Sức ép học hành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 53)

I. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ TRONG CÔNG ƢỚC

1.2.2.2. Sức ép học hành

Sức ép học hành có thể coi là một trong những hình thức bạo lực về tinh thần đối với trẻ em- một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam và phổ biến hơn cả là tại Hà Nội. Nhiều gia đình đã lên tiếng vì nhà trường, thầy cô ép trẻ em học quá nhiều, không còn thời gian để trẻ vui chơi. Song trong nhiều trường hợp cha mẹ đã đặt trẻ dưới áp lực vô cùng lớn của học hành nhằm đạt kỳ vọng của cha mẹ như: danh dự cho gia đình, cho bố mẹ “mở mày mở mặt” và cho một tương lai tốt đẹp. Vì thế, trên thực tế đã có không ít trẻ em bị đánh, mắng khi nhận kết quả học hành không như bố mẹ mong muốn. Phải chăng các bậc cha mẹ đã bị chi phối bởi các giá trị, lý tưởng… mặc dù chính họ cũng biết rằng cách cư xử đó là không phù hợp.

Tìm hiểu về vấn đề này dưới chiều cạnh thời gian học tập của trẻ em với câu hỏi: “Ngoài giờ học trên lớp, anh/chị có yêu cầu các em học thêm tại nhà hoặc tại trung tâm hay không?”, chúng tôi nhận thấy chỉ số cao nhất 96% cha mẹ trả lời có. Biểu sau cho thấy rõ điều đó:

23.84% 0% 2.98% 31.56% 36.72% Dƣới 1h Từ 1h - 2h Từ 2h - 3h Từ 3h-4h >4h

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, rất nhiều cha mẹ yêu cầu con cái học thêm tại nhà ngoài giờ học trên lớp và tại trung tâm là từ 1- 2 giờ hoặc từ 2-3 giờ. Tất nhiên thời gian học của các em phụ thuộc vào các cấp học. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, nhiều khi không phải do cha mẹ yêu cầu mà chính khối lượng bài vở khiến các em phải dành thời gian nhiều để học tập, thậm chí nhiều hơn thời gian cha mẹ yêu cầu các em phải học.

Như vậy, vì lý do chủ quan và khách quan, sức ép học hành đối với các em là rất lớn. Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập như hiện nay cùng với sự kỳ vọng của cha mẹ thì trẻ em trong các gia đình chắc chắn sẽ còn bị bạo lực không nhỏ về tinh thần.

1.2.3. Bạo lực với trẻ em tại gia đình

Nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước quốc tế về QTE quy định trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác, tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm hại về tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong sự chăm sóc của cha mẹ, của người giám hộ pháp lý.

Có thể rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, việc đánh, quát, mắng con trẻ chỉ là hành động nhằm nuôi dạy chúng khôn lớn, ngoan ngoãn chứ không phải là hành vi bạo lực. Bởi vì cha mẹ hoàn toàn có quyền dạy dỗ con cái theo cách thức riêng của mình. Tuy nhiên, tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em, những hành vi như vậy được gọi là bạo lực và vi phạm quyền trẻ em.

1.2.3.1 Bạo lực thân thể

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong giáo dục con cái ở Việt nam việc dùng vũ lực là khá phổ biến. Chứng minh cho quan điểm này có thể thấy từ xưa ông cha ta đã có câu: “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” mà

không hề biết rằng hình thức dùng vũ lực không chỉ bằng các dụng cụ mà còn bằng lời nói đã là vi phạm vào quyền được bảo vệ của trẻ em ngày nay. Hiện nay, quan điểm này có gì đổi khác hay không là một vấn đề cần nghiên cứu - nhất là từ quan điểm xã hội học. Tiến hành nghiên cứu vấn đề này tại Hà Nội với câu hỏi khảo sát về mức độ “sử dụng tay chân hoặc các dụng cụ khác như roi, gậy, thước kẻ” để đánh con cái chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ1.2.3.1a. Tỷ lệ cha mẹ giáo dục con cái có sử dụng tay, chân để đánh

14.50% 82.80%

2.70% Thƣờng xuyên

thỉng thoảng không bao giờ Biểu đồ1.2.3.1b: Tỷ lệ cha mẹ giáo dục con cái có sử dụng

dụng cụ để đánh

1.60% 26.20%

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, phần lớn cha mẹ không sử dụng dụng cụ để đánh con cái, 72.2% cha mẹ được hỏi trả lời không bao giờ trừng phạt con cái bằng cách đánh chúng bằng roi, gậy hay dụng cụ khác. Chỉ có 1.6% cha mẹ trả lời thường xuyên dạy con bằng cách đánh chúng khi chúng hư hoặc mắc lỗi. Tuy nhiên, việc đánh, đá con cái không sử dụng dụng cụ nghĩa là dùng tay, chân được hầu hết các bậc cha mẹ đều sử dụng với mức độ thỉng thoảng (82.8%). Cả hai mức độ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên” việc cha mẹ sử dụng cách đánh con bằng chân tay là 97.3%. Đây là một con số rất lớn, chỉ còn 2.7% cha mẹ không bao giờ đánh con cái bằng bất cứ hình thức nào. Lí giải điều này từ quan điểm xã hội học có thể nhận thấy hành động này là hành động duy lí truyền thống. Người Việt Nam từ xưa vẫn luôn coi việc giáo dục con cái bằng cách mắng chửi là hình thức ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất. Hơn nữa các bậc làm cha làm mẹ luôn cho mình quyền được mắng con cái và tự coi đó là hình thức giáo dục chúng. Ngày nay, điều này đã có những đổi khác, các bà mẹ nhận ra cách thức giáo dục này không mang lại nhiều hiệu quả như mong muốn nhưng như một thói quen họ vẫn sử dụng hình thức giáo dục này. So sánh trong tương quan với thời gian và mức độ người mẹ dành cho con cái trong việc tâm sự. Có thể nhận thấy một logíc như sau: ít tâm sự với con cái nên các bà mẹ thường giáo dục con cái theo thói quen, theo những chuẩn mực xưa, mặc dù có thể những giá trị ấy không còn phù hợp với thời đại hiện nay.

Tóm lại, trong cách giáo dục bằng cách đánh, mắng con cái những gia đình Hà Nội mặc dù đã có những thay đổi là ít sử dụng hình thức này song cách thức giáo dục này vẫn tồn tại trong lối sống của họ như một thói quen, một chuẩn mực trong cách giáo dục con cái từ xưa. Điều này càng được khẳng định khi chúng tôi tìm hiểu chính trẻ em và kết quả thu được như sau:

64.76% 25.24% 75.70% 5.70% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đánh có sd dụng cụ Đánh không sd dụng cụ

Không bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

Như vậy không có sự khác biệt lớn giữa hai đối tượng cha mẹ và trẻ em trong việc trả lời sử dụng các hình thức trừng phạt. Phần lớn đều trả lời “thỉng thoảng” có sử dụng các hình thức đánh đòn con cái bằng dụng cụ hoặc bằng chân tay (75.7%). Tỷ lệ người trả lời “ không bao giờ” sử dụng các hình thức trừng phạt rất thấp, chỉ có 5.7%.

Tham khảo kết quả nghiên cứu “Khảo sát thực trạng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em” tại 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang ta thấy. Theo ý kiến của người lớn có 28.6% chọn đánh đòn khi con họ mắc lỗi. Và mẹ là người thường áp dụng các hình thức trừng phạt thân thể đối với con cái nhiều hơn bố và những người khác trong gia đình. Theo ý kiến của trẻ em có 30.7% trẻ em trả lời người lớn thường đánh đòn khi chúng mắc lỗi, trong đó 5.2% người lớn thường dùng roi, gậy để đánh, 2.3% người lớn thường đá vào người trẻ, 2.1% người lớn thường xuyên tát vào mặt, mông trẻ và 2% người lớn thường xuyên vớ được cái gì thì đánh trẻ cái đấy 1.

Như vậy, hiện tượng trừng phạt thân thể trẻ em hay bạo lực thể chất trẻ em còn khá phổ biến trong các gia đình. Ngày nay, hình thức nuôi dạy con cái

như vậy không còn phù hợp nữa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã Cam kết thực hiện Công ước quốc tế về QTE. Sự trừng phạt trẻ em như vậy có thể coi là vi phạm quyền trẻ em nói chung, chưa thực hiện tốt nhóm quyền được bảo vệ trẻ em và chưa thực hiện tốt chức năng bảo vệ và chăm sóc, giáo dục con của các bậc cha mẹ nói chung.

1.2.3.2 Bạo lực tinh thần

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc mắng, chửi con cái cũng được coi là hành vi sỉ nhục, bạo lực về tinh thần. Nó không ảnh hưởng về thân xác nhiều nhưng ảnh hưởng về tâm lý rất nhiều. Trẻ em sẽ cảm thấy thiếu tự tin và nghĩ mình không có giá trị gì. Tất nhiên, hầu như cha mẹ không cố ý mắng chửi con cái mình, chỉ vì cha mẹ không thể kiềm chế được sự nóng giận của mình, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường, cha mẹ chịu sức ép cuộc sống hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu về việc sử dụng các hình thức trừng phạt về tinh thần hay nói cách khác là bạo lực tinh thần tại các gia đình người dân thành phố Hà Nội cho ta kết quả như sau:

Bảng 7: Hình thức bạo lực về tinh thần Hình thức Mức độ Quát, mắng Chửi, de doạ Xâm phạm đời tƣ Tổng Cha mẹ trả lời Thường xuyên 43 8 0 51 3.78% Thỉng thoảng 401 86% 25 0 426 31.55%

Không bao giờ 6 417 450 873

64.67%

Tổng 450 450 450 1350

100%

Trẻ em trả lời 6.67% Thỉng thoảng 176 83% 53 3 232 36.82%

Không bao giờ 2 147 207 356

56.51%

Tổng 210 210 210 630

100%

Qua bảng số liệu thống kê các câu trả lời ta thấy, không có sự khác biệt lớn về số liệu giữa câu trả lời của cha mẹ và trẻ em về mức độ sử dụng các hình thức cư xử của cha mẹ đối với con em mình. Trong tổng số lượt cha mẹ trả lời, có 3.78% chọn “thường xuyên” và 31.55% chọn “thỉng thoảng” quát mắng, chửi, đe doạ con cái khi chúng mắc lỗi. Còn trong tổng số lượt trẻ em trả lời có 6.67% chọn “thường xuyên” và 36.82% chọn “thỉng thoảng” bị cha mẹ quát mắng, doạ nạt. Hình thức quát, mắng trẻ được cha mẹ sử dụng nhiều nhất khi con em mình mắc lỗi, có đến 89% cha mẹ và 83% trẻ em chọn hình thức đó ở mức độ thỉng thoảng. Điều đó nói lên mức độ phổ biến trong việc sử dụng hình thức xâm hại tinh thần trong gia đình của cha mẹ.

Kết quả nghiên cứu về “thực trạng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em” tại 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang cho thấy: 37.3% người lớn trả lời họ thường mắng chửi con họ khi chúng mắc lỗi, 65.20% trẻ em trả lời người lớn thường quát, mắng và 30.9% người lớn thường chửi, sỉ nhục chúng khi chúng mắc lỗi. So sánh với kết quả trên ta thấy, tỷ lệ các bậc cha mẹ người dân thành phố Hà Nội sử dụng các hình thức xâm hại tinh thần thấp hơn so với các địa bàn khác và trong cả nước. Tuy nhiên, con số đó vẫn cao nếu như xét trên bình diện thực hiện quyền trẻ em. Về mặt này ta thấy, các gia đình người dân thành phố Hà Nội vẫn chưa thực hiện tốt nhóm quyền

được bảo vệ của trẻ em trong Công ước nói chung và chưa thực hiện tốt chức năng chăm sóc, nuôi dạy con cái nói riêng.

1.2.3.3 Chứng kiến bạo lực gia đình

Chúng tôi không tiến hành khảo sát về tình trạng bạo lực gia đình và những ảnh hưởng của nó đối với trẻ em. Tuy nhiên, qua quan sát và phân tích tài liệu chúng tôi nhận thấy rằng, chứng kiến người thân có những hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ, với những người yếu thế khác trong gia đình mà không có những phản ứng một cách tích cực trước tình trạng này cũng được coi là một hình thức bạo lực tinh thần trẻ em vì bản thân chúng đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ. Trẻ em sẽ có cảm giác không an toàn, “từ cảm giác lo sợ chuyển sang hổ thẹn và cảm thấy cô đơn không có gia đình” 1

. Các nghiên cứu về tình trạng bạo lực gia đình tại Hà Nội đã chỉ ra rằng, tình trạng này khá phổ biến trong các gia đình. Điều đó đồng nghĩa với tình trạng nhiều trẻ em thường phải chứng kiến bạo lực gia đình và nó có những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, sức khoẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Như vậy, bảo vệ và chăm sóc con cái không chỉ dừng lại ở việc không đánh, mắng chúng, chăm sóc chúng đầy đủ về mặt vật chất mà phải đem lại cho chúng một môi trường gia đình thật an toàn, ấm áp, đầy tình yêu thương với sự hoà thuận của cha mẹ.

Tóm lại, hầu như các gia đình người dân chăm sóc, nuôi dạy con cái mới chỉ dừng ở mức độ tình yêu thương, trách nhiệm và nghĩa vụ chứ chưa có ý thức thực hiện quyền trẻ em. Trong gia đình các em được tạo điều kiện ăn uống, vui chơi, học tập đầy đủ, tuy nhiên, thỉng thoảng, đôi khi các em vẫn bị sao nhãng, bị đánh, mắng khi cha mẹ không hài lòng hoặc khi các em mắc lỗi. Sự dân chủ, bình đẳng trong các gia đình chưa được phát huy thực sự, đặc biệt là chưa phát huy được vai trò tham gia của các em.

1

II. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN BẢO VỆ TRONG CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM QUYỀN BẢO VỆ TRONG CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

2.1. Bản thân trẻ em

Có thể nói, việc thực quyền trẻ em không chỉ phụ thuộc vào người lớn mà một phần không nhỏ có vai trò của các em. Chúng ta vốn coi trẻ em là những nạn nhân thụ động, chúng dễ bị tổn thương và người lớn phải chủ động hoàn toàn trong việc giúp đỡ cho trẻ. Điều đó là do chúng ta chưa khám phá được tiềm năng của trẻ, chưa ứng xử với trẻ như một chủ thể tích cực trong việc giải quyết các vấn đề của mình. Thực tế cho thấy, chúng ta cần thay đổi nhận thức của mình về trẻ em, bởi vì trẻ em đôi khi là người chủ chốt giải quyết các vấn đề của mình.

Khía cạnh thứ nhất khi nói bản thân trẻ em là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền được bảo vệ của trẻ em là nói đến vai trò tích cực của bản thân trẻ. Nếu như trẻ em nhận thức tốt về các quyền của mình thì khi cha mẹ có những hành vi vi phạm quyền của mình, chính các em có thể góp ý với cha mẹ hoặc nhờ đến sự can thiệp của người khác, thậm chí là của chính quyền trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, trẻ em có thể là những người đi tuyên truyền cho việc thực hiện quyền trẻ em tại địa bàn dân cư của mình. Điều này có tác động tích cực đến việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước.

Khía cạnh thứ hai đề cập đến việc chính trẻ em là tác nhân của những hành vi vi phạm quyền trẻ em của cha mẹ. Thực tế cho thấy không phải ngẫu nhiên cha mẹ vô cớ đánh, mắng… con.

Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này dưới góc độ: sự hài lòng của trẻ đối với các hình thức cư xử của cha mẹ khi chúng mắc lỗi để đánh giá sắc thái hành

động của cha mẹ. Gần 100% em trả lời “hài lòng” với cách cư xử của cha mẹ khi chúng mắc lỗi. Nghĩa là chính bản thân các em thấy mình có lỗi và xứng đáng bị các hình thức trừng phạt như vậy. Chứng tỏ các em chính là những tác nhân, góp phần khiến cha mẹ thực hiện không tốt quyền được bảo vệ của con cái. Đặc biệt, hiện nay kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái rất lớn, coi tiêu chí con cái ngoan ngoãn, học giỏi là niềm hạnh phúc của gia đình, vì vậy việc con cái con cái không như mong muốn của cha mẹ rất dễ khiến cha mẹ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 53)