Phối hợp liên ngành để phục vụ khách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 88 - 89)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM

3.3.7. Phối hợp liên ngành để phục vụ khách

Phát triển du lịch phải tăng cƣờng đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế. Việc hợp tác du lịch quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin du lịch và cùng nhau phát triển. Hợp tác quốc tế là cơ hội để Hà Nội thu hút đầu tƣ cho ngành du lịch, tạo điều kiện và sự quan tâm của các tổ chức quốc tế đối với ngành du lịch Việt Nam cũng nhƣ du lịch Hà Nội, tăng cƣờng khả năng đón khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài. Hoà nhập vào môi trƣờng quốc tế giúp cho du lịch Hà Nội có thể tự khẳng định mình, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Vì vậy ngành du lịch cần có sự phối hợp của các ngành có liên quan từ Ngoại giao, Công an, Hải quan, Quốc phòng, Hàng không, Giao thông - Vận tải, Văn hoá, Bƣu chính viễn thông, Tài chính, Đầu tƣ, Khoa học - Công nghệ - Môi trƣờng. Cần có kế hoạch tăng cƣờng năng lực vận chuyển hàng không đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng khách du lịch với chất lƣợng phục vụ tốt hơn, giá cả phù hợp hơn. Vấn đề môi trƣờng, văn hoá du lịch trong du lịch cũng phải đƣợc quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt hơn. Giao

thông - Vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp điện, nƣớc... cũng cần đƣợc triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm hơn, ƣu tiên cho các vùng trọng điểm du lịch.

Tóm lại, sự phối hợp liên ngành là rất cần thiết đồng thời phải có sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng để giúp du khách giảm bớt đƣợc những lo lắng về tệ nạn ăn xin, hàng rong. Bên cạnh đó trong nội bộ ngành du lịch cũng cần phải phát triển cân đối, hỗ trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)