7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.2.2.2. Số vòng luân chuyển hàng hóa (Vòng quay hàng tồn kho)
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho phản ảnh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Nó thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Số ngày của một vòng quay phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.
Bảng 4.13: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá vốn hàng bán 123.470 118.635 120.859 (4.835) 2.224 Hàng tồn kho đầu kỳ 9.568 10.615 14.026 1.047 3.411 Hàng tồn kho cuối kỳ 10.615 14.026 1.713 3.411 (12.313) Hàng tồn kho bình quân 10.092 12.321 7.869,5 2.229 (4.451,5) Vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 12,23 9,63 15,36 (2,6) 6
Số ngày của một vòng quay (Ngày) 29,44 37,38 23,44 8 (14)
Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho tương đương là 12 vòng, mỗi vòng với thời gian 29 ngày, nghĩa là trung bình hàng hóa mua về được bán ra 12 lần, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2012 giảm tương đương 3 vòng và số ngày luân chuyển mỗi vòng tăng lên 8 ngày so với năm 2011, nguyên nhân là do Công ty dự trữ một lượng hàng tồn kho khá lớn trong khi giá vốn hàng bán lại giảm, điều này cho thấy kinh doanh không mấy hiệu quả. Sang năm 2013 vòng luân chuyển hàng tồn kho lại tăng xấp xỉ 6 vòng, số ngày luân chuyển giảm 14 ngày so với năm 2012.
Trung bình ngành là 53,24 vòng nếu so sánh thì ta thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty là khá thấp điều nay chứng tỏ hoạt động của Công ty đang bất thường về hàng tồn kho, lượng hàng tồn kho dự trữ quá nhiều qua các năm. Tuy nhiên, thông thường hàng tồn kho càng thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh không tốt, nhưng công ty đưa ra quyết định dự trữ hàng tồn kho nhằm hạn chế nguy cơ tăng giá nguyên vật liệu vì vậy giảm đi các khoản chi phí đầu vào.