quyền

办法 biện pháp, giải pháp

办理 giải quyết

Số lượng thuật ngữ chứa 2 ngữ tố chiếm tỉ lệ cao nhất 284/680 thuật ngữ, chiếm 41,8%. Ví dụ như : 安全边际 ( giới hạn an toàn ), 按成本 (theo giá thành ), 百货公司 (công ty bách hóa ), 百货商店 (cửa hàng bách hóa ) …

Tiếng Hán Nghĩa

安全边际 giới hạn an toàn

百货公司 công ty bách hóa 百货商店 cửa hàng bách hóa

搬运费 phí vận chuyển

包装货物 hàng hóa đóng bao

Với các thuật ngữ có 2 ngữ tố thì ngữ tố 1 thường đứng trước và phụ cho ngữ tố 2 đứng sau, có thể mô hình hóa cấu trúc như sau:

NT 1 NT 2 Ví dụ : 安全 边际 百货 公司 百货 商店 搬运 费 包装 货物

Số lượng thuật ngữ gồm 3 ngữ tố đứng thứ hai, với số lượng 216/680 thuật ngữ, chiếm 31,8%. Ví dụ: 半门专贸易 (thương mại bán chuyên môn), 办 货代理人 (người đại lí mua hàng), 按毛利分配 (phân phối theo lợi nhuận) …

Tiếng Hán Nghĩa

半门专贸易 thương mại bán chuyên môn 办货代理人 người đại lí mua hàng

按毛利分配 phân phối theo lợi nhuận 半敏感商品 hàng hóa ít cạnh tranh 出口贸易法 Luật xuất khẩu hàng hóa 买方出价 Giá chào của bên mua 非违禁品 Hàng không bị cấm

Ở các thuật ngữ có 3 ngữ tố có mô hình có cấu trúc 2 bậc, trong đó : + bậc 1 : NT 1 phụ cho NT 2 đứng sau nó.

+ bậc 2 : NT 1 và NT 2 cùng phụ cho NT 3 đứng sau.

NT 1 NT 2 NT 3

Ví dụ :

按 毛利 贸易

半 敏感 商品

出口 贸易 法

非 违禁 品

Thuật ngữ kinh tế thương mại có 4 ngữ tố có số lượng 11/680 thuật ngữ, chiếm tỉ lệ 1,6%. Ví dụ : 卖方自发报价 ( báo giá tự phát của bên bán ), 不可 撤销信用证 ( thư tín dụng không hủy ngang ), 离港证明书 ( giấy chứng minh xuất cảng ), 多边贸易承诺制度 ( chế độ cam kết mậu dịch đa phương ), 按货价定税率 ( biểu thuế theo giá )

Tiếng Hán Nghĩa

卖方自发报价 báo giá tự phát của bên bán 不可撤销信用证 thư tín dụng không hủy ngang 离港证明书 giấy chứng minh xuất cảng

多边贸易承诺制度 chế độ cam kết mậu dịch đa phương 按货价定税率 biểu thuế theo giá

Có thể mô hình hóa thuật ngữ có 4 ngữ tố như sau :

Mô hình 1 : - Bậc 1 : NT 1 phụ cho NT 2, NT3 phụ cho NT 4. - Bậc 2 : NT3 và NT4 phụ cho NT1 và NT2.

NT1 NT2 NT3 NT4

Chẳng hạn như :

卖 方 自发 报价

多边 贸易 承诺 制度

Mô hình 2 : - Bậc 1 : NT 1 phụ cho NT 2, NT3 phụ cho NT 4. - Bậc 2 : NT1 và NT2 phụ cho NT3 và NT4.

Chẳng hạn như:

不可 撤销 信用 证

离 港 证明 书

Số lượng thuật ngữ có 5 ngữ tố chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể, có tỉ lệ 0,4%. Chẳng hạn như : 货物进出口交易 ( giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa ), 按货价定税率 ( biểu thuế theo giá ). Có thể mô hình hóa các thuật ngữ này như sau:

货物 进 出 口 交易

按 货 价 定 税率

Thuật ngữ kinh tế thương mại chỉ có 1 ngữ tố có số lượng 118/680 thuật ngữ, chiếm 17,4%. Ví dụ: 百货 (bách hóa), 搬迁 (di chuyển, chuyển dời), 版权 (bản quyền), 办法 (biện pháp, giải pháp), 办理 (giải quyết) …

Qua khảo sát chúng tôi thấy không có thuật ngữ có 6 ngữ tố. Số ngữ tố 1NT 2NT 3NT 4NT 5NT Số thuật ngữ 118 (17,4%) 284 (41,8%) 216 (31,8%) 11 (1,6%) 2 (0,4%) Tổng 680 (100%)

2.3.3.2. Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Việt

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:

Số ngữ tố 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 NT > 6 NT Số thuật ngữ 112 (16,5%) 320 (47,0%) 156 (23,0%) 63 (9,3%) 13 (2,0%) 16 (2,2%) Tổng Tổng: 680TN (100%)

Trong tiếng Việt số lượng thuật ngữ có 2 ngữ tố chiếm tỉ lệ cao nhất (320/680 thuật ngữ, chiếm 47,0%). Ví dụ như :

Tiếng Hán Tiếng Việt

百货 Bách hóa

搬运费 Phí vận chuyển

版权所有 Giữ bản quyền

报告书 Bản báo cáo

包买 Bao mua

包买主 Chủ bao

包销 Bao mua/bao tiêu

本价 Tiền vốn

保本 Hòa vốn

Ở các thuật ngữ có 2 ngữ tố thì ngữ tố 2 thường đứng sau và phụ cho ngữ tố 1 đứng trước, có thể mô hình hóa cấu trúc như sau:

NT 1 NT 2 Ví dụ : hòa vốn tiền vốn giá quy định mất tín dụng

biên lai kho

... ...

Tiếp đó là thuật ngữ có 3 ngữ tố (156/680, chiếm 23%). Ví dụ như:

Tiếng Hán Tiếng Việt

按成本 Theo giá thành

按市价 Theo giá thi ̣ trường 按成果付酬 Thù lao theo kết quả 按股生产 Sản xuất theo lô

百货公司 Công ty bách hóa 百货商店 Cửa hàng bách hóa 半敏感商品 Hàng ít cạnh tranh 包装货物 Hàng đóng kiện

报价表 Bảng báo giá

包持原始价格 Giữ giá gốc

Ở các thuật ngữ có 3 ngữ tố có thể có những mô hình sau: - Mô hình có cấu trúc 2 bậc, trong đó :

+ bậc 1 : NT 3 phụ cho NT 2 đứng trước nó.

+ bậc 2 : NT 2 và NT 3 cùng phụ cho NT 1 đứng trước.

NT 1 NT 2 NT 3

hàng đóng kiện

bảng báo giá

bán hòa vốn

hợp đồng có hiệu lực

….. ….. …..

- Mô hình có cấu trúc 2 bậc, trong đó : + bậc 1 : NT 2 phụ cho NT 1.

+ bậc 2 : NT 3 phụ cho cả NT 1 và NT 2.

NT 1 NT 2 NT 3

thư tín dụng xác nhận

giấy giao nhận thanh toán

nhà phân phối độc quyền

giấy đề nghị thanh toán

phí vận chuyển hàng

Số lượng thuật ngữ có 1 yếu tố có số lượng đáng kể (112/680 thuật ngữ, chiếm 16,5%). Ví dụ :

Tiếng Hán Tiếng Việt

保险 Bảo hiểm 财产 Tài sản 财款 Quỹ 财务 Tài vụ 财政 Tài chính 查验 Xét nghiệm 产额 Sản lượng 产品 Sản phẩm 待遇 Đãi ngộ

Và thuật ngữ có 4 ngữ tố chiếm 9,3% với số lượng 63/680 thuật ngữ. Ví dụ :

Tiếng Hán Tiếng Việt

按值征税 Thu thuế theo giá trị 仓库交货 giao hàng tại kho 成本估计 ước tính giá thành 成本计算基础 cơ sở tính giá thành 成本加保险费价 giá hàng và bảo hiểm 除皮重量 trọng lượng đã trừ bì

Ở các thuật ngữ có 4 ngữ tố có thể có những mô hình sau : - Mô hình có cấu trúc 3 bậc :

+ bậc 1 : NT 4 phụ cho NT 3 đứng trước.

+ bậc 2 : cả NT3 và NT 4 phụ cho NT2 đứng trước. + bậc 3 : cả 3 NT 2, 3, 4 phụ cho NT 1.

NT 1 NT 2 NT 3 NT 4

bảo đảm thanh toán tiền hàng

thuế quan trùng lặp nhiều lần

chu kỳ hàng tồn kho

ngành công nghiệp cấp một

- Mô hình có cấu trúc 2 bậc :

+ bậc 1 : NT 4 phụ cho NT 3 đứng trước; NT 2 phụ cho NT 1 đứng trước.

+ bậc 2 : cả NT 3 và NT 4 phụ cho NT 1 và NT 2 đứng trước.

NT 1 NT 2 NT 3 NT 4

giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

bảo đảm thanh toán tiền hàng

tài khoản tín dụng chi trội

giấy chứng nhận cảng xuất phát

giấy xác nhận mua hàng

…. …. …. ….

Còn lại 2% là tỉ lệ của thuật ngữ có 5 ngữ tố, như :

Các thuật ngữ 5 ngữ tố có số lượng ít nên không thành lập được cấu trúc đặc trưng.

Tiếng Hán Tiếng Việt

购货退出通知单 giấy thông báo trả lại hàng mua 妨害商务 gây thiệt hại cho công việc buôn bán 货物理赔 giải quyết việc đòi bồi thường hàng hóa 买方出价 giá chào của bên mua

不可撤销信用证 Thư tín dụng không hủy ngang

冲销 Sự hủy bỏ một khoản bút toán

Chẳng hạn như : - Cấu trúc 3 bậc :

Giấy thông báo trả lại hàng mua

Giá chào của bên mua

Chỉ số thành tích hiệu quả bán hàng

- Cấu trúc 4 bậc :

Sự hủy bỏ một khoản bút toán

Và 2,2% thuật ngữ có trên 6 ngữ tố, ví dụ :

Các thuật ngữ có trên 6 ngữ tố có số lượng ít nên không thành lập được cấu trúc đặc trưng.

Tiếng Hán Tiếng Việt

按股份分红 Chia lợi nhuâ ̣n theo tỉ lê ̣ góp vốn 包括装卸费在内的运费 Vâ ̣n phí gồm cả phí bốc dỡ

货物进出口交易 giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa 买方仓库交货 giao hàng tại kho của bên mua

卖方自发报价 báo giá tự phát của bên bán 卖期保值 bán lại nhiều lần để giữ giá trị 卖主留置权 quyền lưu giữ hàng của người bán

Chẳng hạn như : - Cấu trúc 4 bậc :

Giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa

Quyền lưu giữ hàng hóa của người bán

Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, ở thuật ngữ tiếng Việt và tiếng Trung số lượng thuật ngữ chứa 2 ngữ tố đều chiếm tỉ lệ cao nhất, số lượng thuật ngữ có 1 ngữ tố ở tiếng Việt cao hơn so với thuật ngữ có 3 ngữ tố, điều này lại ngược lại so với tiếng Trung. Cả hai ngôn ngữ cho thấy số lượng thuật ngữ gồm 4, 5 ngữ tố chiếm tỉ lệ rât nhỏ.

Có thể thấy rằng, hệ thuật ngữ kinh tế thương mại của hai ngôn ngữ kể trên đều có những thuật ngữ gồm nhiều ngữ tố tham gia vào quá trình cấu tạo.

Tiểu kết

Trong chương này, để tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ kinh tế thương mại, luận văn xét các phương diện sau :

- Các yếu tố nào cấu tạo nên những thuật ngữ và các yếu tố đó có đặc điểm như thế nào.

- Các yếu tố này có mối quan hệ ra sao, kết hợp với nhau ra sao, theo mô hình nào.

Để xem xét cấu trúc của thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ Việt, Trung, luận văn sử dụng phương pháp phân tích theo thành tố trực tiếp. Luận văn sử dụng khái niệm ngữ tố làm đơn vị để phân tích cấu trúc cũng như khả năng cấu tạo của thuật ngữ khi phân tích cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ được khảo sát. Các ngữ tố được phân loại theo:

- Nguồn gốc

- Tính chất ngữ pháp

Về nguồn gốc của ngữ tố, các ngữ tố trong các thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Hán có thể chia thành 2 nhóm là nhóm ngữ tố thuần Hán và nhóm ngữ tố Ấn Âu. Còn trong tiếng Việt có thể chia ra thành 3 nhóm là nhóm ngữ tố thuần Việt, nhóm ngữ tố Hán Việt và nhóm ngữ tố Ấn Âu.

Về tính chất ngữ pháp của ngữ tố thì có thể chia thành ngữ tố từ vựng và ngữ tố ngữ pháp. Trong tiếng Hán các thuật ngữ kinh tế thương mại có ngữ tố từ vựng chiếm đa số, còn các ngữ tố ngữ pháp có số lượng khiêm tốn. Các thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Việt cũng có tình trạng giống như trong tiếng Hán : các ngữ tố ngữ pháp có số lượng ít và trong khi đó các ngữ tố từ vựng có số lượng lớn.

Về cấu tạo thuật ngữ xét theo thành tố trực tiếp có thể rút ra nhận xét sau đây :

Một trong những điểm đặc trưng của tiếng Hán là định ngữ luôn luôn đứng trước danh từ làm chủ ngữ, ví dụ như :

这是中国瓷器 = Đây là đồ sứ Trung Quốc. 我喜欢夏天的夜晚 = Tôi thích đêm mùa hè.

妈妈的衣服在那儿 = Y phục của mẹ ở đàng kia.

Do đó, chẳng hạn như, cùng là mô hình có 3 ngữ tố nhưng giữa tiếng Việt và tiếng Hán có sự khác nhau rõ rệt :

Tiếng Hán : 半 门专 分配

Tiếng Việt : bảng báo giá

Qua số liệu thống kê khảo sát thu được, chúng tôi nhận thấy rằng thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều điểm giống nhau, đặc biệt là về mặt cấu tạo.

Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt đều có rất ít những thuật ngữ vay mượn từ nước ngoài (chỉ chiếm từ 1-5%).

Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung và tiếng Việt đều được cấu tạo từ phương thức ghép là chủ yếu.

Trong số 1.360 thuật ngữ kinh tế thương mại ở cả hai ngôn ngữ, số thuật ngữ được cấu tạo từ 1-3 ngữ tố đều chiếm số lượng lớn. Đặc điểm này cũng phù hợp với yêu cầu đặt ra khi xây dựng thuật ngữ nói chung, đó là ngắn gọn.

Những đặc điểm trên cũng là kết quả được giải thích bởi nguyên nhân là do hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung giống nhau về mặt loại hình, cùng là ngôn ngữ đơn lập. Hơn thế, tiếng Việt của chúng ta cũng có một thời gian rất dài tiếp xúc với tiếng Hán.

CHƢƠNG 3

NHƢ̃NG CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH THUẬT NGƢ̃ THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT

Đặc điểm định danh của các đơn vị ngôn ngữ nói chung , các thuật ngữ nói riêng, có thể xét từ ba góc độ:

- Con đườ ng hình thành tên go ̣i; - Kiểu ngữ nghĩa của tên go ̣i;

- Đặc điểm cách thức biểu thi ̣ của tên go ̣i [28].

Tuy nhiên, trong khuôn khổ luâ ̣n văn này, chúng tôi chỉ xin tiếp cận các thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i trong tiếng Trung và tiếng Viê ̣t ở góc đô ̣ thứ nhất : Những con đường hình thành tên gọi (nguồn gốc tên gọi).

Với sự phát triển và sáng tạo không ngừng của tất cả các ngành khoa học kĩ thuật, nhu cầu tạo ra các thuật ngữ mới để biểu thị cho các khái niệm, sự vật, quá trình, tính chất của ngành nghề chuyên môn ngày càng cao. Khoa học thương mại không nằm ngoài quy luật trên.

Để định danh một khái niệm mới, chủ thể định danh có thể sử dụng một trong ba cách sau:

a, Sử dụng một đơn vị từ vựng đã có sẵn trong ngôn ngữ và chuyển nghĩa nó. Tên gọi được tạo ra bằng cách này chính là đơn vị định danh thứ sinh.

b, Tạo ra một đơn vị hoàn toàn mới. Đó là đơn vị định danh nguyên sinh. c, Vay mượn từ ngôn ngữ khác. [28, tr163-164]

Việc nghiên cứu về những con đường tạo ra thuật ngữ đã được các nhà ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt quan tâm. Mỗi tác giả đều có những quan điểm riêng về vấn đề này. Sager cho rằng có 3 phương thức tạo ra thuật ngữ mới trong tiếng Anh:

2) Tạo thuật ngữ mới dựa trên nguồn thuật ngữ hiện có bằng các phương thức phụ gia, ghép, chuyển từ loại và viết tắt.

3) Tạo ra thuật ngữ mới cho ngôn ngữ chuyên ngành dựa trên các khái niệm mới [57, tr71].

Hoàng Văn Hành khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt đã nhận xét rằng: “Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy, thuật ngữ tiếng Việt, cũng như trong các ngôn ngữ đã phát triển khác hình thành nhờ 3 con đường cơ bản là:

1) Thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường;

2) cấu tạo những thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức sao phỏng và

3) Mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài, thường là những thuật ngữ có tính quốc tế” [33, tr26].

Theo Lê Khả Kế thì phương thức một và hai như Hoàng Văn Hành nêu thực ra chỉ là một. Vì thế, ông chỉ nêu lên hai phương thức xây dựng thuật ngữ, đó là:

1) Đặt thuật ngữ trên cơ sở tiếng Việt

2) Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài [38, tr142].

Dựa vào các con đường xây dựng thuật ngữ mà các nhà ngữ học trên thế giới và việt Nam đã đề cập, căn cứ vào kết quả khảo sát, phân tích các thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy các thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ này cũng được hình thành theo ba con đường sau :

- Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường; - Tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có;

- Vay mượn thuật ngữ kinh tế thương mại nước ngoài.

Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu các con đường hình thành nên các thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung.

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 46 - 67)