2012
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.5.1 Thuận lợi
Luôn được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, những năm gần đây đã xây dựng được mối quan hệ tốt với Đảng, công đoàn, giữa lãnh đạo cấp trên với lãnh đạo đơn vị, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất, phát huy mạnh tính dân chủ trong công ty.
Công ty có quy mô lớn nên luôn thu hút người có trình độ, học vấn cao. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư trẻ năng động, nhiệt tình với công tác, có năng lực quản lý và điều hành tổ chức.
Tập thể cán bộ, công nhân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, máy móc trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đạt chất lượng cao, hao hụt do sản phẩm không đủ chất lượng được hạn chế đến mức thấp nhất, ngày càng được sự tín nhiệm cao của khách hàng.
Công ty có nhà máy trực thuộc nằm ở vị trí thuận lợi, giữa hai tuyến giao thông thủy bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho thành phẩm.
3.5.2 Khó khăn
Công ty chính thức cổ phần hóa năm 2006, từ đó cho đến nay đã hết hạn ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức sở hữu. Trong khi đó nguồn vốn lại có hạn nên đã làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá phục vụ cho nhu cầu công việc được tốt hơn. Do hạn chế về nguồn vốn nên công ty phải vay từ ngân hàng để đầu tư, xây dựng các đơn vị trực thuộc vì thế hằng năm công ty phải chi một lượng tiền không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty để trả lãi cho ngân hàng, tính từ năm 2010 đến năm 2012, chi phí tài chính đã dôi lên gần 4,5 lần (tương đương 4.729.436.515 đồng).
19
Hiện nay dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các công ty cùng hoạt động trong ngành, đặc biệt là một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn như Cửa hàng VLXD Phước Hoa, Công ty TNHH Nhôm – Inox – Sắt Lê Hiệp Thành, Công ty đá Granite Tài Phong Sóc Trăng, Công ty TNHH Trần Liên Hưng…
3.5.3 Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới
Đến nay, ngoài lĩnh vực truyền thống là xây dựng và sản xuất gạch tuy-nen đã không ngừng phát triển cả về năng lực lẫn quy mô, Công ty còn đẩy mạnh hoạt động thương mại, đầu tư: Buôn bán vật liệu, vật tư xây dựng, sản phẩm trang trí nội thất. Kinh doanh xăng dầu. Sản xuất gạch lát vỉa hè, tole sóng, cửa nhôm, cửa sắt. Xúc tiến hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản... Với phương châm "chậm, chắc, vững bước phát triển", Công ty luôn cố gắng đưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một phát triển hơn nữa.
20
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG 4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU
Phân tích chung doanh thu của công ty qua ba năm 2010 - 2012 để thấy được sự biến động của doanh thu một cách tổng quát nhất trong khoảng thời gian này.
Tổng doanh thu của công ty được hình thành từ 3 nguồn đó là: DT BH&CCDV, doanh thu hoạt động tài chính (DT HĐTC) và thu nhập khác. Thông qua việc phân tích biến động của các nguồn này sẽ cho biết được biến động của chúng tác động đến doanh thu như thế nào và tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến động của chúng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012
Hình 4.1 : Tình hình DT BH&CCDV Công ty từ 2010 - 2012 98 153.6 166 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2010 2011 2012
21 Bảng 4.1 Tình hình thực hiện doanh thu công ty qua 3 năm 2010 - 2012
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
DT BH&CCDV 98.134.292.535 99,40 153.642.316.317 99,91 165.947.497.906 99,98 55.508.023.782 57 12.305.181.589 8
DT HĐTC 345.466.041 0,35 128.706.265 0,08 33.243.516 0,02 (216.759.776) (63) (95.462.749) (74)
Thu nhập khác 243.177.207 0,25 10.800.000 0,01 263.958 (232.377.207) (96) (10.536.042) (98)
Tổng 98.722.935.783 100 153.781.822.582 100 165.981.005.380 100 55.058.886.799 12.199.182.798
22
Qua bảng 3.2 và bảng 4.1 cho thấy tổng doanh thu qua ba năm đã tăng lên đáng kể, từ 98.722.935.783 đồng năm 2010 lên 165.981.005.380 đồng năm 2012. Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 67.813.205.371 đồng vượt hơn 69,1% (2012/2010) và chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh thu qua cả ba năm, đặc biệt là năm 2012 lên tới 99,98%. Vì đây là hoạt động kinh doanh chính của công ty nên đòi hỏi sự đầu tư không ngừng như cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng qui mô sản xuất và quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng cũng như khai thác khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới.
Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác:
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012
Hình 4.2 : Tình hình DT HĐTC và thu nhập khác của Công ty từ 2010 – 2012 DT HĐTC có chiều hướng giảm qua ba năm, từ 345.466.041 đồng năm 2010 giảm xuống còn 128.706.265 đồng năm 2011, tức giảm 216.759.776 đồng (63%). Sang năm 2012, con số tiếp tục giảm còn 33.243.516 đồng, tức giảm 95.462.749 đồng (74%) so với 2011. Kết quả tính toán cho thấy hoạt động trong lĩnh vực tài chính của công ty không mang lại hiệu quả cao. Như vậy, công ty cần xem xét lại các hoạt động trong lĩnh vực này và cần có sự đầu tư hơn nữa để phát huy những thế mạnh cũng như khai thác được những khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao DT HĐTC cũng như tổng DT của toàn công ty.
Trong các nguồn thu của Công ty thì thu nhập khác là nguồn giảm mạnh nhất. Năm 2010, Công ty đạt 243.177.207 đồng, năm tiếp theo giảm còn 10.800.000 đồng, thấp hơn tới 96% so với cùng kỳ năm trước. Đến 2012, thu nhập khác lại giảm
0 50 100 150 200 250 300 350 2010 2011 2012 345 128.7 33 243 10.8 0.26
Doanh thu hoạt động tài chính
23
còn 263.958 đồng, thấp hơn 98% so với năm 2011. Thu nhập khác bao gồm các nguồn từ các hoạt động như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác, Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản… Đây là một tín hiệu không tốt cho mục tiêu nâng cao tổng DT của Công ty. Ban lãnh đạo cần có các giải pháp và đưa ra các chiến lược để giải quyết tình trạng sụt giảm các nguồn thu nhập như hiện nay.
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ
Cũng như phần lớn các công ty cổ phần khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì yếu tố chi phí của công ty cũng được hình thành từ các loại chi phí sau: Các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
Trên đây là bảng tổng hợp chi phí trong ba năm 2010 - 2012.
Qua bảng tổng hợp 4.2 ta thấy tổng chi phí qua ba năm đã tăng lên 69.583.146.718 đồng (2012 là 163.083.610.686 đồng, 2010 là 93.500.463.968 đồng). So với tổng doanh thu thì tổng chi phí có mức tăng cao hơn, tốc độ tăng của tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là 55,77%, 2012/2011 là 7,93%, trong khi đó tốc độ tăng của tổng chi phí 2011/2010 là 60,2%, 2012/2011 là 8,87% . Điều này đã ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận trước thuế của công ty, làm cho lợi nhuận này qua ba năm giảm 2.325.077.121đồng; qua mức sụt giảm LN có thể khái quát được tình hình kinh doanh của công ty chưa tốt trong hai năm 2011 và 2012. Nguyên nhân dễ thấy nhất là chi phí của công ty có sự biến động lớn, tăng khá cao trong hai năm 2011 và 2012. Đến đây, chúng ta tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí trong ba năm qua.
Giá vốn hàng bán:
Nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất lên tổng chi phí đó là khoản mục GVHB. Đây là khoản mục chi phí chủ yếu làm tăng tổng chi phí bởi nó chiếm một tỷ trọng rất cao tới 91,89% năm 2010, 92,85% năm 2011 và 91,02% năm 2012. Chúng ta nên chú ý một điểm, đó là GVHB trong năm 2011 tăng khá cao so với năm 2010, tới 53.161.426.581 đồng và tốc độ tăng của nó là 62% cao hơn tốc độ tăng của DT thuần BH&CCDV (57%). Điều này đã khiến cho LN thuần về hoạt động sản xất kinh doanh giảm xuống 20% năm 2011, và tiếp tục giảm xuống 27% trong năm 2012 so với cùng kỳ năm trước. Như vậy với kết quả kinh doanh này thì công ty cần xem xét lại bởi đây là hoạt động chính và là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Công ty cần tăng cường quản lý hay có biện pháp kìm hãm hoặc hạn chế sự gia tăng GVHB ở mức thích hợp nhất.
25
Bảng 4.2: Tổng hợp chi phí Công ty Cổ Phần Xây Dựng Sóc Trăng (2010-2011)
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Sóc Trăng qua 3 năm 2010 - 2012
92% 1% 2% 5% 2010 GVHB CPTC CPBH CPQLDN 93% 3% 2% 2% 2011 GVHB CPTC CPBH CPQLDN 91% 4% 2% 3% 2012 GVHB CPTC CPBH CPQLDN Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Các khoản giảm trừ - - 18.185.000 0,01 106.313.212 0,07 - 88.128.212 485 GVHB 85.922.055.987 91,89 139.083.482.568 92,85 148.444.051.161 91,02 53.161.426.581 62 9.360.568.593 7 CPTC 1.051.666.500 1,12 3.928.394.781 2,62 5.781.103.015 3,54 2.876.728.281 274 1.852.708.234 47 CPBH 1.775.954.051 1,90 3.247.291.557 2,17 4.075.969.151 2,50 1.471.337.506 83 828.677.594 26 CPQLDN 4.750.787.430 5,08 3.513.627.502 2,35 4.676.174.147 2,87 (1.237.159.928) (26) 1.162.546.645 33 Tổng chi phí 93.500.463.968 100 149.790.981.408 100 163.083.610.686 100 56.272.332.440 13.292.629.278
26
Đvt: Tỷ đồng Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012
Hình 4.3 : Tình hình GVHB Công ty từ 2010 – 2012 Các khoản chi phí khác:
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012
Hình 4.4 : Tình hình các khoản chi phí của Công ty từ 2010 – 2012
0 20 40 60 80 100 120 140 160 2010 2011 2012 86 139 148 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 CKGT CPTC CPBH CPQLDN 0 1052 1776 4751 18 3928 3247 3514 106 5781 4076 4676 2010 2011 2012
27
Khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao tiếp theo trong tổng chi phí của công ty là CPTC, chiếm 1,12% năm 2010, 2.62% năm 2011 và sang năm 2012 tăng lên 3,54%. Bên cạnh mức tỷ trọng trong tổng chi phí tăng thì CPTC trong năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 và mức tăng gần 3 lần (274%) nâng mức tổng chi phí năm 2011 phải gánh thêm 2.876.728.281đồng, sang năm 2012 CPTC tăng thêm 47%, nâng mức tổng chi phí trong năm thêm 1.852.708.234 đồng. Như vậy, với việc DT của công ty trong lĩnh vực này giảm thì chi phí của nó bỏ ra còn tăng mạnh hơn mức giảm DT. DT HĐTC qua 3 năm giảm 312.222.525 đồng và chi phí lại tăng tới 4.729.436.515 đồng, làm cho lợi nhuận từ hoạt động này đã xuống tới mức âm. Nguyên nhân chủ yếu là do khi công ty phát triển thì đòi hỏi cần phải có được nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn tự có thì có giới hạn chính vì vậy mà doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp vay nợ, do đó chi phí phát sinh của công ty phải tính thêm vào khoản chi phí lãi vay.
CPBH và CPQLDN dù chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí nhưng nếu ban lãnh đạo quản lý tốt và kiểm soát chặt chẽ hai loại chi phí này sẽ góp phần kìm hãm tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí mà công ty phải gánh chịu mỗi năm, đồng thời còn khẳng định được khả năng lãnh đạo của nhà quản lý. Qua hình 4.3, ta thấy qua ba năm chi phí bán hàng tăng thêm 2.300.015.100 đồng và tốc độ tăng là 129,51% (2012/2010), có thể do qui mô hoạt động kinh doanh mở rộng hay khâu quản lý bán hàng chưa được chặt chẽ nên đã làm cho chi phí này tăng khá nhiều; CPQLDN năm 2011 có giảm 1.237.159.928 đồng (26%) so với năm 2010, đây là năm mà ban lãnh đạo đã hoàn thành tốt vai trò kiểm soát và kìm hãm tốc độ tăng của chi phí. Sang năm 2012, chi phí này lại tăng lên gần bằng năm 2010, 4.676.174.147 đồng, đây là con số có thể chấp nhận được với tình hình vật giá leo thang như hiện nay. Một điều cần lưu ý là hai loại chi phí này công ty luôn phải gánh chịu trong khi không có một khoản doanh thu riêng nào để bù đắp, cho nên chúng đòi hỏi sự quản lý khá chặt chẽ từ nhà quản lý nhằm hạn chế sự gia tăng trong tương lai.
Cuối cùng là các khoản giảm trừ gồm có giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. Khoản chi phí này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí (chỉ 0,01% năm 2011 và 0,07% năm 2012) nên nó không có khả năng bù đắp hay cải thiện tình hình chi phí của công ty, tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý sự gia tăng đột biến của chi phí này vào năm 2012 (Tăng gần 5 lần so với năm 2011) để có phương án quản lý phù hợp, phòng trường hợp loại chi phí này lại gia tăng đột biến trong tương lai.
Như vậy qua phân tích trên cho thấy xu hướng của các khoản mục chi phí trong công ty là đều tăng qua ba năm hoạt động. Điều này đã nâng mức chi phí năm 2012 lên nhiều lần so với năm 2010, công ty cần xem xét lại và có những chính sách thích hợp đối với từng loại chi phí.
4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
LN là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình kinh doanh của công ty. LN còn là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ
28
tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phân tích tình hình LN có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai.
Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của công ty. Tổng mức lợi nhuận của công ty bao gồm nhiều yếu tố trong đó có hai hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Qua kết quả trên ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua ba năm kinh doanh, tình hình tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có chiều hướng giảm (Năm 2011 giảm 1.231.630.641 đồng (24%) so với 2010, 2012 giảm 1.093.446.480 đồng (27%) so với 2011).
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012