Khái niệm về ngữ tố

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 38 - 39)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Khái niệm về ngữ tố

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích theo thành tố trực tiếp để xem xét cấu trúc của thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ Việt, Trung. Vì thế, quan niệm thành tố trực tiếp là cần thiết và rất quan trọng được quan tâm.

Thành tố trực tiếp của hai ngôn ngữ có thể được hiểu là một trong hai kết cấu có khối lượng tối đa có thể tách ra được trong thành phần của mỗi thuật ngữ và trong thành phần của mỗi thành tố trực tiếp tiếp theo. Ví dụ : thuật ngữ Chiết khấu mua hàng gồm có hai thành tố trực tiếp là "chiết khấu" và "mua hàng"; hay thuật ngữ hợp đồng bán hàng sẽ có hai thành tố trực tiếp là "hợp đồng" và "bán hàng",... và trong mỗi thành tố trực tiếp này lại gồm những thành tố trực tiếp là "mua" và "hàng",... Khi phân tích cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong hai ngôn ngữ được khảo sát trong cuốn Từ điển kinh tế thương mại Việt Hán – Hán – Việt, chúng tôi sử dụng khái niệm ngữ tố làm đơn vị để phân tích cấu trúc cũng như khả năng cấu tạo của thuật ngữ. Theo quan niệm của L. Bloomfield “ngữ tố” chính “là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ”. Nó là đơn vị giới hạn cuối cùng khi phân tích thành tố trực tiếp của ngôn ngữ. Trong tiếng Trung cũng dùng thuật ngữ “ngữ tố” để chỉ đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa.

Trong ngôn ngữ học có hai quan niệm khác nhau về morphem (hình vị). L. Bloomfield quan niệm morphem là bất cứ đoạn nhỏ nhất có nghĩa nào đó của ngôn ngữ, còn I. A. Boduen de Curtenê cho rằng morphem là bộ phận nhỏ nhất có nghĩa của từ.

Đối với tiếng Việt, thuật ngữ morphem được các nhà Việt ngữ học sử dụng tương ứng với các thuật ngữ khác nhau như: từ tố, hình vị, tiếng, ngữ vị, tín hiệu, nguyên vị, ngữ tố,… Thực chất, quan điểm của các nhà Việt ngữ học, morphem được hiểu theo quan điểm của I. A. Boduen de curtenê. Song, vấn

đề về từ vẫn chưa được giải quyết rõ ràng. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi vận dụng khái niệm morphem của L. Bloomfield, dịch ra là ngữ tố.

Như chúng ta đã biết, ngữ tố trong tiếng việt hầu hết trùng với âm tiết, ví dụ: nhà, cây, đá,… Nhưng cũng có những ngữ tố đa âm tiết như: các-ten, pa-lét, xà-lan ...

Một phần của tài liệu So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng trung và tiếng việt (Trang 38 - 39)