Điều kiện văn hoá, chính trị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 34)

6. Giả thuyết và khung lý thuyết

1.6.1.3 Điều kiện văn hoá, chính trị

Là trung tâm phát triển kinh tế, Hà Nội đồng thời là trung tâm văn hoá, chính trị của nhà nước. Định cư trên mảnh đất phát triển về mọi mặt, cùng với sự bùng nổ về thông tin, sự giao thoa văn hoá, người dân Hà Nội được thụ hưởng một nền văn hoá hiện đại, tiến tiến.

Ngày nay, do sự phát triển của Khoa học công nghệ và thông tin liên lạc, không chỉ người dân Hà Nội mà tất cả người dân các vùng trên phạm vi đất nước đều nắm bắt được các quan điểm, đường lối, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục trực tiếp, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể người dân rất dễ dàng tiếp nhận và làm theo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động việc thực hiện Công ước về QTE nói chung và nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em của các gia đình người dân.

Đặc điểm địa lý, dân số, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi quận, huyện khác nhau. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu như sau:

Huyện Từ Liêm:

Với diện tích 75,32km2

và dân số 240.000 người, Từ Liêm là một huyện ngoại thành thành phần kinh tế bao gồm cả dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Đây là một đặc trưng khác biệt của Huyện so với Quận Thanh Xuân và Quận Hoàn Kiếm. Vì vậy, thành phần hộ gia đình người dân thuộc Huyện Từ Liêm cũng bao gồm các gia đình nông dân. Điều này nói lên mặt bằng nhận thức, trình độ học vấn trung bình của các gia đình thuộc địa bàn này. Đồng thời nó quy định cách thức chăm sóc của cha mẹ đối với con cái, quy định vai trò của những người con trong gia đình.

Trong những năm gần đây, do có sự chuyển dịch trung tâm thành phố về mặt địa lý, một bộ phận đất nông nghiệp của Huyện Từ Liêm đã được quy hoạch, người dân được đền bù và chuyển hình thức làm kinh tế. Đây cũng là một chỉ báo khi chúng ta nghiên cứu đặc điểm gia đình người dân thuộc Huyện Từ Liêm.

Quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân với diện tích là 9,11km2 , dân số 185.000 người, là một quận “trung bình” về điều kiện kinh tế của các gia đình, do thành phần người dân chủ yếu là trí thức, làm công ăn lương. Đây cũng là địa bàn không có đặc trưng rõ rệt về hoạt động kinh tế giống như huyện Từ Liêm và quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên đặc trưng về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ của người dân địa bàn này có thể quy định cách dạy dỗ, ứng xử của cha mẹ đối với con cái.

Quận Hoàn Kiếm

Có thể nói đây là Quận “tấp nập” nhất Hà Nội, với diện tích chỉ 5,29km2 nhưng số người lên đến 178.073 người chưa tính người dân tạm trú. Quận Hoàn Kiếm gói trọn cả 36 phố phường nên sầm uất với hoạt động kinh doanh, buôn bán, tham quan, du lịch. Hầu hết các gia đình người dân sống tại khu vực này đều tham gia vào hoạt động kinh doanh, buôn bán. Làm ăn kinh tế, có thu nhập cao giúp các bậc cha mẹ có điều kiện chăm sóc tốt hơn về mặt vật chất cho con cái. Tuy nhiên, điều này có ảnh hưởng đến định hướng giáo

dục con cái, đặc biệt chi phối thời gian rảnh rỗi của cha mẹ dành cho con cái. Tất nhiên sẽ khó tránh khỏi tình trạng sử dụng sức lao động của trẻ em vào công việc làm ăn của cha mẹ.

Ngoài ra, đây là một địa bàn có nhiều người ngoại quốc sinh sống, yếu tố nước ngoài này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống, xã hội của cư dân địa bàn.

CHƢƠNG II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ

TRONG CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM TẠI CÁC GIA ĐÌNH NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

I. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ TRONG CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM ƢỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM

1.1. Nhận thức của các gia đình ngƣời dân thành phố Hà Nội về nhóm quyền đƣợc bảo vệ trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em quyền đƣợc bảo vệ trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em

1.1.1. Nhận thức của người dân thành phố Hà Nội về Công ước quốc tế về quyền trẻ em quyền trẻ em

a) Nhận thức của các bậc cha mẹ về Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Theo Tâm lý học: Nhận thức là một quá trình. Ở con người, quá trình thường gắn với một mục đích nhất định, nên nhận thức của con người thường là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm…) (2)

Nhận thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cá nhân quyết định hành động cuả mình. Nó là cách nhìn nhận, đánh giá của con người trước những sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vì thế ở đây, nếu như người mẹ nhận thức tốt về Công ước và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, sẽ giúp cho họ có những hành động đúng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và thực hiện tốt nhóm quyền được bảo vệ của trẻ trong gia đình, ngược lại nếu họ có không biết hoặc không nhận thức tốt về các nhóm quyền của trẻ trong Công ước thì quyền của các em sẽ không được tôn trọng và đảm bảo. Thậm chí điều đó có thể ảnh hưởng đến kết cấu gia đình, hạnh phúc gia đình nếu như có những đứa trẻ đã biết về quyền của mình qua các kênh giáo dục chính

thống hay qua phương tiện thông tin đại chúng và về nhà có những phản ứng lại đối với người lớn.

Vậy trên thực tế hiện nay các bậc cha mẹ Hà Nội đã hiểu thế nào về Công ước quốc tế về QTE, về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em ?

Về vấn đề này, kết quả của cuộc khảo sát của chúng tôi vừa qua tại quận Hoàn Kiếm, quận Thanh Xuân và huyện Từ Liêm cho thấy tỷ lệ các bậc cha mẹ biết hoặc nghe về Công ước rất thấp. Hầu hết các bậc cha mẹ biết đến những kiến thức liên quan tới trẻ em như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tâm lý trẻ em, kỹ năng nuôi dạy trẻ em.

Bảng 1.1.1.a: Tỷ lệ người dân Hà Nội hiểu biết về Công ước và các kiến thức liên quan đến trẻ em

TT Nội dung Quận Hoàn Kiếm Quận Thanh Xuân Huyện Từ Liêm Tổng Biết Không biết Biết Không biết Biết Không biết Biết Không biết

1 Công ước quốc tế về QTE 46 (31%) 104 (69%) 52 (34%) 98 (66%) 30 (20%) 120 (80%) 128/450 (28%) 322/450 (72%) 2 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE 57 93 75 75 45 105 177/450 (39%) 273/450 (61%) 3 Tâm lý trẻ em 61 89 92 58 62 88 215/450 (48%) 235/450 (52%) 4 Kỹ năng nuôi dạy trẻ 88 62 107 43 83 67 278/450 (62%) 172/450 (38%)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, có tới 72% bậc cha mẹ được hỏi chưa từng nghe hoặc chưa biết về Công ước quốc tế về QTE. Họ có xu hướng biết về những kiến thức liên quan đến trẻ em hơn như kỹ năng nuôi dạy con cái,

tâm lý của trẻ em. Như vậy, kiến thức về Công ước chưa thực sự phổ biến trong cuộc sống của người dân, mặc dù hiện nay việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các kiến thức liên quan đến trẻ em như Công ước, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là khá phổ biến. Nói một cách khác, tính chủ động trong việc tiếp cận thông tin vẫn chưa được thể hiện rõ ở người dân trong địa bàn khảo sát. Lí giải điều này từ góc độ xã hội học, có thể nhận thấy đây là hành động duy lí truyền thống. Trong xã hội Việt Nam từ xưa tất cả những cách ứng xử đều đi theo những khuôn mẫu và chuẩn mực nhất định, vì thế những con người trong xã hội ấy ít khi tự tìm hiểu và khám phá những điều mới mà thường chấp nhận những khuôn mẫu ứng xử cũ. Tư tưởng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay và thể hiện rõ nét thông qua việc thiếu chủ động tiếp cận với những luồng thông tin mới mẻ trong xã hội.

Trong đó có sự khác nhau giữa ba địa bàn nghiên cứu, người dân huyện Từ Liêm có tỷ lệ người không biết đến Công ước cao nhất 80%, số người biết chỉ chiếm 20%, người dân Quận Thanh Xuân biết về Công ước cao hơn 34%. Dưới góc độ xã hội học từ thuyết biến đổi xã hội có thể thấy sự thay đổi về cơ sở hạ tầng dẫn đến kiến trúc thượng tầng cũng có những thay đổi nhất định. Nói cách khác, ở những vùng có sự thay đổi nhanh chóng về cơ sở vật chất thì đồng nghĩa với nó là sự biến đổi nhanh chóng trong tư duy của con người về mặt xã hội. Ngoài yếu tố về cơ sở vật chất, điều này liệu có liên quan đến các chỉ báo khác như trình độ học vấn, nghề nghiệp của các bậc cha mẹ hay không, chúng tôi đi đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ báo đó và sự hiểu biết về Công ước. Kết quả cho thấy, rõ ràng có mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự hiểu biết về Công ước. Nghĩa là có sự khác biệt giữa những người có trình độ học vấn cao và thấp về sự hiểu biết Công ước. Điều đó cho thấy, Công ước quốc tế về QTE là một kiến thức còn khá xa cuộc sống thực tế, chính vì thế không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận và hiểu biết.

Trong mối quan hệ với nghề nghiệp của họ, kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết những bậc cha mẹ có nghề nghiệp là giáo viên, bác sỹ, cán bộ dân số, cán bộ hội phụ nữ đều hiểu biết về Công ước. Tuy nhiên, ngay cả những bà mẹ có hiểu biết về Công ước thì những hiểu biết này cũng chưa thật sự đầy đủ, hầu hết họ chỉ hiểu biết ở mức độ vừa phải, hiểu sơ qua hoặc chỉ hiểu những nội dung mà họ quan tâm, họ chưa có ý thức tìm hiểu sâu về nó. Điều này có thể là do các kênh truyền thông mà họ tiếp cận chưa mang lại đầy đủ thông tin về Công ước hoặc do bản thân các bậc cha mẹ cũng chưa có ý thức tìm hiểu về vấn đề này. Đó là lí do khiến họ chưa liệt kê được những nhóm quyền trong Công ước trong đó có nhóm quyền được bảo vệ. Đặc biệt là những bà mẹ làm nghề nông nghiệp thì hầu như họ không hay biết hoặc không quan tâm đến Công ước. Các bậc cha mẹ có nghề nghiệp là buôn bán, nông nghiệp, nghề tự do, kể cả cán bộ văn phòng thì hầu như họ không hay biết hoặc không quan tâm đến Công ước. Lí giải điều này theo thuyết tương tác xã hội có thể nhận thấy: giữa các nhóm xã hội thường xuyên có sự tương tác trao đổi thông tin, tuy nhiên luồng thông tin mà họ quan tâm và tương tác, trao đổi thông thường có liên quan đến đặc thù nghề nghiệp của họ. Hẳn những người làm kinh doanh buôn bán sẽ trao đổi với nhau về vấn đề mặt hàng, thị trường, giá cả, doanh thu, lợi nhuận. Hay những người nông dân sẽ trao đổi về vấn đề mùa màng, cây trồng, vật nuôi. Liệu mấy ai quan tâm đến quyền trẻ em hay Luật bảo vệ chăm sóc, trẻ em. Lí giải cho điều này chúng tôi đã thu được những ý kiến sau:

Việc biết hay không biết về Công ước cũng có ảnh hưởng gì đến công việc hay cuộc sống của chng tôi đâu…suốt ngày đầu tắt mặt tối nên biết cũng được mà chẳng biết cũng được”

Như vậy, người dân thành phố Hà Nội vẫn chưa coi việc tìm hiểu kiến thức về Công ước là cần thiết trong cuộc sống gia đình, vẫn còn có những phụ nữ chưa thực sự biết đến Công ước quốc tế về QTE hoặc nếu biết thì những kiến thức này cũng chưa thực sự đầy đủ.

Nguyên nhân của thực trạng này ngoài lí do phong tục tập quán của người Việt là ít chú trọng đến các văn bản pháp luật mà thường coi trọng luật lệ, hương ước thì thực trạng này còn có thể do một nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của việc tuyên truyền về Công ước.

Điều này cho thấy, những người trực tiếp làm việc với trẻ em hoặc làm việc liên quan đến trẻ em thì họ mới quan tâm hoặc được trang bị kiến thức về Quyền trẻ em. Còn người dân thường, việc không biết về Công ước cũng không ảnh hưởng đến công việc, không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ thì có lẽ họ không nhất thiết phải cố gắng tìm hiểu về nó. Rõ ràng kiến thức về Công ước còn chưa được coi là kiến thức phổ thông, cơ bản trong cuộc sống gia đình.

Vậy tại sao người dân thành phố Hà Nội còn chưa thực sự biết đến Công ước quốc tế về QTE? Với câu hỏi đặt ra “Lý do anh/ chị biết về Công ước quốc tế về quyền trẻ em?” thì trong số các bậc cha mẹ biết về Công ước trả lời là do họ tự tìm hiểu và qua đài, ti vi hoặc các phương tiện truyền thông khác. Vấn đề đặt ra là, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông như hiện nay, tại sao chỉ một bộ phận người dân biết về Công ước. Phải chăng, cách thức truyền thông, chiến lược truyền thông và mục tiêu truyền thông của chúng ta chưa rõ ràng, chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Chúng ta chưa làm nổi bật được tầm quan trọng của việc thực hiện quyền trẻ em, vấn đề tôn trọng nhân quyền trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Phải chăng chúng ta mới chỉ truyền thông mang tính chất hình thức mà chưa đưa thành nội dung bắt buộc. Chính vì vậy, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước từ rất sớm,

song hiện nay số người biết về nó còn rất ít. Đây là thực trạng mà chúng ta cần phải quan tâm, vì có biết nhận thức được về quyền trẻ em thì mới chuyển biến hành vi của các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái.

b) Nhận thức của trẻ em về Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Tìm hiểu về nhận thức của trẻ em cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì chỉ khi có những nhận thức rõ rệt và cụ thể thì các em mới biết được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Từ đó, có những tác động tích cực tới hành động của các bậc cha mẹ.

Khi tìm hiểu về nhận thức của trẻ, chúng tôi nhận thấy khác với các bậc cha mẹ, nhìn chung tỷ lệ trẻ em biết về Công ước quốc tế về QTE cao hơn. Tìm hiểu về điều này chúng tôi nhận thấy, các em được trang bị những kiến thức này thông qua các chương trình học tập, hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Tuy nhiên, nhận thức của trẻ không đồng đều mà có sự khác biệt giữa các cấp học. Nghiên cứu 210 em tại cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông về sự hiểu biết về Công ước chúng tôi thu được những thông tin sau:

Bảng 3: Kiến thức của trẻ em về Công ƣớc quốc tế

Cấp học Hiểu/ biết Không biết Tổng

Tiểu học 11% (89%) 100%

Trung học cơ sở 97% 23% 100%

Trung học phổ thông 64% 36% 100%

Tổng 57.6% 42.4% 100%

Qua bảng số liệu ta thấy, các em ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở hầu hết biết về Công ước quốc tế về QTE (97%) do các em được học trong trường. Được biết nội dung giáo dục về Công ước nằm trong một bài học của môn

giáo dục Công dân lớp 6. Chỉ một tỷ lệ nhỏ các em trong độ tuổi tiểu học biết

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)