Tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 69 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có

Tạo thuật ngữ chính là tạo ra vỏ ngữ âm cho khái niệm khoa học, cũng chính là vấn đề định danh trong khi xây dựng thuật ngữ kinh tế thương mại [28, tr168].

Con đường hình thành của thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Việt và tiếng Hán bằng cách cấu tạo mới chủ yếu là ghép các yếu tố sẵn có. Yếu tố sẵn có trước hết là các từ ngữ thông thường. Ví dụ thuật ngữ giá gốc được cấu tạo từ hai đơn vị giá và gốc. Hai đơn vị này vốn là hai từ thông thường, không xa lạ trong đời sống : giá có nghĩa biểu hiện giá trị bằng tiền và gốc là Cái,

nơi từ đó sinh ra, tạo ra những cái được nói đến nào đó [58]. Tuy nhiên, khi

được ghép với nhau chúng tạo thành một thuật ngữ kinh tế thương mại với nghĩa là khoản tiền hoặc khoản tương đương tiền phải trả, hoặc đã trả để có

được tài sản. Nếu xét ở cấp độ đơn vị cấu tạo, thì giá và gốc trong giá gốc đã

được thuật ngữ hóa từ từ thông thường, cụ thể là giá trong giá gốc được giữ nguyên hình thái và ngữ nghĩa của giá trong từ thông thường và gốc trong giá

gốc được ẩn dụ hóa từ gốc trong từ ngữ thông thường.

Bên cạnh đó, thuật ngữ còn được hình thành bằng cách cấu tạo mới theo lối ghép lai. Đây là con đường tạo thuật ngữ bằng cách sử dụng cả đơn vị từ vựng bản ngữ và đơn vị từ vựng vay mượn của nước ngoài. Điển hình là các thuật ngữ : bọn áp-phe ( chỉ những người buôn bán kiếm lời, mượn tiếng Pháp : affaire ), áp-phích ( bích chương dùng để quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, mượn từ tiếng Pháp : affiche ), ác-bít hối đoái ( lợi dụng tình trạng

có sự chênh lệch tỉ giá hối đoái của một đồng tiền trên các thị trường khác nhau để mua loại tiền đó nơi tỉ giá thấp, bán lại ở nơi có tỉ giá cao [28, tr47],

Nhóm thuật ngữ này được nhiều nhà nghiên cứu xếp vào nhóm thuật ngữ vay mượn nước ngoài. Tuy nhiên, thuật ngữ vay mượn nước ngoài theo phương thức ghép lai được hiểu là thuật ngữ được tạo bởi các đơn vị từ vựng bản ngữ và đơn vị từ vựng vay mượn nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn của từ ngữ nước ngoài. Trong nhóm thuật ngữ kinh tế thương mại được tạo thành bằng phương thức ghép lai đang nghiên cứu, có thuật ngữ hoàn toàn của nước ngoài nhưng cũng có thuật ngữ được tạo mới để gọi tên một khái niệm của Việt Nam. Chẳng hạn như thuật ngữ bọn áp-phe để chỉ nhóm người buôn bán kiếm lời bằng cách gây xáo trộn thị trường, với nét nghĩa tiêu cực, chê bai. Do có sự mở rộng nét nghĩa và ý nghĩa của thuật ngữ này không phải là vay mượn hoàn toàn nên không thể xếp thuật ngữ này vào nhóm thuật ngữ vay mượn bằng phương thức ghép lai được.

Sự vay mượn thuật ngữ nước ngoài chỉ tác động đến cấp độ đơn vị cấu tạo thuật ngữ ( cụ thể trong thuật bọn áp – phe, chỉ đơn vị cấu tạo thứ hai là áp – phe mới hình thành bằng con đường vay mượn thuật ngữ nước ngoài ).

Do đó, chúng tôi cho rằng cần phải coi cách ghép lai cũng nằm trong con đường cấu tạo thuật ngữ mới bằng cách ghép các yếu tố có sẵn trong ngôn ngữ thông thường của toàn dân với các yếu tố vay mượn của ngành khoa học khác hoặc yếu tố vay mượn của nước ngoài.

Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc biệt nhưng về mặt cấu tạo nó lại có quan hệ khăng khít với các yếu tố cấu tạo nên từ thông thường. Cấu ta ̣o từ mới để ta ̣o thuâ ̣t ng ữ từ ngữ liệu vốn có , trong tiếng Viê ̣t các ngữ liê ̣u này có thể là thuần Viê ̣t hoă ̣c Hán – Viê ̣t; còn trong tiếng Trung là thuần Hán . Tiếng Việt thường sử dụng phương thức ghép để cấu tạo thuật ngữ, còn tiếng Trung thường dùng cả phương thức ghép lẫn phương thức phụ gia.

Ví dụ thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Việt dùng phương thức ghép: bán chạy hàng, bán chạy trên thế giới, bán chính thức, bán cơ giới hóa,

bán đắt hàng, ảnh hưởng, ảnh hưởng chất lượng hàng, ảnh hưởng của chính sách nhà nước, bàn bạc, buôn bán ...

Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Trung được cấu tạo từ phương thức ghép: 安全边际 (giới hạn an toàn), 安全标志 (dấu hiệu an toàn), 按产量折旧 法 (phương pháp khấu hao theo sản lượng), 搬 运 公 司 (công ty vận chuyển) …

Theo phương thức phụ gia: 贵公司 (quý công ty), 半专门贸易 (thương mại bán chuyên môn), 大公司 (tài phiệt lớn), 再贴现 (tái chiết khấu) ...

“Khi ta ̣o thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i , người ta phải quy loa ̣i sự vâ ̣t vào khái niê ̣m nào đó đã có trong ngôn ngữ đồng thời bước tiếp th eo là phải cho ̣n đă ̣c trưng có giá tri ̣ khu biê ̣t của khái niê ̣m ấy mầ đă ̣c trưng này cũng đã có tên gọi trong ngôn ngữ để làm cơ sở định danh . Sau đó , người ta dùng các phương thức ta ̣o từ để kết hợp các yếu tố ngôn ngữ chỉ loại và các đặc trưng khu biê ̣t khái niê ̣m thành thuâ ̣t ngữ. Và các yếu tố chỉ đặc trưng này tạo thành hình thái bên trong của thuật ngữ thương mại” [10, 168].

Theo kết quả khảo sát trong cả hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiến g Viê ̣t, các thuật ngữ thương mại tiếng Trung và tiếng Việt chủ yếu được tạo ra bằng con đường vay mượn các thuâ ̣t ngữ thương ma ̣i Ấn – Âu, mà chủ yếu là tiếng Anh. Và hầu như không có thuật ngữ đặc thù được tạo bằng cách dùng ngữ liê ̣u vốn có . Điều này cũng là dễ hiểu bởi tính quốc tế của thuâ ̣t ngữ thương mại, đă ̣c biê ̣t là trong xu thế toàn cầu hóa hiê ̣n nay.

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 69 - 71)