Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 92 - 98)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM

3.4.4.Đối với các doanh nghiệp

- Tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam qua Internet cả về nội dung lẫn hình thức.

- Tiếp tục duy trì việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ thể hiện trong thông tin, tiếp thị, công tác hƣớng dẫn, điều hành.

- Mở rộng các loại hình kinh doanh và các dịch vụ bổ sung để tăng nguồn thu, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách và giải quyết lao động.

- Từng bƣớc ổn định nhân sự phù hợp với yêu cầu kinh doanh, đề cao ý thức tiết kiệm và tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thi đua, ban hành một số qui chế mới về tiêu chuẩn định mức và biện pháp thƣởng phạt hàng tháng. Đồng thời tăng cƣờng kiểm tra khâu quản lý, hoạt động kinh doanh, sắp xếp cán bộ, công nhân viên phù hợp với những việc đƣợc giao, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Tóm lại, thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản có thể đƣợc coi là thị trƣờng trọng điểm đối với du lịch Việt Nam cũng nhƣ đối với du lịch Hà Nội. Đây là đối tƣợng có yêu cầu cao về sản phẩm du lịch nên tìm hiểu đặc điểm tâm lý là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và tổ chức các chƣơng trình du lịch có khả năng hấp dẫn, khai thác có hiệu quả thị trƣờng khách này. Bởi xét về xu hƣớng tiêu dùng của du khách Nhật Bản khi tới Việt Nam là vô cùng phong phú. Chính vì vậy, cần có chính sách quảng cáo du lịch cũng nhƣ các sản phẩm tour du lịch chất lƣợng cao, giá cả phù hợp để khai thác thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản dựa trên những sở thích tiêu dùng. Mặt khác phải quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu thị trƣờng du lịch và đề ra các chiến lƣợc kinh doanh hợp lý hơn cũng nhƣ các biện pháp khả thi để khai thác khách du lịch Việt Nam nói chung cũng nhƣ khách du lịch Nhật Bản nói riêng nhằm đẩy mạnh và phát triển hơn nữa du lịch Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nhật Bản là thị trƣờng gửi khách hàng đầu trên thế giới. Hiện còn vấp phải một số khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhƣng Nhật Bản vẫn luôn là thị trƣờng đầy hấp dẫn đối với du lịch Việt Nam. Con số 0,73% lƣợt khách Nhật đến Việt Nam là quá nhỏ bé so với 16 triệu khách du lịch ở nƣớc ngoài hàng năm. Để đạt đƣợc 6 – 7 triệu lƣợt khách đến năm 2010. Du lịch Việt Nam cần có chiến lƣợc đầu tƣ vào từng thị trƣờng trọng điểm, đặc biệt là Nhật Bản. So với các nƣớc Âu, Mỹ, việc thu hút khách Nhật đến Việt Nam có nhiều thuận lợi vì khoảng cách đi lại ngắn, Việt Nam và Nhật Bản đã có truyền thống quan hệ hữu nghị, gần gũi về văn hoá, nhân dân Nhật Bản vốn có cảm tình với Việt Nam. Chính vì vậy, để tăng lƣợng khách đến Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung đầu tƣ cho thị trƣờng Nhật Bản cả trong công tác xúc tiến và nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách Nhật.

Khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội cũng nhƣ đến Việt Nam đã có chiều hƣớng tăng. Đây là thị trƣờng khách có những đặc điểm đặc trƣng về tâm lý cũng nhƣ về sở thích tiêu dùng du lịch, thuận lợi cho việc khai thác bởi có những nét tƣơng đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá với Việt Nam.

Từ tốc độ tăng trƣởng nhanh của lƣợng khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam thời gian qua có thể dự báo rằng: trong vòng một hoặc hai năm tới, mức tăng này sẽ lên gấp 2 - 3 lần và tới năm 2007, Việt Nam có thể đón 500.000 - 700.000 khách từ thị trƣờng khách này. Đây cũng là con số đáng mừng song cũng là những thách thức. Tuy nhiên, triển vọng khai thác khách du lịch từ thị trƣờng Nhật Bản đang có những tín hiệu khả quan.

Số lƣợng khách Nhật Bản đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng rõ ràng còn là rất khiêm tốn. Ở đây có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn nhƣ vấn đề quảng cáo và vấn đề chất lƣợng dịch vụ của ta còn hạn chế. Từ đó đặt ra,

chúng ta sẽ còn phải phấn đấu rất nhiều trong tƣơng lai mới có thể đuổi kịp và cạnh tranh đƣợc với các quốc gia khác trong cùng khu vực trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản, bằng cách in nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch bằng tiếng Nhật, phát hành rộng rãi để dân chúng Nhật biết về các sản phẩm hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo cho các địa phƣơng, các công ty du lịch nâng cao chất lƣợng dịch vụ, kéo dài tour tuyến, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng hƣớng dẫn viên và lễ tân thạo tiếng Nhật cũng nhƣ tăng cƣờng các hãng lữ hành của Nhật vào thăm Việt Nam để giới thiệu rõ nét hơn về Việt Nam. Trong tƣơng lai, ngành cũng phải nghiên cứu trình Chính Phủ cho phép đặt Văn phòng đại diện của Tổng cục du lịch Việt Nam tại thị trƣờng Nhật Bản đồng thời có chính sách khuyến khích về thủ tục visa đối với khách du lịch Nhật Bản.

Những chính sách trên đƣợc đƣa ra để thu hút khách du lịch Nhật Bản đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp. Để lƣu giữ khách đƣợc lâu hơn cũng nhƣ khách tiếp tục quay trở lại nhiều hơn khoá luận đã đƣa ra một số giải pháp nhƣ chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch, chính sách phân phối, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác liên ngành. Ngoài ra vấn đề giữ gìn môi trƣờng du lịch cần đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể khai thác lƣợng khách nhiều và ổn định từ thị trƣờng cao cấp này.

Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để phát triển tốt về du lịch. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm lý và sở thích tiêu dùng du lịch khoá luận phần nào sẽ giúp cho các nhà kinh doanh du lịch có những định hƣớng đúng nhằm khai thác thị trƣờng khách Nhật đông hơn. Đồng thời qua quá trình thực hiện nghiên cứu và đánh giá các nội dung trên khoá luận cũng đƣa ra một số khuyến nghị với Chính phủ và các ngành

có liên quan về du lịch, với Tổng cục du lịch, địa phƣơng và các doanh nghiệp du lịch.

Với những gợi ý khiêm tốn, tác giả hy vọng rằng bài luận văn của mình sẽ là một tài liệu tham khảo có ích đối với các doanh nghiệp du lịch và đối với những ai quan tâm nghiên cứu về thị trƣờng khách Nhật Bản, ngoài ra tác giả cũng mong bổ sung thêm nhiều ý kiến, ý tƣởng mới giúp cho luận văn đƣợc hoàn chỉnh và việc khai thác thị trƣờng khách Nhật Bản ngày một tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam (Trang 92 - 98)