7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.2.2.3. Thời hạn thanh toán
* Thời hạn thu tiền
Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay bán thiếu trong việc tiêu thụ hàng hóa, ở đây chúng ta chỉ xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” với “Doanh thu thuần” để từ đó biết được thời hạn mà khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp.
Bảng 4.14: Thời hạn thu tiền
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012
Phải thu khách hàng 2.475 9.582 19.998 7.107 10.416 Doanh thu thuần 138.232 149.619 152.096 11.387 2.477 Doanh thu bình quân 1 ngày 383,98 415,61 422,49 31,63 6,88
Thời hạn thu tiền (Ngày) 6,45 23,06 47,33 16,61 24,27
Thời hạn thu tiền càng ngày càng tăng cao,năm 2011 là 6 ngày, sang năm 2012 tăng vọt lên 23 ngày và năm 2013 tăng gấp đôi 47 ngày, số ngày thu tiền này quá chậm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận, doanh nghiệp cần chú ý để điều chỉnh kịp thời.
* Thời hạn trả tiền
Thời hạn trả tiền được đánh giá trên tỷ số giữa “Khoản phải trả người bán” so với “Giá vốn hàng bán”, nhằm biết được thời gian doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Bảng 4.15: Thời hạn trả tiền
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012
Các khoản phải trả người bán 175 138 730 (37) 592 Giá vốn hàng bán 123.470 118.635 120.859 (4.835) 2.224 Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày 342,97 329,54 335,72 (13,43) 6,18
Thời hạn trả tiền (Ngày) 0,51 0,42 2,17 (0,09) 1,75
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn chung thời hạn trả tiền của doanh nghiệp tăng qua các năm, tuy nhiên thời hạn này vẫn ngắn cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn nhà cung cấp thấp.
4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…); mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà quản trị một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị.
a. Hệ số lãi gộp
Hệ số này được sự quan tâm đặc biệt của nhà quản lý vì nó cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh.
Bảng 4.16: Hệ số lãi gộp Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 Lãi gộp 14.760 30.983 31.236 16.223 253 Doanh thu thuần 138.232 149.619 152.096 11.387 2477
Hệ số lãi gộp (%) 10,68 20,71 20,54 10,03 (0,17)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số lãi gộp của doanh nghiệp tăng từ năm 2011 là 10,68 % tăng lên 20,71 % năm 2012 và tương đối ổn đinh không thay đổi nhiều trong năm 2013 là 20,54 %, nguyên nhân là do doanh thu tăng và giá vốn hàng bán cũng tăng tương đối đều qua các năm, do đó mức tăng của hệ số này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hệ số lãi gộp cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012
A. Lãi ròng 4.532 11.114 11.539 6.582 425 B. Doanh thu thuần 138.232 149.619 152.096 11.387 2477 C. Tổng tài sản 101.043 127.114 128.591 26.071 1.477 D.Vốn chủ sở hữu 75.938 89.502 100.994 13.564 11.492 ROS (A/B ) (%) 3,28 7,43 7,58 4,15 0,15 ROA (A/C) (%) 4,48 8,74 8,97 4,26 0,23 ROE (A/D) (%) 5,96 12,42 11,42 6,46 (1) (Nguồn: Phòng kế toán)
b. Hệ số lãi ròng- Suất sinh lời của doanh thu ROS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2011 2012 2013 Hệ số lại ròng ROS
Hình 4.4: Biểu đồ suất sinh lời của doanh thu - ROS
Suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp tăng lên nhanh qua các năm, cụ thể trong năm 2011 hệ số này 3,28 %, nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận ròng tạo ra 3,28 đồng, năm 2012 hệ số này tăng lên 7,43 đồng, năm 2013 tiếp tục tăng 7,58 đồng. Doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm tăng, lãi ròng 3 năm tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp biết các quản lý, điều tiết hợp lý chi phí quản lý và chi phí bán hàng, tạo thu nhập từ các hoạt động khác.
Nếu so sánh với trung bình ngành là 13,95 % thì thấp hơn, chứng tỏ tình hình kinh doanh vẫn chưa tốt, Công ty vẫn có lãi rất thấp trong khi doanh thu lại rất cao. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy khi mà chi phí rất lớn điều này ảnh hưởng bởi giá cả thị trường tăng cao mà đặc điểm là nhiên liệu đầu vào cho quá trình hoạt động bởi yếu tố hoạt động của Công ty là sử dụng xe buýt, phương tiên chuyên dụng như xe rác, xe cẩu,… Chỉ tiêu này tăng dần trở lại là bước đầu của quá trình hồi phục năng lực kinh doanh.
c. Suất sinh lời của tài sản ROA
0 2 4 6 8 10 2011 2012 2013 Suất sinh lời tài sản của ROA
Suất sinh lời tài sản của doanh nghiệp có năm tăng năm giảm, năm 2011 trong 100 đồng tài sản doanh nghiệp chịu lãi 4,48 đồng lợi nhuận, chứng tỏ tài sản trong năm 2011 hoạt động hiệu quả, sang năm 2012 trong 100 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra 8,74 đồng lợi nhuận (tăng cao so với năm 2011 là 4,26 đồng), sang năm 2013 ROA là 8,97 đồng lợi nhuận (tăng so với năm 2012 là 0,23 đồng), lãi ròng và tài sản của doanh nghiệp trong năm đều tăng, ta thấy lãi ròng và tài sản đều tăng rất nhanh trong giai đoan từ năm 2011 đến năm 2012. Chúng ta cần nhận thấy rằng khả năng sinh lời này trong những năm tới sẽ tốt hơn chứ không phải dừng lại ở mức độ đó. Bởi lẽ trong năm 2013 doanh nghiệp đã đầu tư nhiều cho tài sản cố định vẫn chưa góp phần tạo nên doanh thu trong kỳ.
Suất sinh lời tài sản của doanh nghiệp còn thấp so với chỉ số trung bình ngành là 14,79 %, khả năng sinh lợi trên 1 đồng tài sản của Công ty vẫn chưa cao.
d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức l à một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.
0 2 4 6 8 10 12 14 2011 2012 2013 ROE
Hình 4.6: Biểu đồ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu- ROE
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thay đổi qua 3 năm so sánh, trong năm 2011 ROE mang giá trị là 5,96 %,100 đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp lãi 5,96 đồng, nhưng năm 2012 tỷ suất này tăng cao trong 100 đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp thu được 12,42 đồng lợi nhuận, năm 2013 ROE lại giảm, 100 đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp lãi 11,42 đồng lợi nhuận, thấp hơn năm 2012 là 1 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân giảm là do việc đầu tư nhiều vào tài sản cố đinh, lượng lớn nguyên, nhiên liệu trong năm 2013.
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu qua các năm thấp hơn so với bình quân ngành là 25,52%, điều này có thể thấy khi Công ty kinh doanh không mấy hiệu quả: Vốn đầu tư rất nhiều nhưng lại để nhiều trong ngân hàng làm mất khả năng sinh lời; việc sử dụng vào tài sản nhưng sử dụng chưa hết năng suất cũng như hiệu quả từ tài sản mang lại chưa cao; tình hình giá cả tăng cao làm tăng chi phí. Nhìn chung Công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên một điểm cần lưu ý là Công ty cần phải có biện pháp tăng cường thanh toán vào cuối năm không để nợ phải thu ở mức cao như hiện tại.
e. Mối quan hệ giữa các hệ số- Sơ đồ DuPont
Phương pháp phân tích suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu dựa vào mối quan hệ với suất sinh lời của tài sản được gọi là phương pháp phân tích Dupont.
(Nguồn: Tính từ bảng Cân đối kế toán và bảng kết quả HĐKD)
Hình 4.7: Sơ đồ dupont Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROE (1)
2011 2012 2013 5,96 % 12,42 % 11,42 %
Suất sinh lời của tài sản ROA (2) 2011 2012 2013 4,48 % 8,74% 8,97% Tỷ lệ tài sản/ Vốn chủ sở hữu (Lần) (3) 2011 2012 2013 1,33 % 1,42 % 1,27 %
Tỷ suất lợi nhuận (so với doanh thu) – ROS (4) 2011 2012 2013 3,28% 7,43 % 7,58 % Số vòng quay tổng tài sản (Vòng) (5) 2011 2012 2013 1,37 % 1,18 % 1,18 % Lợi nhuận ròng (tr.đ) (6) 2011 = 4.530 2012 = 11.114 2013 = 11.537 Doanh thu (tr.đ) (7) 2011 = 138.231 2012 = 149.619 2013 = 152.096 Tổng tài sản (tr.đ) (9) 2011 = 101.043 2012 = 127.114 2013 = 128.591 Doanh thu (tr.đ) (8) 2011 = 138.231 2012 = 149.619 2013 = 152.096 (1) = (2) x (3) (2) = (4) x (5) (4)= (6)x 100%/ (7) (5)= (8)x 100%/ (9)
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ta dựa vào bảng sau:
Bảng 4.18: Bảng phân tích roe CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thuần (%) 3,28 7,43 7,58 4,15 0,15 Tỷ suất doanh thu thuần/ tài sản 1,37 1,18 1,18 (0,19) 0 Tỷ suất tổng tài sản/ VCSH 1,33 1,42 1,27 0,09 (0,15) Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH (%) 5,97 12,45 11,36 6,48 (1,09)
Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Tương ứng: ROE = a x b x c * Năm 2012 so với năm 2011
ROE12 = 7,43 x 1,18 x 1,42 = 12,45 % ROE11 = 3,28 x 1,37 x 1,33 = 5,97 %
Chênh lệch ROE là ROE = 12,45 – 5,97 = 6,47 % Vậy ROE12 tăng so với ROE11 là 6,47 %
Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE là
* Ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (a) a = a12 x b11 x c11 – a11 x b11 x c11
a= 7,43 x 1,37x 1,33– 3,28 x 1,37 x 1,33 = 7,56 %
Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng 4,15 % đã làm cho ROE tăng tương ứng là 7,56 %.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu trên tài sản (b) b = a12 x b12 x c11 – a12 x b11 x c11
b = 7,43 x 1,18 x 1,33 - 7,43 x 1,37 x 1,33 = (1,88 %)
Do tỷ suất doanh thu trên tài sản năm 2012 giảm 0,19 % so với 2011 nên đã làm cho ROE giảm 1,88 %
* Ảnh hưởng tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu (c) c = a12 x b12 x c12 – a12 x b12 x c11
c = 7,43 x 1,18 x 1,42 - 7,43 x 1,18 x 1,33 = 0,79 %
Tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu trong năm 2012 tăng 0,09 lần nên đã làm cho ROE tăng 0,79%
Ta có ROE = a + b + c = 7,56 + (1,88)+ 0,79 = 6,47 % (Đúng bằng đối tượng phân tích)
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ta thấy ROE tăng 6,47 % là do nhân tố lợi nhuận trên doanh thu và tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu đã làm ROE tăng trong khi đó thì nhân tố doanh thu trên tài sản làm cho ROE giảm.
* Năm 2013 so với năm 2012 Tương tự như vậy, ta có
ROE13 = 7,58 x 1,18 x 1,27 = 11,36 % ROE12 = 7,43 x 1,18 x 1,42 = 12,45 % ROE = 11,36 – 12,45 = (1,09)% a = a13 x b12 x c12 – a12 x b12 x c12 a = 7,58 x 1,18 x 1,42 - 7,43 x 1,18 x 1,42 = 0,25 % b = a13 x b13 x c12 – a13 x b12 x c12 b = 7,58 x 1,18 x 1,42 - 7,58 x 1,18 x 1,42 = 0 % c = a13 x b13 x c13 – a13 x b13 x c12 c = 7,58 x 1,18 x 1,27 - 7,58 x 1,18 x 1,42 = (1,34) %
Như vậy: ROE = a + b + c = 0,25+ 0 + (1,34) = (1,09) % (Đúng bằng đối tượng phân tích)
Sự tăng lên của nhân tố lợi nhuận trên doanh thu 0,15 %, tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm 0,15 % đã làm cho ROE tương ứng tăng 0,25 % và giảm 1,34 %, trong khi đó doanh thu trên tài sản là 0 % đã làm cho ROE cũng
là 0 % điều này chứng tỏ trong những năm qua tài sản của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.