Xu hƣớng thực hiện nhóm quyền đƣợc bảo vệ trong thời gian

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 77 - 111)

II. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NHÓM QUYỀN ĐƢỢC BẢO

3.2. Xu hƣớng thực hiện nhóm quyền đƣợc bảo vệ trong thời gian

Xét thấy, trong thời gian tới Chính phủ có nhiều biện pháp, chính sách thúc đẩy việc thực hiện các quyền trẻ em nói chung như: Thực hiện chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2001- 2010, trong đó quan tâm tất cả các đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Cam kết

thực hiện “Một thế giới phù hợp với trẻ em” tại Việt Nam, xây dựng các “xã/phường phù hợp với trẻ em”, xây dựng các “Tỉnh bạn hữu trẻ em” để đem lại cho các em có một môi trường sống tốt đẹp tại địa phương, tạo tiền đề cho sự phát triển; Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em quốc gia từ trung ương đến địa phương, huy động sức mạnh của nhiều tổ chức, ban ngành đoàn thể, cán bộ xã hội, cộng tác viên; Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ trẻ em, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở về kiến thức Công tác xã hội, quyền trẻ em; Phát triển Công tác xã hội như một nghề tại Việt Nam, song song là việc phát triển đội ngũ cán bộ xã hội làm việc tại địa phương làm về các vấn đề xã hội nói chung, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trẻ em;…

Như vậy, có thể nhận thấy rằng Việt Nam đang trong quá trình thiết lập một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện. Tương lai, trẻ em sẽ được hưởng một môi trường sống thân thiện, an toàn, phù hợp với sự phát triển của các em. Tuy nhiên, như trên đã nhận định, từ nhận thức đến việc chuyển đổi hành vi là một quá trình dài. Vì vậy, có thể trong thời gian tới, nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tăng lên, nhưng việc thực hiện các quyền trẻ nói chung sẽ chưa được tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Điều đó có nghĩa là việc thực hiện chưa tốt Công ước nói chung và nhóm quyền được bảo vệ của người dân trong thời gian tới nói chung vẫn còn tồn tại. Nhưng trong tương lai xã hơn, với việc hoàn thiện mạng lưới bảo vệ trẻ em quốc gia và việc hoàn thiện các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì việc thực hiện quyền trẻ em sẽ được cải thiện đáng kể.

KẾT LUẬN- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Những năm gần đây, chủ đề về xâm hại trẻ em đã nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía Chính phủ Việt Nam, những nhà quản lý về công tác trẻ em, những nhà nghiên cứu và tất cả những thành viên trong cộng đồng. Đặc biệt là vấn đề bạo lực trẻ em tại các môi trường, lao động trẻ em và gần đây là vấn đề sao nhãng với trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu mang tính sâu rộng, toàn diện về vấn đề này còn chưa có. Đề tài này cũng chỉ là một nghiên cứu nhỏ với phạm vi về đối tượng, địa bàn, nội dung hẹp. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng làm sáng tỏ những giả thuyết đã nêu và khẳng định các giả thuyết đã đặt ra. Dưới đây là những nét chính mà luận văn đã phát hiện và phân tích:

Hiện nay trẻ em đang phải đối mặt với nhiều hình thức xâm hại từ nhiều đối tượng và nhiều môi trường khác nhau, trong đó có môi trường gia đình. Thậm chí gia đình là môi trường an toàn nhất, đồng thời cũng là môi trường rủi ro nhất vì việc vi phạm quyền trẻ em diễn ra trong gia đình khó nhận biết, không bị phô bày, thậm chí còn được dung túng và đặc biệt pháp luật khó can thiệp. Tuy nhiên, nhận thức của chúng ta về nguyên nhân xâu xa cũng như tác hại của chúng vẫn còn hạn chế.

Người lớn cho rằng “yêu cho roi cho vọt”, còn trẻ em tin rằng việc chúng bị đánh mắng khi mắc lỗi là chuyện đương nhiên và chúng hoàn toàn chấp nhận.

Nghiên cứu đã cảnh báo một thực trạng về các hình thức xâm hại, sao nhãng với đang diễn ra trong các gia đình và cần phải có những giải pháp tối ưu giải quyết vì dường như đây vẫn là vấn đề của riêng các gia đình, chưa phải là vấn đề của toàn xã hội. Niềm tin truyền thống “yêu cho roi cho vọt”

vẫn thống trị các khái niệm về xâm hại, lạm dụng, bạo lực và lao động trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu đã nhận thấy rằng, các quan điểm truyền thống cũng đã được nhận thức là không còn phù hợp và nhất định chúng sẽ bị phá bỏ, thay vào đó là hình thức dạy dỗ, giáo dục con cái mang tính nhân đạo hơn, phù hợp hơn.

Hiện nay, trong số những bậc cha mẹ quan tâm đến quyền trẻ em và có biết đến Công ước thì họ vẫn có những hành vi vi phạm. Điều đó nói lên rằng ý thức chấp hành Luật pháp nói chung của người dân còn hạn chế. Và điều đó cũng thể hiện sự “bất lực” của Luật pháp nước ta trong việc khống chế những hành vi vi phạm. Đây là trong những vấn đề cần kiến nghị và cần có những giải pháp cấp thiết.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em là những đối tượng tích cực, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề của mình. Công ước đã đề cập đến quyền tham gia của trẻ em trong việc quyết định các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em. Vậy chúng ta cần khai thác và phát huy vai trò của các em, khuyến khích các em lên tiếng, bày tỏ quan điểm, thái độ của mình kể cả việc các em bị bạo lực, bắt lao động vất vả hay bị sao nhãng, bỏ rơi.

Việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đứng trước những khó khăn, thử thách. Vì trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển, số hộ gia đình nghèo còn nhiều, vì vậy việc chăm sóc cho trẻ em của các gia đình nghèo chưa được đầy đủ, không tránh khỏi tình trạng sao nhãng trẻ em về mặt vật chất, thậm chí cả mặt tinh thần. Cơ chế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế bên cạnh nhưng mặt tích cực mà chúng đem lại cũng có nhiều mặt hạn chế, chúng cũng là nguyên nhân gián tiếp làm xuất ngày một nhiều gia đình ly hôn, ly thân, xung đột gia đình, bạo lực gia đình khiến nhiều trẻ em chịu thiệt thòi. Bên cạnh đó, việc thực hiện quyền trẻ em “vấp” phải rào cản lớn về mặt ý thức đó là những quan niệm cổ hủ, những phong tục lâu đời trong việc nuôi dạy con cái.

Chúng ta không chỉ gặp những khó khăn trên trong việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng mà nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện đó. Trong đó yếu tố phong tục tập quán, nhận thức của cha mẹ và yếu tố pháp luật là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện quyền trẻ em.

Đứng trước thực trạng thực hiện quyền trẻ em của người dân thành phố Hà Nội và đặt trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay nói chung, nghiên cứu đã đưa ra dự báo rằng việc thực hiện chưa tốt nhóm quyền được bảo vệ của em trong thời gian tới vẫn tồn tại mặc dù nhận thức của người dân có tăng lên. Tuy nhiên, thực trạng này sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực sau khi Chính phủ ta thiết lập được một hệ thống bảo vệ trẻ em trên toàn quốc.

Trên đây là những kết luận ban đầu trên cơ sở nghiên cứu trường hợp ở một số phường, Quận đóng trên địa bàn Hà Nội với phạm vi nghiên cứu được giới hạn. Vì vậy, việc nhận định tổng hợp hơn, khái quát hơn và kết luận chính xác hơn về việc thực hiện nhóm quyền bảo vệ trẻ em trong gia đình của người dân Hà Nội cần có những nghiên cứu tiếp theo với qui mô rộng hơn và toàn diện hơn.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀKHUYẾN NGHỊ

Từ những phân tích về thực trạng, nguyên nhân tác động tới việc thực hiện nhóm quyền bảo vệ trẻ em trong gia đình của người dân Hà Nội, cũng như bước đầu đưa ra một số dự đoán về xu hướng của việc thực hiện nhóm quyền bảo vệ trẻ em ở họ trong thời gian tới, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng, quản lý cấp cơ sở đối với cộng đồng và mỗi gia đình, cá nhân nói riêng, nhằm thực hiện tốt quyền bảo vệ cho trẻ em trong thời gian tới cách hiệu quả như sau:

1.Tăng cường nhận thức của tất cả người dân về Công ước thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục qua các kênh truyền thông. Đối với trẻ em, ngoài việc đưa nội dung Công ước vào trong chương trình học, cần có các hình thức giáo dục khác như tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, giáo dục đồng đẳng. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức của người lớn trong vai trò bảo vệ và che chở cho trẻ em cũng như ý thức chấp hành Luật pháp nói chung và quyền trẻ em nói riêng.

2. Song song với việc hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em quốc gia cần cải cách lập pháp, thiết lập hệ thống quốc gia cho việc tiếp nhận, quản lý và điều tra những phản ánh về tình trạng xâm hại trẻ em (kể cả tại gia đình).

3. Tăng cường hoạt động của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trong hoạt động tư vấn, tham vấn cũng như can thiệp khi các vụ việc xảy ra tại các gia đình có ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.

4. Trực tiếp ngăn cấm việc trừng phạt thân thể và tinh thần trong các gia đình (cũng như tại cộng đồng).

5. Huy động sự tham gia tích cực của các em, khuyến khích các em trở thành người chủ động giải quyết các vấn đề của mình. Để làm được điều đó cần phải trang bị đầy đủ cho các em các kiến thức, kỹ năng để có thể tự bảo vệ mình.

6. Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề về trẻ em cho những người làm công tác trẻ em như Nhân viên xã hội, những người thi hành luật pháp, những công tố viên….

7. Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, bên cạnh đó

gia đình cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của cộng đồng. Nghĩa là, gia đình ngoài chức năng như bản thân nó vốn có cần có sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để hoàn thiện hơn nữa trong vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái,

8. Truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi phải kết hợp với vận động xã hội để huy động sự tham gia của toàn dân và mục đích cuối cùng là thúc đẩy hành động tích cực.

BẢNG HỎI DÀNH CHO TRẺ EM

( Dành cho trẻ em từ 6 – 18 tuổi)

Để có thông tin thực tiễn phục vụ cho mục đích tìm hiểu “tình hình thực hiện việc Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình”, chúng tôi mong nhận được những ý kiến của các em về vấn đề này. Mọi thông tin được các em cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Hãy điền thông tin hoặc đánh dấu X vào ô trống cho những phương án trả lời mà các em lựa chọn.

Xin cảm ơn các em

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Em đã từng nghe hay biết về “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”?

1. Có  2. Chưa 

Nếu có thì

1a) Liệt kê những nhóm quyền mà em biết?

... ... ... ...

1b) Lý do tại sao em biết về Công ước quốc tế về quyền trẻ em?

1. Được học trong trường 

2. Được tập huấn 

3. Tự tìm hiểu (đọc sách, báo, trên mạng..)  4. Qua đài, ti vi hoặc các phương tiện truyền thông 

5. Qua bạn bè 

6. Khác (ghi rõ) ………

1c, Liệt kê những quyền thuộc nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà em biết?

... ... ... ...

1d, Mức độ hiểu biết của em về quyền được bảo vệ trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em?

1. Hiểu sâu, kỹ 

2. Hiểu vừa phải 

3. Hiểu sơ qua 

4. Chỉ biết những điều mình quan tâm 

5. Khác………

Câu 2: Em có mong muốn hiểu sâu về nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em không? tại sao?

1. Có  2. Không 

... ... ...

Câu 3: Theo em để nâng cao nhận thức của các em về các quyền được bảo vệ của trẻ em cần phải làm gì?

Nội dung Trẻ chƣa biết về Công ƣớc ( Trang bị)

Trẻ đã biết về Công ƣớc (Nâng cao)

1 Được tập huấn

2 Được học trong nhà trường

3 Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông

4 Khác...

Câu 4:Trong gia đình em mức độ sử dụng các hình thức cư xử dưới đây như thế nào?

TT Hình thức cƣ xử Mức độ Thường xuyên Thỉng thoảng (khi cần thiết) Không bao giờ Chăm sóc

1 Không cho ăn 2 Không chăm sóc 3 Không tâm sự

5 Tâm sự, lắng nghe, chia sẻ

Lao động

1 Bắt làm việc nhà nhiều 2 Làm việc vào giờ học 3 Làm thuê kiếm tiền

Bạo lực

1 Đánh không sử dụng dụng cụ

2 Đánh có sử dụng dụng cụ (roi, thước,...) 3 Quát, mắng

4 Chửi, de doạ

5 Xâm phạm đời tư (xem trộm nhật ký, nghe trộm điện thoại riêng....)

6 Khuyên bảo

7 Hướng dẫn, tư vấn, tham vấn

Khác ( ghi rõ)... ...

Câu 5: Lý do cha mẹ đánh hay quát, mắng em?

1. Lười học  2. Bị điểm kém

4. Đi chơi không được phép của người lớn  3. Khi không nghe lời 

5. Khi làm mất, vỡ, hỏng đồ dùng  6. Cãi lại 

7. Chơi những trò chơi không được phép của cha mẹ (điện tử, chơi bài, bạc ăn tiền 

8. Sử dụng chất gây nghiện (hút thuốc, uống rượu, cà phê) 

9. Vô cớ ( khi bị cẳng thẳng bởi công việc, quan hệ đồng nghiệp, do xung đột vợ

chồng..)

10.Khác.( ghi rõ)...

Câu 6: Các em có hài lòng với cách cư xử của cha mẹ khi em mắc lỗi không?

1. Có  2. Không 

Câu 7: Em thường phản ứng thế nào khi cha mẹ có những cư xử khiến em không hài lòng?

1. Khóc  2. Im lặng  3. Bỏ đi, chạy trốn  4. Chống đối  5. Khác (ghi rõ)...

Câu 8: Ở địa phƣơng em có thấy các tình trạng cha mẹ cư xử với con cái như sau không và mức độ đó như thế nào?

TT Hình thức cƣ xử của cha mẹ Mức độ Thường xuyên Thỉng thoảng (khi cần thiết) Không bao giờ Chăm sóc

1 Không cho ăn 2 Không chăm sóc 3 Không tâm sự

4 Không may sắm quần áo 5 Quan tâm, chăm sóc chu đáo 6 Tâm sự, lắng nghe, chia sẻ

Lao động

1 Bắt làm việc nhà nhiều 2 Làm việc vào giờ học 3 Làm thuê kiếm tiền

1 Đánh không sử dụng dụng cụ

2 Đánh có sử dụng dụng cụ (roi, thước,...) 3 Quát, mắng

4 Chửi, đe doạ

5 Xâm phạm đời tư (xem trộm nhật ký, nghe trộm điện thoại riêng....)

6 Khuyên bảo

7 Hướng dẫn, tư vấn, tham vấn

Khác ( ghi rõ)... ...

Câu 9: Ngoài giờ học trên lớp, cha mẹ có yêu cầu em học thêm tại nhà hoặc tại trung tâm hay không?

1. Có  2. Không 

Nếu có thì, thời gian là

1. Dưới 1h  2. Từ 1 – 2h 

3. Từ 2 – 4 h  4. Từ 4 – 6 h 

5. > 6h  6.

Khác………...

Câu 10: Công việc hằng ngày em thƣờng xuyên phải làm là:

1. Trông em  2. Giặt quần áo 

2. Quét, dọn nhà  4. Báng hàn cho gia đình  1. Làm ruộng đồng (nếu có) 

2. Khác (ghi rõ) ……….

Nếu có thì

Điều đó có ảnh hưởng gì đến việc học tập, vui chơi của em?

……… ……… …………

Câu 11: Trong gia đình em có phải làm việc để tăng thêm thu nhập cho gia đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 77 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)