Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 69 - 72)

II. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO

2.3. Phong tục tập quán

Người Việt Nam từ xa xưa vốn chịu ảnh hưởng của hương ước, lệ làng nhiều hơn pháp luật, “phép vua thua lệ làng”, chính vì thế mọi ứng xử trong gia đình cũng chịu những ảnh hưởng nhất định từ những thói quen tồn tại trong làng xã và được mọi người chấp nhận coi như một chuẩn mực.

Trong việc dạy dỗ con cái, dấu ấn của những phong tục tập quán từ xưa càng chứng tỏ được sức mạnh của nó. Nghiên cứu tại Hà Nội chúng ta có thể nhận thấy: mặc dù xã hội đã có những đổi khác không chỉ về cơ sở hạ tầng mà còn cả về kiến trúc thượng tầng nhưng những cách ứng xử, dạy dỗ con cái của những bậc cha mẹ tại đây vẫn mang rất nhiều dấu ấn của các phong tục tập quán từ ngàn xưa. Chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm bán cấu trúc với đối tượng là những bậc cha mẹ để tìm hiểu thái độ và hành vi của họ về phong tục và quan niệm “yêu cho roi cho vọt” trong xã hội ngày nay. Có rất nhiều ý kiến quan điểm chia sẻ với quan niệm này, có những ý kiến thì cho rằng quan niệm này không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa:

Những quan điểm hiện đại thì cho rằng: “chuyện dùng roi vọt đối với con cái đã có truyền thống từ xưa các cụ để lại, nhất là Việt Nam mình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những phong tục tập quán. Nhưng thời đại ngày nay không phải hễ con cái sai hay mắc lỗi là có thể dùng roi để vụt chúng được”. Và có những quan điểm chia sẻ ý kiến này: “Đôi lúc mình cũng phải dùng roi, tuy nhiên bọn trẻ được học và chúng nó biết về quyền trẻ em, nên chúng nó biết về quyền của chúng nó, chúng không đồng ý với cách cư xử đó nữa”.

Có những bậc cha mẹ cho rằng “tuỳ từng trường hợp mới phải dùng đến roi, cần phải tỉnh táo khi dạy dỗ trẻ, chứ không thể để sự tức giận điều kiển. Nếu dùng roi để dạy dỗ, giáo dục con cái mà chúng nó sợ, nó ngoan lên và hiểu được sự giáo dục đó thì nên làm. Tuỳ theo lứa tuổi của trẻ, nếu trẻ còn nhỏ thì nên dùng lời lẽ ngon ngọt, dễ nghe thì chúng chịu nghe hơn. Nếu chúng lớn hơn mà hư quá thì mình cũng nên đánh một roi, nó đau nó sẽ sợ”.

( Nam, 40 tuổi,nghề tự do) Những quan điểm truyền thống thì cho rằng“Nói chung, không dạy dỗ con nghiêm khắc thì chúng không thể nên người được. Đánh mắng cũng là một biện pháp tốt nếu sử dụng đúng lúc. Nếu cha mẹ chỉ có mền dẻo với chúng thôi thì không biết được, trẻ con bây giờ khôn lắm, nhiều khi chúng nói dối mà mình có biết được đâu. Thành ra lúc biết rồi thì tức không chịu được nên phải đánh mắng thôi”.

(Nữ-30 tuổi- buôn bán)

“Chẳng ai muốn đánh mắng con làm gì, nhưng con hư thì phải dạy mà phải dạy nghiêm khắc. Thực ra cũng là vì con vì cái cả thôi. Chúng nó ngoan ngoãn, biết cách sống thì sau này ra đời mới bớt khổ được”

“Thực ra chẳng có ai xét đến vệc có vi phạm pháp luật hay không khi cha mẹ đánh mắng con cái. Có thể pháp luật quy định như thế nhưng người Việt nam ta từ xưa đến nay vẫn vậy. Sống ngoài pháp luật ra thì còn phải có đạo đức nữa chứ.Con cái ai lại dám kiện bố mẹ vì bố mẹ muốn mình nên người. Nói chung là cả con cái và các bậc cha mẹ đều hiểu về vẫn đề này. Kiện cáo là bất hiếu rồi chứ lúc ấy thì còn con cái gì”

(Nữ-44 tuổi- giáo viên) Có những ý kiến phản ứng với cách cư xử của một số người mẹ hiện nay: “Đành rằng Việt Nam mình có quan niệm có thương yêu con thì mới đánh con, tuy nhiên nhiều người đánh con như hành hạ, sau đó lại xót, xin lỗi con thì đã muộn rồi, vì chúng nó đã bị tím thâm mình mẩy”.

(Nữ- 30 tuổi- giáo viên) Như vậy có thể nhận thấy trong cách giáo dục con cái mặc dù những người mẹ đã thể hiện những tư tưởng tiến bộ nhưng những dấu ấn của các phong tục tập quán vẫn còn tồn tại khá sâu sắc. Trong những năm gần đây hành vi trừng phạt thân thể trẻ em đã bị lên án nhiều, tuy nhiên việc lên án này chỉ diễn ra khi sự việc để lại hậu quả nghiêm trọng. Và hầu như những sự việc bị phanh phui trước dự luận đều là những trường hợp trẻ em bị bạo hành ở trường học hoặc tại cộng đồng, rất hiếm trường hợp cha mẹ đánh con bị con cái tố cáo, phô bày trước công luận. Tuy nhiên, theo kết luận của các nhà nghiên cứu, phần lớn hành vi trừng phạt thân thể trẻ em xảy ra trong gia đình.

Tóm lại, hầu hết ý kiến của các bậc cha mẹ vẫn cho rằng: thỉnh thoảng vẫn nên sử dụng roi vọt để giáo dục, dạy dỗ con cái khi chúng hư, mặc dù những bậc cha mẹ đó đều hiểu rằng quan niệm “yêu cho roi” không còn phù

hợp nữa. Đây là một biểu hiện của dạng ý thức đã thay đổi nhưng tồn tại xã hội còn chưa thay đổi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)