Thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản và vấn đề đối mặt với kinh doanh du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 66 - 71)

Nhật Bản từ lâu nằm trong danh sách 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có lƣợng khách du lịch đến Việt Nam đông nhất, gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên, so với tổng số du khách Nhật đi du lịch nƣớc ngoài (17,5 triệu năm 2005), số khách đến Việt Nam còn quá nhỏ bé (317.000 ngƣời). [52]

Do vậy, để cạnh tranh với các điểm đến mới và các thị trƣờng du lịch phát triển nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia... và khuyến khích du khách Nhật quay trở lại, Việt Nam cần quảng bá nhiều hơn hình ảnh của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng Nhật Bản. Hiểu hơn về luật hoạt động của các công ty lữ hành Nhật Bản sẽ là một lợi thế. Nếu biết rõ hơn về 15 ngày lễ mà ngƣời Nhật không đi du lịch, hay những thời điểm mà ngƣời Nhật thích “ở nhà” hơn nhƣ ngày Phật đản vào trung tuần tháng 8, tuần lễ cuối năm và trƣớc bầu cử… cũng giúp ích cho các công ty du lịch Việt Nam lên kế hoạch thu hút khách. Điều quan trọng là phải hiểu về đặc điểm tập quán, phong tục, những sở thích để chăm sóc khách hàng. Một trong những “phƣơng tiện” hữu hiệu trong quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới là hàng không.

Cùng với việc các công ty của Nhật mở văn phòng và hoạt động kinh doanh tại nƣớc ngoài, số doanh nhân Nhật làm việc tại nƣớc ngoài cũng tăng. Nhiều ngƣời không mang theo vợ con. Và sự cô đơn của những doanh nhân là nhu cầu dẫn tới việc mở các quán karaoke tại nhiều thành phố trên thế giới. Và tất nhiên ngƣời bản địa làm ăn với thƣơng gia Nhật cũng là khách đƣợc mời tới thƣởng thức loại hình giải trí này. Karaoke bar xuất hiện không chỉ ở các nƣớc Đông Nam Á mà còn lan sang Hoa Kỳ và các thành phố khu vực Nam Mỹ. Thống kê cho thấy, cứ 3 ngƣời Nhật thì có một ngƣời thích hát karaoke. Ngƣời ta cho rằng, nếu có nét văn hoá nào của Nhật lan rộng thì có lẽ đó là karaoke. Xét về một chừng mực nào đó, nó cũng giống nhƣ các hình thái sinh hoạt khác nhƣ rủ nhau đi uống bia, nghe nhạc, chơi golf để tăng cƣờng quan hệ.

Không giống nhƣ vài chục năm trƣớc đây, từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngƣời Nhật không đƣợc đón chào tại Việt Nam, nay họ lại đƣợc coi là những vị khách quý, đƣợc các công ty du lịch lữ hành quan tâm. Chính phủ Việt Nam cũng đã bỏ thị thực nhập cảnh cho công dân Nhật để mở rộng thêm thị trƣờng tiềm năng này và trên thực tế, việc bỏ thị thực cho du khách Nhật đã giúp tăng số du khách Nhật đến Việt Nam. Do đƣợc miễn visa, du khách Nhật chủ động đi lại hơn, nên số ngƣời thông qua các công ty du lịch lữ hành lại không nhiều. Các chuyến bay thẳng và đƣờng bay cũng tăng tạo điều kiện cho ngƣời Nhật đến Việt Nam. Nhƣng dù đƣợc miễn thị thực trong hai tuần, thƣờng họ chỉ đến Việt Nam 5 ngày với mục tiêu mua sắm và cƣỡi ngựa xem hoa là chính, chứ không đi sâu tìm hiểu nhƣ khách du lịch phƣơng Tây. Ví dụ, muốn biết về đồng bằng sông Cửu Long và sông nƣớc Nam Bộ, họ chỉ đi gần cỡ thành phố Mỹ Tho, sáng đi chiều về, để có cái nhìn tổng quát. Du khách Nhật chi tiều nhiều nhờ giá rẻ hơn ở nƣớc họ rất nhiều. Tại Việt Nam, họ tiêu tiền rất thoải mái và thuộc số du khách chi tiêu rộng rãi nhất. Họ rất thích mua

hàng lƣu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ và những thứ ở Nhật rất đắt. Khách du lịch nƣớc ngoài nói chung và khách Nhật nói riêng đến Việt Nam dƣới nhiều hình thức, hoặc thông qua công ty du lịch, hoặc tự đi bằng đƣờng hàng không, đƣờng bộ, đƣờng biển, Khách Nhật thích tự tổ chức đi du lịch thay vì thông qua các công ty và đây là xu hƣớng của ngƣời Nhật nói chung cũng nhƣ giới trẻ Nhật nói riêng, nhất là khi Việt Nam bãi bỏ visa đối với khách nhập cảnh từ Nhật.

Trong chuyến thăm và làm việc chính thức tại Nhật Bản từ ngày 03 đến 10 – 4 – 2005, Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng và ông Kitagawa Kazua – Bộ trƣởng Lãnh thổ, Hạ tầng và Vận tải Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung hợp tác du lịch hai nƣớc. Theo tinh thần của Tuyên bố, hai bên sẽ tăng cƣờng thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác bao gồm xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch du lịch, khuyến khích đầu tƣ trao đổi thông tin, chuyên gia.

Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng đối với các nhà kinh doanh lữ hành và du lịch tại Việt Nam. Việc hợp tác về du lịch giữa hai nƣớc ở cấp quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành Việt Nam tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trƣờng. Hiện tại chúng ta đang có rất nhiều lợi thế bởi hình ảnh của một đất nƣớc nhiệt đới yên ả, thanh bình đang ngày càng trở thành ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng du khách Nhật. Số lƣợng khách ngày một tăng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, từ năm 1995 đến nay, Nhật Bản luôn là 1 trong 5 nƣớc dẫn đầu về số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2004, ngành du lịch chúng ta đã đón 267.210 lƣợt khách Nhật Bản và chiếm thị phần khách quốc tế đông thứ 3 tại Việt Nam chỉ sau Trung Quốc, Mỹ. Tốc độ tăng trƣởng đƣợc nâng lên hàng năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn. [56]

Trong chƣơng trình Cửa sổ nhìn ra thế giới, Đài truyền hình Asahi (Nhật Bản) đã liên tục phát băng giới thiệu về Việt Nam. Thông qua hành trình dọc đất nƣớc băng tàu Thống Nhất, các địa danh, phong cảnh cùng với

những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo khắp ba miền đã đƣợc giới thiệu với ngƣời Nhật. Đây là một tin rất mừng đối với ngành du lịch Việt Nam. Điểm đến Việt Nam an toàn và hấp dẫn đang thu hút sự chú ý của khách du lịch Nhật Bản. Chắc chắn, trong những năm tới, ngƣời Nhật sẽ coi Việt Nam là một trong những lựa chọn của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để ngày càng có nhiều ngƣời Nhật lựa chọn Việt Nam? Làm sao để ngƣời Nhật quay trở lại Việt Nam nhiều lần sau khi đã tới Việt Nam lần đầu tiên. Có lẽ, chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về đặc tính và xu hƣớng đi du lịch của ngƣời Nhật Bản.

Lý do khiến ngƣời Nhật chọn Việt Nam làm điểm đến là do họ thích thú với các loại hình resort từ bình dân đến cao cấp, các mặt hàng trang trí nội thất, mỹ nghệ phong cách Á châu có giá cả dễ chấp nhận. Ngoài ra sự hấp dẫn từ cuộc sống mãnh liệt và năng động của ngƣời Việt Nam, sự pha trộn của văn hoá ảnh hƣởng Trung Hoa, Pháp đã thu hút khách Nhật. Cơ hội đầu tƣ vào Việt Nam vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật… Đặc biệt sự tƣơng đồng về văn hoá giữa hai dân tộc cũng nhƣ lòng mến khách, sự thân thiện, yêu thích hoà bình, quý thiên nhiên, thú chơi cây cảnh, cắm hoa, trà đạo… đã tạo sự gần gũi cho khách Nhật. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn gặp một số khó khăn khi khai thác thị trƣờng Nhật vì các quốc gia lân cận cũng tích cực giành giật thị phần ở đối tƣợng khách này. Giá vé máy bay từ Nhật sang Việt Nam còn cao hơn so với Thái Lan. Việt Nam còn thiếu những điểm vui chơi giải trí, các điểm nghĩ dƣỡng. Tình hình giao thông đô thị còn phức tạp hay ùn tắc giao thông, vệ sinh môi trƣờng còn kém đặc biệt là thiếu các điểm thông tin cho khách. [53]

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Có thể nói thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản là một thị trƣờng tiềm năng. Thông qua đó các nhà kinh doanh du lịch cần phải có sự hiểu biết hơn nữa về phong tục, tâm lý, sở thích tiêu dùng du lịch của tập khách này để thu hút họ đến đông hơn.

Ngƣời Nhật Bản đƣợc mệnh danh là ngƣời đam mê du lịch, thích tìm hiểu về văn hoá lịch sử nên du lịch Việt Nam cần phát triển và bảo tồn các di tích lịch sử và danh thắng đặc biệt là Hạ Long, Huế, phố cổ Hội An v...v. Đồng thời phải có chính sách tuyên truyền quảng bá về những hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời và du lịch của Việt Nam. Ngoài ra tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lƣu văn hoá, tiếp xúc, tìm đối tác ký kết các hợp đồng hợp tác phát triển và kinh doanh du lịch.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)