Thực trạng khai thác thị trƣờng khách Nhật Bản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 47 - 51)

biểu hiện sự hiếu khách của chúng ta và điều này sẽ tạo đƣợc ấn tƣợng rất tốt đẹp cho những vị khách Nhật Bản.

Trong một cuộc trò chuyện với lƣu học sinh Việt Nam tại một trƣờng Đại học ở Nhật, một vị giáo sƣ đã nói: “Việt Nam – hơn cả những điều tƣởng tƣợng. Mọi cái đều vƣợt ra ngoài những gì tôi đã nghĩ”. Câu nói này đã phản ánh một thực tế về tiềm năng của Việt Nam đối với khách du lịch Nhật Bản. Thế nhƣng, để có thể thu hút đƣợc không chỉ thị trƣờng khách đi lẻ mà còn nhiều hơn nữ khách du lịch Nhật đi theo đoàn, việc đầu tiên là phải hiểu đƣợc ngƣời Nhật, hiểu họ mong muốn gì khi tới Việt Nam. Có hiểu đƣợc họ, chúng ta mới có thể mang đến cho họ những sản phẩm lữ hành tốt nhất, độc đáo và hấp dẫn. Đặc biệt, đối với những nhân viên phục vụ trực tiếp trong ngành, mà quan trọng là đội ngũ các hƣớng dẫn viên du lịch, thì việc giao tiếp và hiểu về văn hoá Nhật Bản, hiểu đƣợc đặc tính và xu hƣớng của ngƣời Nhật khi đi du lịch là điều cần thiết nhất. [34, 58 - 61]

2.2. Thực trạng khai thác thị trƣờng khách Nhật Bản tại Việt Nam Nam

Nhật Bản là một trong những thị trƣờng du lịch trọng điểm của du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Lƣợng khách du lịch từ Nhật Bản vào Hà Nội luôn chiếm vị trí cao (thứ 2/ hoặc 3) trong 10 thị trƣờng khách du lịch quốc tế hàng đầu và có chiều hƣớng tăng mạnh trong giai đoạn 1999 – 2002. Do ảnh hƣởng của dịch bệnh SARS và cúm gia cầm nên trong năm 2003 lƣợng khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội giảm nhiều. Từ năm 2004 đến nay lƣợng khách Nhật Bản đã có dấu hiệu tăng trƣởng tốt. Năm

2004, lƣợng khách Nhật Bản vào Hà Nội là 81.712 lƣợt khách chiếm 8,6% tổng lƣợng khách quốc tế đến Hà Nội và chiếm 28,5% khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội trong năm 2005 ƣớc tính đạt 100.119 lƣợt khách chiếm 9% tổng lƣợng khách Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 23% so với năm 2004 và tăng 7% so với năm 2002 (năm tăng trƣởng cao nhất của giai đoạn trƣớc khi xảy ra dịch bệnh SARS và cúm gia cầm).

Trung bình một du khách Nhật chi tiêu trong một ngày lớn hơn nhiều so với khách ở nƣớc khác. Ngƣời Nhật đặc biệt chi nhiều cho các dịch vụ lƣu trú (47%), số tiền chi cho dịch vụ giải trí còn quá ít (12%). Đây là điểm cần chú ý khi xây dựng chƣơng trình cho khách Nhật bởi vì thực sự hiện nay các địa điểm giải trí của ta còn quá nghèo nàn, khó thu hút đƣợc họ.

Khách du lịch đến Việt Nam chủ yếu là khách đi du lịch thuần tuý và du lịch kết hợp với mục đích kinh doanh, phần lớn mua tour trọn gói qua các công ty gửi khách. Khách Nhật tới Việt Nam qua đƣờng hàng không là chính chiếm 90%, còn lại là đƣờng biển và đƣờng bộ.

*Một số nguyên nhân hạn chế khách Nhật Bản đến Việt Nam

- Thứ nhất, tài nguyên du lịch có tiềm năng phong phú, hấp dẫn nhƣng

việc khai thác để tạo nên sức hút cho sản phẩm du lịch còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Số lƣợng, chủng loại sản phẩm du lịch chƣa đa dạng, chƣa thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá. Chất lƣợng dịch vụ chƣa đáp ứng yêu cầu của khách, chƣa khai thác đƣợc cảnh quan môi trƣờng, các giá trị văn hoá lịch sử độc đáo của dân tộc, bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút nguồn du khách từ bên ngoài nhất là các thị trƣờng Mỹ, Đức, Nhật… Nếu không nhanh chóng khai thác tiềm năng, chậm chạp trong đa dạng hoá sản phẩm, chất lƣợng phục vụ du lịch yếu kém thì lƣợng du khách Nhật Bản trong những năm tiếp theo sẽ không tăng hoặc tăng chậm và quan trọng hơn là thời gian lƣu trú của khách sẽ ngắn ngày nên mức chi tiêu của họ thấp.

- Thứ hai, chƣơng trình du lịch còn thiếu sự phong phú, quá đơn điệu,

thiếu tính độc đáo và hầu nhƣ giống nhau với mọi loại khách, ở mọi thời điểm. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp lữ hành chỉ tìm kiếm các di tích, danh lam thắng cảnh có sẵn rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở dịch vụ du lịch là thành một tuyến du lịch cho khách du lịch Nhật Bản còn các loại hình du lịch nhƣ các tour du lịch khám phá mạo hiểm (lặn biển, chèo thuyền, leo núi) còn rất ít chƣa thu hút đƣợc một số lƣợng khách lớn.

- Thứ ba, giá các chƣơng trình du lịch của Việt Nam thƣờng cao hơn so

với các nƣớc trong khu vực vì giá vé máy bay và thuế VAT cao làm “đội giá” toàn chƣơng trình. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các tuyến du lịch tại Việt Nam.

- Thứ tƣ, quảng cáo tiếp thị của các doanh nghiệp lữ hành chƣa tạo đƣợc

sức hút đối với du khách Nhật Bản. Mặc dù vài năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều ấn phẩm nhƣ Guidebook, CD - ROM, băng video, tập gấp, tờ rơi....giới thiệu về Việt Nam song hầu nhƣ các ấn phẩm đó chƣa đƣợc tuyên truyền rộng rãi, những hình ảnh về Việt Nam qua các phƣơng tiện truyền thông đến với ngƣời nƣớc ngoài một là quá ít, hai là bị lệch lạc. Các website về du lịch Việt Nam, các CD - ROM ấn phẩm bằng tiếng Nhật chƣa có để tuyên truyền quảng bá ở thị trƣờng này. Các băng video, tài liệu phần lớn là những băng quá cũ hoặc không đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp lữ hành cũng tự xuất bản các ấn phẩm của riêng mình, tự quảng cáo về mình qua sách, báo, tivi... nhƣng cơ hội tiếp xúc với các hãng lữ hành quốc tế và khách hàng một cách trực tiếp để quảng cáo thì hầu nhƣ không có.

- Thứ năm, cơ sở vật chất có chất lƣợng cao phục vụ du lịch chƣa đáp

ứng đƣợc yêu cầu của khách du lịch Nhật Bản: thiếu khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, gây tình trạng căng thẳng thiếu phòng thƣờng xuyên và thực tế các hãng lữ hành đã phải từ chối

nhiều đoàn khách quốc tế muốn đến thăm Việt Nam. Thiếu phƣơng tiện vận chuyển hiện đại cho khách du lịch. Hệ thống taxi tuy đủ về số lƣợng nhƣng chất lƣợng phục vụ chƣa thực sự tốt. Dịch vụ vui chơi giải trí còn thiếu và kém chất lƣợng, thiếu khu vui chơi giải trí, khu du lịch, trung tâm triển lãm, trung tâm thƣơng mại mang tầm cỡ quốc gia và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cơ sở hạ tầng và giao thông còn hạn chế nên việc vận chuyển du khách còn chiếm nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến thời gian nghỉ, tham quan… không phù hợp với tâm lý yêu cầu của du khách.

- Thứ sáu, mối quan hệ quốc tế của các hãng lữ hành chƣa đƣợc mở rộng. Hiện nay, du lịch Việt Nam đã ký hợp tác du lịch song phƣơng với 13 nƣớc. Đã ký, tham gia hợp tác đa phƣơng trong khuôn khổ ASEAN, tiểu vùng Mê Kông mở rộng, EU, ba nƣớc Việt - Lào - Thái Lan.

- Thứ bảy, khách Nhật ít quay lại Việt Nam, đặc biệt là ít đối với lần thứ

ba. Nguyên nhân là do họ thiếu thông tin, không hài lòng lắm khi đi mua sắm (sản phẩm còn nghèo nàn) và không thấy thông tin về hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra lý do còn là cơ sở hạ tầng của Việt Nam yếu kém và du lịch Việt Nam chƣa thực sự hƣớng tới khách du lịch giàu có.

Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam quan hệ với trên 1000 công ty của trên 50 nƣớc nhƣng hiện tại mới chỉ có 15 doanh nghiệp lữ hành gia nhập Hiệp hội các hãng lữ hành Nhật Bản (JATA) nên khả năng thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản còn rất hạn chế.

15 doanh nghiệp lữ hành Việt Nam là thành viên của JATA: Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Công ty du lịch Hƣơng Giang, OSC Việt Nam, Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty du lịch Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng, Công ty du lịch và dịch vụ Hà Nội, Công ty điều hành hƣớng dẫn du lịch Vinatour, Công ty du lịch dịch vụ Bến Thành, Công ty du lịch dịch vụ Hạ Long, Công ty du lịch Khánh

Hoà, Hàng không Việt Nam, Công ty du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, Công ty du lịch Hà Nội.

Những công ty lữ hành Việt Nam tham gia khai thác thị trƣờng khách Nhật đó là: Công ty du lịch Hƣơng Giang, Saigontourist, Vietravel, Fiditour, Công ty du lịch – dịch vụ OSC – SMI.

Một số hãng lữ hành có quan hệ gửi khách với các công ty lữ hành Việt Nam là: Japan Travel Bureau, Nippon Travel Agency, Kinki Nippon Tourist, Jalpak, Jetour Corp, H.I.S, Nippon Express và một số hãng lữ hành khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)