Bạo lực thân thể

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 54 - 58)

I. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ TRONG CÔNG ƢỚC

1.2.3.1 Bạo lực thân thể

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong giáo dục con cái ở Việt nam việc dùng vũ lực là khá phổ biến. Chứng minh cho quan điểm này có thể thấy từ xưa ông cha ta đã có câu: “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” mà

không hề biết rằng hình thức dùng vũ lực không chỉ bằng các dụng cụ mà còn bằng lời nói đã là vi phạm vào quyền được bảo vệ của trẻ em ngày nay. Hiện nay, quan điểm này có gì đổi khác hay không là một vấn đề cần nghiên cứu - nhất là từ quan điểm xã hội học. Tiến hành nghiên cứu vấn đề này tại Hà Nội với câu hỏi khảo sát về mức độ “sử dụng tay chân hoặc các dụng cụ khác như roi, gậy, thước kẻ” để đánh con cái chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ1.2.3.1a. Tỷ lệ cha mẹ giáo dục con cái có sử dụng tay, chân để đánh

14.50% 82.80%

2.70% Thƣờng xuyên

thỉng thoảng không bao giờ Biểu đồ1.2.3.1b: Tỷ lệ cha mẹ giáo dục con cái có sử dụng

dụng cụ để đánh

1.60% 26.20%

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, phần lớn cha mẹ không sử dụng dụng cụ để đánh con cái, 72.2% cha mẹ được hỏi trả lời không bao giờ trừng phạt con cái bằng cách đánh chúng bằng roi, gậy hay dụng cụ khác. Chỉ có 1.6% cha mẹ trả lời thường xuyên dạy con bằng cách đánh chúng khi chúng hư hoặc mắc lỗi. Tuy nhiên, việc đánh, đá con cái không sử dụng dụng cụ nghĩa là dùng tay, chân được hầu hết các bậc cha mẹ đều sử dụng với mức độ thỉng thoảng (82.8%). Cả hai mức độ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên” việc cha mẹ sử dụng cách đánh con bằng chân tay là 97.3%. Đây là một con số rất lớn, chỉ còn 2.7% cha mẹ không bao giờ đánh con cái bằng bất cứ hình thức nào. Lí giải điều này từ quan điểm xã hội học có thể nhận thấy hành động này là hành động duy lí truyền thống. Người Việt Nam từ xưa vẫn luôn coi việc giáo dục con cái bằng cách mắng chửi là hình thức ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất. Hơn nữa các bậc làm cha làm mẹ luôn cho mình quyền được mắng con cái và tự coi đó là hình thức giáo dục chúng. Ngày nay, điều này đã có những đổi khác, các bà mẹ nhận ra cách thức giáo dục này không mang lại nhiều hiệu quả như mong muốn nhưng như một thói quen họ vẫn sử dụng hình thức giáo dục này. So sánh trong tương quan với thời gian và mức độ người mẹ dành cho con cái trong việc tâm sự. Có thể nhận thấy một logíc như sau: ít tâm sự với con cái nên các bà mẹ thường giáo dục con cái theo thói quen, theo những chuẩn mực xưa, mặc dù có thể những giá trị ấy không còn phù hợp với thời đại hiện nay.

Tóm lại, trong cách giáo dục bằng cách đánh, mắng con cái những gia đình Hà Nội mặc dù đã có những thay đổi là ít sử dụng hình thức này song cách thức giáo dục này vẫn tồn tại trong lối sống của họ như một thói quen, một chuẩn mực trong cách giáo dục con cái từ xưa. Điều này càng được khẳng định khi chúng tôi tìm hiểu chính trẻ em và kết quả thu được như sau:

64.76% 25.24% 75.70% 5.70% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đánh có sd dụng cụ Đánh không sd dụng cụ

Không bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

Như vậy không có sự khác biệt lớn giữa hai đối tượng cha mẹ và trẻ em trong việc trả lời sử dụng các hình thức trừng phạt. Phần lớn đều trả lời “thỉng thoảng” có sử dụng các hình thức đánh đòn con cái bằng dụng cụ hoặc bằng chân tay (75.7%). Tỷ lệ người trả lời “ không bao giờ” sử dụng các hình thức trừng phạt rất thấp, chỉ có 5.7%.

Tham khảo kết quả nghiên cứu “Khảo sát thực trạng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em” tại 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang ta thấy. Theo ý kiến của người lớn có 28.6% chọn đánh đòn khi con họ mắc lỗi. Và mẹ là người thường áp dụng các hình thức trừng phạt thân thể đối với con cái nhiều hơn bố và những người khác trong gia đình. Theo ý kiến của trẻ em có 30.7% trẻ em trả lời người lớn thường đánh đòn khi chúng mắc lỗi, trong đó 5.2% người lớn thường dùng roi, gậy để đánh, 2.3% người lớn thường đá vào người trẻ, 2.1% người lớn thường xuyên tát vào mặt, mông trẻ và 2% người lớn thường xuyên vớ được cái gì thì đánh trẻ cái đấy 1.

Như vậy, hiện tượng trừng phạt thân thể trẻ em hay bạo lực thể chất trẻ em còn khá phổ biến trong các gia đình. Ngày nay, hình thức nuôi dạy con cái

như vậy không còn phù hợp nữa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã Cam kết thực hiện Công ước quốc tế về QTE. Sự trừng phạt trẻ em như vậy có thể coi là vi phạm quyền trẻ em nói chung, chưa thực hiện tốt nhóm quyền được bảo vệ trẻ em và chưa thực hiện tốt chức năng bảo vệ và chăm sóc, giáo dục con của các bậc cha mẹ nói chung.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)