Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công trình đô thị thành phố cần thơ (Trang 57 - 58)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Cơ cấu công nợ thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn và ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thừa khi doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm phần vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ thiếu một phần vốn để sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.7: Bảng so sánh hệ số công nợ qua các năm

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012

Các khoản phải thu 5.478 12.465 21.958 6.987 9.493 Các khoản phải trả 25.105 37.612 27.597 12.507 (100.15) Hệ số khái quát về công

nợ (%)

21,82 33,14 79,57 11,32 46,43

(Nguồn: Phòng kế toán)

Dựa vào bảng so sánh trên ta thấy: hệ số khái quát về công nợ qua các năm tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:

Năm 2011 hệ số này là 21,82%, sang năm 2012 hệ số này tăng lên là 33,14% do trong năm 2012 doanh nghiệp đã huy động vốn từ bên ngoài là 37.612 tr.đ tăng 12507 tr.đ so với năm 2011. Song doanh nghiệp cũng tiến hành cung cấp tín dụng cho đối tác là 12.465 tr.đ (tăng 6.987 tr.đ so với năm 2011).

Năm 2013 hệ số khái quát về công nợ vẫn tiếp tục tăng cao, năm 2013 hệ số này là 79,57% (tăng 46,43 % so với năm 2012), điều này là do trong năm 2013 doanh nghiệp có khoản phải thu rất lớn 21.958 tr.đ (tăng 9.493 tr.đ so với năm 2012).

Với số liệu 3 năm vừa phân tích trên ta thấy tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1, cho thấy lượng vốn chiếm dụng doanh nghiệp lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng. Năm 2011 lượng vốn bị chiếm dụng trong năm khá thấp do trong năm hầu hết các công trình đã được quyết toán, Công ty thu được khá nhiều tiền vì vậy các khoản phải thu là khá thấp. Năm 2012 lương vốn bị chiếm dụng tăng nguyên nhân là do Công ty chưa thu được tiền từ một số hộ dân, bên cạnh đó một số công trình còn chậm quyết toán, các khoản nợ phải thu tăng, và kéo dài sang sang năm 2013.

Từ góc độ là nhà quản lý chúng ta nhận thấy đây là một tín hiệu chưa tốt vì nó chứng tỏ tình trạng kéo dài trong việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, dẫn đến việc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nhưng điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp biết cách sử dụng vốn của đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công trình đô thị thành phố cần thơ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)