Bảo tồn nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 61 - 63)

3. Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ gia đình làng nghề đến môi trường sống của

3.3. Bảo tồn nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể

Với cách tiếp cận từ góc độ văn hóa để tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống, chúng ta nhận thấy rằng làng nghề chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý giá. Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát triển thì làng nghề truyền thống còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước. Nghề thủ công tái chế ở các làng nghề tại Bắc Ninh lưu giữ những nét văn hóa truyền thống quí báu như việc trao truyền nghề nghiệp, việc tạo ra những người thợ lành nghề có ích cho xã hội, tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống con người. Hoạt động sinh kế có thể làm cho những giá trị văn hóa phi vật thể thay đổi, điển hình ở làng nghề giấy ở xã Phong Khê.

Giấy dó Dương Ổ vốn nổi tiếng vì gắn liền với làng tranh Đông Hồ. Nay tranh Đông Hồ không còn bán được nhiều sản phẩm nên nghề làm giấy dó cũng theo đó lụi tàn. Cả làng 1.800 hộ gia đình thì 600 hộ sản xuất đủ loại giấy và chỉ 4 hộ còn làm giấy dó. Những người còn lại trong làng làm giấy dó cũng là những người trung niên, lớn tuổi. Thanh niên trong làng không còn tham gia hoạt động sản xuất này nữa. Giấy dó của làng thực sự nổi tiếng khi gắn liền với tranh Đông Hồ. Nét tinh túy của giấy là những bức tranh dân gian khắc gỗ làng Đông Hồ, một làng cổ Kinh Bắc khác, cách xã Phong Khê gần 20 km. Những Đám cưới chuột, Hứng dừa, Đánh ghen, Cá chép... chỉ nổi tiếng khi in trên giấy dó Dương

Ổ.

Để tồn tại, Dương Ổ chuyển sang làm giấy bản, giấy in, bao bì và cả... giấy vệ sinh. “Giấy dó bây giờ có dăm bảy loại. Họa hoằn lắm có người đặt hàng, nhà chị mới làm thứ giấy cao cấp từ cây dó Cao Bằng, mỗi lần cũng chỉ dăm ba nghìn tờ. Mỗi tờ giá có 400 đồng, lãi lời chẳng thấm tháp vào đâu so với nhu cầu mưu sinh hằng ngày của hai vợ chồng và cậu con trai đang học ĐH

Bách khoa năm cuối. Giấy dó nuôi sống gia đình chị là loại chất lượng kém, pha tạp nhiều.” (Nữ, Dương Ổ, làm giấy dó).

Như vậy có những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề sẽ có thể bị mai một theo thời gian. Sự lựa chọn những chiến lược sinh kế đã góp phần tác động không nhỏ tới sự biến đổi này. Đây là một tình trạng lưỡng nan (song đề hay nan đề) giữa mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Lựa chọn sinh kế của các hộ gia đình là hướng tới tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh và hướng tới nhu cầu của thị trường. Do đó những sản phẩm truyền thống đang có nguy cơ mai một dần. Nhiều hộ từ bỏ hoàn toàn lối sản xuất sản phẩm truyền thống (giấy dó), nhưng số ít hộ vẫn duy trì với tỉ trọng nhỏ.

Sự lựa chọn hợp lý của các hộ gia đình làng nghề nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, làm cho giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống có thể suy giảm và biến mất. Đây có thể là sự lựa chọn hợp lý các giá trị trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của người dân Dương Ổ. Sự can thiệp về thể chế là cần thiết để có thể bảo tồn những giá trị truyền thống, thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng vào quá trình này.

KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)