Thực trạng việc thực hiện nhóm quyền đƣợc bảo vệ trong Công ƣớc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 45)

I. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ TRONG CÔNG ƢỚC

1.2 Thực trạng việc thực hiện nhóm quyền đƣợc bảo vệ trong Công ƣớc

của các gia đình ngƣời dân thành phố Hà Nội

Như trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi đã trình bày, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu việc thực hiện một số khía cạnh của nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước cụ thể là: bảo vệ trẻ em khỏi sự sao nhãng, khỏi bạo lực về cả thể chất và tinh thần và bảo vệ khỏi sự bóc lột về lao động

1.2.1. Các gia đình người dân người dân Hà Nội còn sao nhãng với trẻ em

1.2.1.1. Mứcđộ chăm sóc con cái

Chăm sóc con cái là chức năng quan trọng của các gia đình, là bản năng, là tình cảm đồng thời là nghĩa vụ và trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Điều đó là tất yếu và chúng ta không phải quan tâm nếu như các gia đình thực hiện đúng chức năng của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, với guồng quay của cơ chế thị trường, với nhu cầu mong muốn ngày càng cao của con người, hầu hết các bậc cha mẹ đã lao vào công việc để kiếm tiền, làm xuất hiện những lỗ hổng về mặt tình cảm trong gia đình, giữa các thành viên nói chung và giữa cha mẹ với con cái.

Ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam vấn đề sao nhãng trẻ em được coi là một hình thức lạm dụng ít được sự quan tâm so với các hình thức lạm dụng trẻ em khác. Vì dường như hình thức này khó đo lường và chưa biểu hiện hậu quả trước mắt. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này đã được thừa nhận là một vấn đề xã hội mà chúng ta đặc biệt phải quan tâm, bởi nó có những hậu quả về lâu dài mà chúng ta không thể lường trước được. Người ta cho rằng có mối quan hệ không thể tách rời giữa nghèo đói và sao nhãng, hiển nhiên một gia đình nghèo sẽ không có điều kiện chăm sóc trẻ em đầy đủ về mặt vật chất. Ngoài ra, hiện nay không chỉ những trẻ em nghèo mới bị sao nhãng, không được chăm sóc đầy đủ, mà cả những trẻ em của các gia đình giầu cũng cảm thấy bị cô đơn, bị lơ đãng và thiếu thốn về mặt tình cảm. Vì thế, tìm hiểu về mức độ chăm sóc con cái là một vấn đề hết sức quan trọng khi nhìn nhận việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Tìm hiểu về hai khía cạnh tích cựctiêu cực về sự chăm sóc của người mẹ đối với con cái với cả hai đối tượng cha mẹ và trẻ em cho ta các kết quả như sau:

Bảng 5: Hoạt dộng chăm sóc trẻ em của các gia đình

TT Hình thức chăm sóc Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tổng

1 Không cho ăn 1.7% 5.1% 94.2% 100

2 Không chăm sóc 2.1% 6.3% 91.6% 100

3 Không tâm sự 2.6% 22% 75.4% 100

4 Quan tâm, chăm sóc chu đáo

94.8% 5.2% 0% 100

Bảng số liệu trên cho thấy hầu hết các bà mẹ đều thực hiện rất tốt việc chăm sóc con cái, đặc biệt là về mặt vật chất. Có 94.2% bà mẹ không bao giờ không cho con ăn vì bất cứ lí do gì. Về điều này chúng tôi thu được ý kiến sau:

“Dù thế nào cũng là con mình. Hay hay dở nó cũng là do mình đẻ ra. Con cái mắc lỗi thì phạt bằng nhiều cách chứ ai lại bắt nó không được ăn bao giờ. Không ăn lấy đâu ra sức mà học hành, làm việc.”

(Nữ-46 tuổi- nông nghiệp) Tuy nhiên, mức độ chăm sóc về mặt tinh thần các bà mẹ lại có phần sao nhãng hơn. Chỉ có 62.7% các bà mẹ biết cách lắng nghe chia sẻ với con cái, trong khi đó có 94.8% các bà mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo tới con cái. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được ý kiến sau:

“Nói chung là mình làm nghề nông, cũng chỉ biết lo cho con cái chúng nó có cái ăn, cái mặc cho bằng bạn bằng bè đã là khó khăn lắm rồi. Còn tâm sự, chia sẻ thì ít lắm. Hai thế hệ cách biệt cách nghĩ khác nhau nên không tâm sự được.” (Nữ- 46 tuổi- Từ Liêm)

Như vậy một thực trạng hiện nay các gia đình quan tâm đến đời sống vật chất của con cái hơn đời sống tinh thần. Điều này nhìn nhận từ quan điểm xã hội học của M. Weber có thể thấy đây là hành động xã hội duy lí truyền thống. Do cuộc sống vất vả, nên người Việt ta từ xưa lúc nào cũng mong muốn có một cuộc sống vật chất đầy đủ, đời sống tinh thần ít khi được chú ý tới. Ngày nay, cuộc sống đã có rất nhiều đổi khác nhưng những yếu tố vật chất vẫn luôn được những người dân Việt quan tâm hàng đầu. Sự nghèo khổ trong suốt một thời gian dài chính là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến những yếu tố vật chất luôn được đề cao. Người dân Hà Nội tuy sống trong môi trường văn hóa phát triển song vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa truyền thống, nên những thói quen này đã trở thành gốc rễ trong tư tưởng, trong cách ứng xử của họ. Vì vậy, mặc dù hiện nay đã có rất nhiều người có kinh tế khá giả nhưng

mức độ quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái vẫn bị đặt dưới yếu tố vật chất. Dẫu rằng yếu tố vật chất là then chốt để giải quyết mọi vấn đề và khi có một cuộc sống có đẩy đủ thì người ta mới có thể chăm lo hơn đến đời sống tinh thần, nhưng nếu không quan tâm đúng mức về mặt tình thần thì nó có thể để lại hậu quả nặng nề hơn.

Tóm lại, đa phần các gia đình đều rất quan tâm và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Sự chăm lo về đời sống vật chất vẫn được đặt lên trên đời sống tinh thần.

b) Thời gian chăm sóc con cái

Thời gian cha mẹ dành ở bên cạnh con cái đánh giá mức độ giao tiếp, tương tác của cha mẹ với con cái hằng ngày, đồng thời nói lên mức độ gần gũi, thân mật trong gia đình. Chúng tôi có tiến hành khảo sát về thời gian các bậc cha mẹ dành cho con cái mỗi ngày. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

3% 49% 63% 23.50% 37.70% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0' 0-15' 15-30' 30-60' 1h-2h >2h

Biểu đồ 1.2.1b. Thời gian ngƣời mẹ dành cho con cái mỗi ngày

Vui chơi Tâm sự Dạy học Chăm sóc

67.50% 34% 47.70% 18.20% 12% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0' 0-15' 15-30' 30-60' 1h -2h >2h

Biểu đồ 1.2.1 b Thời gian ngƣời cha dành cho con cái mỗi ngày

Vui chơi Tâm sự Dạy học chăm sóc

Nhìn vào biểu đồ thời gian cha mẹ dành cho con cái ta thấy, phần lớn cha mẹ dành cho con cái trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 1 giờ mỗi ngày để vui chơi, tâm sự, dạy học và chăm sóc. Chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa cha và mẹ về thời gian cho con cái.

Hầu như cha mẹ dành rất ít thời gian để tâm sự với con cái. Có tới 67.5% người cha được khảo sát chỉ dành khoảng thời gian nhỏ là từ 0 - 15 phút để tâm sự với con cái. Người mẹ được coi là những người gần gũi với con cái hơn cả thì đa số cũng chỉ dành từ 15-30 phút để tâm sự với chúng và con số đó chỉ chiếm dưới một nửa (49%).

Dường như việc vui chơi, dạy học và chăm sóc nhận được nhiều sự quan tâm của cha mẹ hơn. Tuy nhiên, đa số cha mẹ chỉ dành thời gian dưới 1 giờ cho các công việc đó. Rất ít người dành thời gian từ 1 giờ đến 2 giờ hoặc lâu hơn nữa cho việc chăm sóc con cái nói chung. Việc xác định thời gian cha mẹ ở bên cạnh con cái chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào độ tuổi của con cái. Chẳng hạn trẻ em ở độ tuổi dưới 6 thì thời gian cha mẹ dành để chăm

sóc, vui chơi sẽ nhiều hơn, trẻ em ở độ tuổi tiểu học thì cha mẹ sẽ dành nhiều thời gian dạy học, còn với độ tuổi lớn hơn cha mẹ sẽ dành thời gian để tâm sự, chỉ bảo nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả trên nói lên mức độ tương tác, giao tiếp của cha mẹ với con cái mỗi ngày là khá thấp. Điều này thực ra cũng không khó lí giải. Khi cuộc sống còn nhiều khó khăn thời gian rảnh rỗi bị thu hẹp để dành cho các hoạt động kinh tế. Người dân Hà Nội tuy kinh tế đã có những nét đổi mới nhưng tỉ lệ những người giàu còn chưa nhiều, vì thế, thời gian rỗi đa phần bị biến thành thời gian hoạt động kinh tế. Nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ xã hội học có thể thấy đây là hành động duy lí truyền thống. Người Việt Nam ta từ xưa đã sống trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn vì thế tâm lí lo xa, ăn bữa này lo bữa mai luôn tồn tại trong tâm lí của họ. Vì vậy, mặc dù hiện nay kinh tế đã có những bước phát triển nhưng người dân chịu ảnh hưởng của tư tưởng này vẫn tích cực lao động sản xuất trong thời gian rỗi. Phải chăng, việc cha mẹ dành ít thời gian bên cạnh con cái, sao nhãng tình cảm với trẻ em là do cha mẹ dành qúa nhiều thời gian làm việc với nỗ lực có thể dành cho con cái một tương lai tốt đẹp hơn về tài chính?... Họ cũng chỉ ra rằng, rất khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình hay nói cách khác là xung đột vai trò. Đối chiếu với lý thuyết hành động xã hội cho thấy ở đây đã có sự đấu tranh nội tâm trong việc lựa chọn hành động của cha mẹ. Như vậy, trong xã hội hiện đại như hiện nay, không chỉ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cảm thấy thiếu thốn về mặt vật chất và tinh thần mà trẻ em trong các gia đình giầu có cũng luôn cảm thấy thiếu hụt tình cảm. Đó là căn bệnh của xã hội hiện đại và dường như nó ngày một trầm trọng hơn.

Có thể các gia đình, các bậc cha mẹ còn coi nhẹ tác hại của việc sao nhãng, “bỏ rơi” con trẻ và họ có những lý lẽ của riêng mình. Tuy nhiên, tiếp cận dựa trên quyền trẻ em cho thấy, các gia đình người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa thực hiện tốt chức năng chăm sóc trẻ em về mặt tinh

thần, nghĩa là còn chưa thực hiện tốt nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

1.2.2. Lao động trẻ em tại gia đình

1.2.2.1 Làm việc nhà

Trẻ em có quyền được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và làm bất kỳ công việc gì có thể nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành hoặc có hại đối với sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của chúng”. Đây là một điều khoản mà Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã quy định. Nhìn nhận vấn đề này tại địa bàn nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Tại địa bàn điều tra đa số các em không bị bắt ép lao động, sức ép kinh tế nếu có ảnh hưởng thì chỉ ảnh hưỏng đến các bậc làm cha làm mẹ- những người lao động chính trong gia đình. Hầu hết trẻ em Hà Nội tham gia vào các hoạt động lao động trong gia đình. Vậy các công việc nào các em thường xuyên phải làm. Nghiên cứu về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng: 6 Các công việc trẻ em tham gia tại gia đình

Công việc Quận Hoàn Kiếm Quận Thanh Xuân Huyện Từ Liêm Tổng

Không Không Không Không

Quét dọn nhà 52 18 61 9 70 0 183 (87.1%) 27 (12.9%) Tự giặt quần áo 31 39 43 27 55 25 119 (56.6%) 91 (43.4%) Bán hàng cho gia đình 34 36 7 63 3 67 44 (20.9%) 166 (79.1%)

Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy những công việc mà trẻ thường giúp bố mẹ trong khoảng thời gian rảnh rỗi, đa phần các em chỉ tham gia vào các hoạt động lao động nhẹ nhàng như quét dọn nhà cửa, tự giặt quần áo…. Về điều này có thể hiểu như sau: ngày nay các bậc cha mẹ đã có những định hướng rõ ràng về bậc học của con cái, nên họ ít khi bắt con cái tham gia vào các hoạt động kinh tế hay lao động quá sức. Đây cũng là lí do, chỉ có 20,9% số trẻ em tham gia hoạt động bán hàng giúp gia đình. Về vấn đề này cũng có thể là cơ cấu mẫu. Một lượng không nhỏ người dân Thủ đô các hoạt động thương nghiệp, dịch vụ gần đây đã có những thay đổi lớn về nhận thức- những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đây cũng chính là lí do khiến rất ít trẻ em tham gia bán hàng giúp gia đình trong thời gian rảnh rỗi. Với hoạt động quét dọn nhà cửa có tới 87.1% em tham gia vào hoạt động này, 56,6% cho biết giặt quần áo giúp gia đình. Khi được hỏi các em đều cho rằng: đó là những việc nhỏ mà các em có thể làm được mà không ảnh hưởng tới thời gian cũng như kết quả học tập của các em. Lí giải về điều này từ góc độ xã hội học, có thể nhận thấy hành động giúp đỡ bố mẹ các công việc nhỏ trong thời gian rảnh rỗi và suy nghĩ của đa phần các em là hành động duy lí truyền thống, xuất phát từ những giá trị, chuẩn mực từ xa xưa của xã hội ta. Về sau Bác Hồ cũng căn dặn các cháu thiếu nhi “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình” Lời căn dặn ấy của Bác đã dõi theo những bước đi của thiếu niên, nhi đồng Việt nam và trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ.

Như vậy, về lĩnh vực bảo vệ các em khỏi mọi hình thức bóc lột về lao động thì hầu hết các gia đình Hà Nội đều thực hiện rất tốt. Như giả định ban đầu, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm các em có phải làm việc phụ giúp thêm thu nhập cho gia đình bằng các hình thức như bán hàng trên phố hay không ? Thì hầu hết các em đều trả lời chúng tôi là “không” (Số có rất ít). Thực tế nhiều nghiên cứu đã nhận định, hiện nay tình trạng trẻ em lao động đường phố ngày

một gia tăng như đánh giầy, bán báo, bán xổ số, ăn xin…. Và một trong những điểm nóng là thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết số trẻ em này đến từ các tỉnh lẻ, không có trẻ em sống trong các gia đình Hà Nội.

1.2.2.2. Sức ép học hành

Sức ép học hành có thể coi là một trong những hình thức bạo lực về tinh thần đối với trẻ em- một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam và phổ biến hơn cả là tại Hà Nội. Nhiều gia đình đã lên tiếng vì nhà trường, thầy cô ép trẻ em học quá nhiều, không còn thời gian để trẻ vui chơi. Song trong nhiều trường hợp cha mẹ đã đặt trẻ dưới áp lực vô cùng lớn của học hành nhằm đạt kỳ vọng của cha mẹ như: danh dự cho gia đình, cho bố mẹ “mở mày mở mặt” và cho một tương lai tốt đẹp. Vì thế, trên thực tế đã có không ít trẻ em bị đánh, mắng khi nhận kết quả học hành không như bố mẹ mong muốn. Phải chăng các bậc cha mẹ đã bị chi phối bởi các giá trị, lý tưởng… mặc dù chính họ cũng biết rằng cách cư xử đó là không phù hợp.

Tìm hiểu về vấn đề này dưới chiều cạnh thời gian học tập của trẻ em với câu hỏi: “Ngoài giờ học trên lớp, anh/chị có yêu cầu các em học thêm tại nhà hoặc tại trung tâm hay không?”, chúng tôi nhận thấy chỉ số cao nhất 96% cha mẹ trả lời có. Biểu sau cho thấy rõ điều đó:

23.84% 0% 2.98%

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 45)