Sơ lược về Công ước quốc tế về quyền trẻ em và nhóm quyền được bảo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 30 - 31)

6. Giả thuyết và khung lý thuyết

1.4.2. Sơ lược về Công ước quốc tế về quyền trẻ em và nhóm quyền được bảo

Công ước quốc tế về QTE gồm 3 phần, 54 điều trong đó đề cập đến bốn nhóm quyền: Quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia. Có thể nói, đây là văn kiện quan trọng nhất và toàn diện nhất về quyền con người của trẻ em trong tất cả các văn bản luật pháp quốc tế về quyền con người. Nó thấm đượm tính nhân văn và xác định về mặt pháp lý các quyền trẻ em trên cơ sở nguyên tắc thừa nhận trẻ em phải được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ đặc biệt.

Trong đó các Điều đề cập đến các nội dung của nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em gồm:

Điều 19: “Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể

xác, tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột kể cả sự xâm hại về tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong sự chăm sóc của cha mẹ, của người giám hộ pháp lý”.

Điều 32: “Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và làm bất kỳ công việc gì có thể nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, có hại đối với sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em”.

Điều 34: “Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức bóc lột cũng như xâm hại tình dục”.

Điều 36: “Các quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột khác gây hại về bất kỳ phương diện nào cho phúc lợi của trẻ em”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)