2012
5.2.2 Giải pháp tăng lợi nhuận
5.2.2.1 Cơ cấu sản phẩm - dịch vụ
Tiếp tục đẩy mạnh các loại sản phẩm VLXD đã tạo ra lợi nhuận cao cho công ty như gạch ống, gạch thẻ, các loại vật liệu, vật tư xây dựng, đồng thời phát triển thêm các loại sản phẩm mới như gạch lát vỉa hè, tole sóng, cửa nhôm, cửa sắt….
Hiện nay, khi kinh tế - xã hội ở TP. Sóc Trăng đang phát triển nên nhiều ngành đã có bước tiến mới như ngân hàng, xây dựng,… nên công ty cần mở rộng thêm các mảng kinh doanh, dịch vụ liên quan như nhà hàng – khách sạn, bất động sản, trang trí nội thất… Tuy nhiên khi đi vào một lĩnh vực ngoài mảng kinh doanh truyền thống của công ty, chúng ta cần tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và trên cơ sở đó, bổ sung và đẩy mạnh phát triển những loại hình sản phẩm - dịch vụ thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của thị trường.
5.2.2.2 Giải pháp giảm thiểu chi phí
Như đã phân tích, ta có thể thấy mặc dù lợi nhuận tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm nhưng qua việc phân tích nhân tố ảnh hưởng giúp chúng ta nhận ra rằng nhân tố ảnh hưởng và làm lợi nhuận giảm đi nhiều nhất lại là nhân tố giá thành đơn vị, do đó Công ty cần nỗ lực giảm giá thành hay tiết kiệm chi phí.
Tiết kiệm nguyên vật liệu
Nhằm thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí trong thời gian tới công ty cần chú trọng quản lý nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất và ổn định giá nguyên liệu, công ty nên thương thuyết và ký các hợp đồng trực tiếp với các nhà cung ứng, việc này sẽ tạo thuận lợi cho cả công ty tránh tình trạng giá nguyên vật liệu tăng cao và không có nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, cần hạn chế mức tiêu hao nguyên vật liệu và nâng cao năng suất lao động của lực lượng lao động. Tác giả xin đề ra một số giải pháp như sau:
57
Tăng cường công tác tuyển chọn và khai thác nguồn nguyên liệu có năng suất và chất lượng cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hiện nay.
Cải tiến kỹ thuật sản xuất sao cho giảm bớt lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm tới mức thấp nhất, tận dụng phế phẩm. Đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, quản trị sản xuất trên cơ sở tối ưu hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí.
Xây dựng ý thức của người lao động, thường xuyên tổ chức thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí của công.
Tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác làm ăn với các đối tác đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty.
Khống chế khối lượng hàng tồn kho trong công ty ở mức hợp lí, cần xây dựng kế hoạch hàng tồn kho vì qua phân tích khối lượng tồn kho của công ty tăng liên tục qua 3 năm, công ty nên có các phương thức chiết khấu theo thời vụ, nhằm giảm lượng hàng tồn kho như vậy công ty giảm được chi phí tồn trữ và tránh hao hụt.
Kiểm soát CPQLDN và CPBH
Tăng cường kiểm tra hàng tháng tình hình chi phí của công ty, nhằm phát hiện những chi phí tăng bất thường để có biện pháp giảm thiểu những chi phí không cần thiết, đặc biệt chi phí vận chuyển, cần đưa ra các lộ trình phù hợp, tận dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển tránh sử dụng lãng phí xe. Cần tính toán, kiểm soát, thỏa thuận trong quá trình mua hàng, giao nhận hàng để hạn chế tránh lãng phí và các hao hụt.
Đối với chi phí điện, điện thoại công ty cần có qui định định mức sử dụng, có chế độ thưởng phạt, nhằm tránh hiện tượng sử dụng lãng phí qua đó năng cao ý thức của nhân viên.
Nhận làm đại lí cho các công ty, xí nghiệp sản suất lớn có uy tín, để đa dạng các mặt hàng, bên cạnh đó giảm được các chi phí quảng cáo về các mặt hàng đó.
Ban lãnh đạo cần thường xuyên động viên, gương mẫu cho nhân viên trong công ty, tạo ra bầu không khí nhiệt huyết, phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân, tạo ra sức mạnh của tập thể, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đưa công ty phát triển, giữ vững thương hiệu đã có bấy lâu trên thị trường.