2012
4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
LN là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình kinh doanh của công ty. LN còn là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ
28
tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phân tích tình hình LN có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai.
Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của công ty. Tổng mức lợi nhuận của công ty bao gồm nhiều yếu tố trong đó có hai hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Qua kết quả trên ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua ba năm kinh doanh, tình hình tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có chiều hướng giảm (Năm 2011 giảm 1.231.630.641 đồng (24%) so với 2010, 2012 giảm 1.093.446.480 đồng (27%) so với 2011).
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012
Hình 4.5 : Tình hình tổng LNTT của Công ty từ 2010 – 2012 4979 243.17 5222 3980 10.8 3991 2897 0.26 2897 LN thuần HĐSXKD LN khác Tổng LNTT 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2012 2011 2010
29
BẢNG 4.3 : Tình hình lợi nhuận của công ty qua ba năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Sóc Trăng qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011
2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị %
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
4.979.294.608 3.980.041.174 2.897.130.736 (999.253.434) (20) (1.082.910.438) (27)
Lợi nhuận khác 243.177.207 10.800.000 263.958 (232.377.207) (96) (10.536.042) (98)
Tổng lợi nhuận trước thuế 5.222.471.815 3.990.841.174 2.897.394.694 (1.231.630.641) (24) (1.093.446.480) (27)
Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.044.494.363 798.168.235 405.635.257 (246.326.128) (24) (392.532.978) (49)
30
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp BH&CCDV và DT HĐTC trừ đi chi phí hoạt động. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao là đặc điểm chung của nhiều ngành, trong đó có ngành xây dựng. Nhìn chung, qua ba năm hoạt động, công ty đều có lãi, không bị thua lỗ như một số doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành, nhưng qua biểu đồ, ta thấy được lợi nhuận này có chiều hướng giảm qua từng năm, đến năm 2012, chỉ còn 2.897.130.736 đồng. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận này giảm là do tốc độ tăng của các nguồn DT từ HĐKD không theo kịp tốc độ tăng của các loại CP, đặc biệt là tốc độ tăng của GVHB.
Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Lợi nhuận từ hoạt động này của công ty giảm mạnh qua ba năm. Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động này thu được 10.800.000 đồng giảm 232.377.207 đồng, ứng với 96% so với năm 2010. Sang năm 2012, lợi nhuận này tiếp tục giảm 10.536.042 đồng, tương đương 98% so với năm 2010. LN khác chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty, tuy nhiên công ty nên kiểm soát tốc độ sụt giảm và có các biện pháp gia tăng khoản LN này .
Sau ba năm hoạt động kinh doanh, LNST của công ty cũng theo xu hướng chung là giảm dần qua các năm. Năm 2010 có thể thấy được sự tăng trưởng vượt trội của công ty tăng lên 97% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức giá trị là 4,177,977,452 đồng Có thể giải thích cho sự gia tăng này là do công ty mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và sự mở rộng này là chính xác, công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả và lợi nhuận tăng lên. Riêng về năm 2010 công ty có được sự tăng trưởng vượt trội là do công ty tiết kiệm được chi phí mặt dù là mở rộng thì đòi hỏi cả doanh thu và chi phí tăng nhưng chi phí này tăng thấp hơn doanh thu nên kết quả là lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh. Vì thế góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.
Sang năm 2011, LNST chỉ đạt 3.192.672.939 đồng, giảm 985.304.513 đồng (24%) so với năm 2010 , do chi phí quá cao bởi tổng chi phí tăng vượt hơn 60,2% trong khi đó tốc độ tăng doanh thu chỉ có 55,77%. Nguyên nhân, trong năm 2011 nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định; lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn; Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Năm 2011 còn là năm mà phần lớn các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng, từ các DN sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), kinh doanh bất động sản, nhà ở đến các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn. Chỉ tiêu về lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ... của nhiều DN đều không đạt kế hoạch đề ra, trong khi nhiều dự án sử dụng vốn vay ngân hàng đã đến chu kỳ trả nợ. Chính vì thế mà nhiều DN phải hạn chế chi phí đầu vào nên việc kinh doanh sản xuất và cả mảng dịch vụ của công ty cũng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
31
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty 2010 - 2012
Hình 4.6 : Tình hình tổng LNST của Công ty từ 2010 – 2012
Đến năm 2012, LNST tiếp tục giảm thấp hơn 22% so với năm 2012, chỉ đạt giá trị 2.491.759.437 đồng. Với những khó khăn phải gánh chịu trong năm 2011, các DN hoạt động trong ngành xây dựng phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong năm 2012, hệ quả là trong năm này có khoảng 2600 đơn vị thuộc ngành xây dựng & kinh doanh BĐS ngừng hoạt động và giải thể, trong đó 81% là doanh nghiệp xây dựng còn lại là kinh doanh bất động sản (Bộ Xây Dựng). Trước thực trạng đầy khó khăn, công ty vẫn hoạt động có lãi là một tín hiệu tốt, tuy nhiên tập thể công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo nên có các giải pháp kìm hãm tốc độ sụt giảm LNST qua các năm, tránh tình trạng tốc độ tăng của tổng CP áp đảo tốc độ tăng tổng DT, qua đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu về LN của tổng công ty.
Tóm lại, nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm vẫn chưa đạt hiệu quả cao, biểu hiện là LNST qua các năm. Tuy nhiên, có hai điều chúng ta cần chú ý khi phân tích tình hình LN của công ty Cổ Phần Xây Dựng Sóc Trăng trong giai đoạn này. Đầu tiên, qua ba năm hoạt động với những khó khăn chồng chất, công ty vẫn hoạt động có lãi và đứng vững trên thị trường. Đây là một nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty. Thứ hai, công ty cần có sự quan tâm đến khoản mục LN khác, đang có xu hướng giảm mạnh theo từng năm. Qua phân tích chúng ta thấy rằng công ty cần cố gắng để có được nhiều lợi nhuận hơn nữa góp phần làm giàu cho công ty và cho đất nước.
4178 3193 2492 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2010 2011 2012 LNST
32
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VLXD