Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 80 - 82)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM

3.3.1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch

Trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đón nhận một xu hƣớng “bùng nổ” dòng khách Nhật đi du lịch Việt Nam. Bình quân mỗi khách nƣớc ngoài vào Việt Nam chi tiêu 400 – 450 USD, nhƣng mỗi khách Nhật lại tiêu tới 1.000 – 1.200 USD. [56]

Cơ hội đã dễ nhận thấy nhƣng thách thức cũng luôn là điều khiến cho nhiều nhà kinh doanh du lịch cân nhắc. Làm thế nào để khai thác cơ hội? Tiếp nhận và phục vụ du khách nhƣ thế nào để tạo ấn tƣợng tốt? Chính vì vậy cần nỗ lực trong công tác tiếp thị du lịch. Công tác tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá sản phẩm du lịch là công việc quan trọng. Quảng cáo hiệu quả mà không lãng phí. Cần xác định:

- Đối tƣợng quảng cáo: Khách Nhật lẻ ở trong nƣớc, khách Nhật ở Nhật Bản, các hãng lữ hành Nhật Bản, các cơ sở cung cấp dịch vụ trong nƣớc (chúng ta chủ yếu quảng cáo cho khách thông qua họ).

- Mức độ, vị trí trên thị trƣờng: khắc sâu hình ảnh trong trí nhớ của mọi đối tƣợng khách, không cứ gì khách Nhật.

- Nắm bắt đƣợc các đặc tính tâm lý của các loại đối tƣợng khách để đƣa ra các loại quảng cáo phù hợp. Đối với khách Nhật là thƣơng nhân có thu nhập cao thì nên áp dụng các hình thức quảng cáo qua chất lƣợng dịch vụ và mức giá cao của các chƣơng trình hạng đặc biệt. Còn với khách là sinh viên, học sinh có thu nhập thấp thì quảng cáo qua hình ảnh bắt mắt, chƣơng trình độc đáo đƣợc nhấn mạnh.

Các hình thức quảng cáo có thể dùng là:

Thông tin đại chúng (qua báo chí, phƣơng tiện nghe nhìn). - Tờ rơi, tập gấp và Catologue bằng tiếng Nhật

- Áp phích thể hiện những hình ảnh tiêu biểu về đất nƣớc, công trình kiến trúc, cảnh quan hay khía cạnh văn hoá khác trong chƣơng trình du lịch đó.

- Xây dựng chƣơng trình quảng bá về du lịch qua các sản phẩm nghe nhìn đặc biệt nhƣ CD - ROM, trên Internet.

- Tiếp tục duy trì thƣờng xuyên các hội chợ, hội thảo, hội nghị về thị trƣờng khách Nhật.

- Qua việc đài thọ chi phí cho các chƣơng trình phim tƣ liệu về Việt Nam ở Nhật.

- Bên cạnh việc tiến hành chính sách tuyên truyền với các hàng du lịch của Nhật Bản, cần đặt văn phòng đại diện và tập trung tiến hành chiến dịch quảng bá tại các thành phố đông dân cƣ nhƣ Tokyo, Osaka. Ngoài việc quảng bá cho thị trƣờng khách quốc tế cần phải tăng cƣờng quảng cáo cho thị trƣờng nội địa. Đƣa ra các thông tin chính xác, cụ thể về các tuyến du lịch, các địa danh du lịch, mạng lƣới cơ sở lƣu trú và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, giá cả và chất lƣợng phục vụ. Đặc biệt cần thúc đẩy công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau. Phát triển và thực hiện có hiệu quả hoạt động du lịch, các tổ chức du lịch để thu thập thông tin về xu hƣớng phát triển nguồn khách, cơ cấu mục đích đi du lịch,

nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý, khả năng thanh toán của khách nhằm triển khai hiệu quả các hình thức quảng cáo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)