Biến động kinh tế và thị trường tiêu thụ; Triển vọng phát triển thị trường của làng nghề

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 46 - 53)

2. Những yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế hộ gia đình

2.5.Biến động kinh tế và thị trường tiêu thụ; Triển vọng phát triển thị trường của làng nghề

của làng nghề

Khi mới bắt đầu hoạt động sản xuất, đa số các hộ gia đình tại 3 làng nghề tái chế đều sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Điển hình là ở Dương Ổ, 100% các hộ gia đình được hỏi đều nói họ sử dụng nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất; 70,6% người dân Đa Hội được hỏi nói rằng họ sử dụng vốn vay ngân hàng khi mới bắt đầu sản xuất và 66,7 ở Mẫn Xá. Bằng sự giúp đỡ vốn của ngân hàng, người dân có vốn đề làm nghề, sản xuất và phát triển. "Để phát triển sản

xuất, các hộ gia đình đều phải vay ngân hàng. Những năm gần đây, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Tất nhiên là người dân vẫn phải có thế chấp" (Nữ, Mẫn Xá, buôn nhôm).

Năm 2007 - 2009, lạm phát tăng và sự suy giảm tăng trưởng diễn ra hầu như cùng lúc với khủng hoảng tín dụng toàn cầu, bắt nguồn từ “vấn nạn” nợ dưới chuẩn nhà ở tại Hoa Kỳ và nhanh chóng tác động tiêu cực lên các hệ thống tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam. Biến động kinh tế của những năm 1997 - 1998 và 2007 - 2009 cùng được ghi nhận với các tín hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế, đầu tư và tiêu dùng thu hẹp, kinh doanh khó khăn, tốc độ chậm, cơ hội việc làm sụt giảm, đời sống người dân khó khăn.v.v. Các làng nghề tái chế không nằm ngoài tình hình biến động kinh tế chung này của cả nước.

Khả năng ứng phó biến động kinh tế của ngân hàng được thực hiện bằng chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp nguồn vốn vay. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của người dân các làng nghề tái chế.

“Khi mà nhà nước có những lạm phát tức là làm cho nó giảm thiểu thì bằng

cách phải quản lý về đồng vốn, tức là không tung ra cho thị trường đồng vốn thì các công ty chịu ảnh hưởng rất lớn vì không vay được vốn. Tức là bây giờ người ta cần có vốn để người ta làm ăn, đáng lẽ ra cái nhà ở đây đất trị giá khoảng 1 tỷ thì người ta cho vay khoảng 70% tức là 700 triệu thì bây giờ người ta chỉ cho vay 30% thôi tức là người ta chỉ cho vay 300 triệu thôi. Thứ hai là hàng hoá lưu thông trên thị trường không chạy khi sản xuất ra trước kia anh có thể đầu tư ra làm công trình, làm đường làm nhà cửa thì hàng hoá lưu thông bình thường, nhưng vừa rồi nhà nước đình chỉ một số công trình không nhất thiết và chưa làm được ngay thì đình chỉ lại, do vậy ở đây hàng hoá không chạy được thì nó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề lạm phát của nhà nước, cho nên hiện nay một là đồng vốn bị thu hẹp lại hai là về sản phẩm trên thị trường không chạy, ba là lúc giảm thuế, lúc tăng thuế cho nên cũng rất là ảnh hưởng đến chúng tôi hiện nay.”

(Nam, Cán bộ Xã Châu Khê)

“Khi mình bán cho các công ty thì khó khăn hơn vì đầu ra của họ không lọt thì làm sao họ lại lấy hàng của mình được, bao giờ đầu ra được thì mới có đầu vào được chứ. Không biết thế nào, cái đầu ra của các công ty không lọt thì bị ứ đọng ở các cửa con thì mình lại không bán được hàng chính vì vậy mà cả làng ế, thì mình lại đi chơi suốt nên không đi chợ được mấy. Tình hình chung của năm nay là vậy” (Nữ, Mẫn Xá, buôn nhôm)

Khi đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, cũng như giảm phát trong nước, nhà nước đưa ra chính sách kích cầu , hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức kinh tế. Nhưng về cơ bản các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề ít tiếp cận được các chính sách hỗ trợ này và phải tự vươn lên vượt qua các thách thức. Theo số

liệu công bố của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chỉ có khoảng 5-10% số hộ sản xuất khu vực làng nghề là tiếp cận được với chính sách này, một tỷ lệ quá khiêm tốn. Lý do được nhiều chuyên gia chỉ rõ là vì những khó khăn từ quy định của các ngân hàng, yêu cầu phải có thế chấp, phương án kinh doanh, phương án trả nợ... Trong khi đó, làng nghề 80% là hộ gia đình kinh doanh nhỏ, không có kinh nghiệm làm dự án. Cho nên, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất về vốn, các làng nghề vẫn phải tự chủ động đến 70%, Hiệp hội Làng nghề tổng kết. (Theo VnEconomy.vn)

Vậy người dân ứng phó với tình hình biến động kinh tế như thế nào? Họ có thay đổi gì trong chiến lược sinh kế của mình? Cạnh tranh và hợp tác là cách thức để người dân tồn tại.

Trong các làng xã Việt Nam, đặc biệt ở các làng xã lâu đời ở vùng đồng bằng sông Hồng, quan hệ cộng đồng vốn rất mật thiết. Bởi vậy khi phát triển làng nghề dưới tác động của quan hệ thị trường, sự đan xen phức hợp của quan hệ cộng đồng và quan hệ cạnh tranh trên thị trường làm nảy sinh chiến lược sinh kế cạnh tranh và hợp tác. Chiến lược này có thể phản ánh quá trình chuyển biến hệ giá trị trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang định hướng thị trường đồng thời khi có biến động về kinh tế. Đó có thể là sự chuyển biến từ coi trọng lợi ích cộng đồng cao hơn lợi ích cá nhân, cũng như từ xem trọng giá trị đạo đức, giá trị quan hệ cộng đồng hơn giá trị kinh tế, sang chiều hướng ngược lại.

“Nói chung biến động kinh tế tác động đến tất cả mọi người. Nhưng tôi đã nói rồi anh nào yếu thì anh đấy sẽ chết, còn anh nào khoẻ thì anh ấy còn chịu được. Những anh nào trước kia mà cực khoẻ thì bây giờ anh ấy cũng chỉ còn khoẻ mà thôi, còn trước kia mà bình thường thì bây giờ yếu, thì chỉ có chết thôi. Nói chung trong tình trạng kinh tế hiện nay thì nó gần như là bí từ trên xuống dưới. Đoàn kết thì làm gì có chuyện đoàn kết, anh không có mẹo thì anh gác đồ anh chuyển nghề đi làm việc khác chứ, còn tôi vẫn sống do tôi có quan hệ, có vốn và có kỹ thuật tốt, đầu ra đầu vào khép kín thì tôi sống chứ làm gì có sự hợp

tác, bí quyết lẫn nhau giữa dòng tộc này với dòng tộc kia người ta đã cục bộ với nhau và trong dòng tộc nhà này với nhà kia đã khác nhau rồi anh còn bí mật với nhau, anh có thể là thương em trai thật đấy nhưng mà cô vợ kia và hai chị em dâu nữa nó tranh giành nhau quyền sống của nó ác hơn quyền của đàn ông chứ, đã là khác máu tanh lòng thì không bao giờ có sự chia sẻ đâu. còn nếu như cũng đóng góp vốn thì lúc đó nó mới chịu chung vốn, chứ còn nếu không thì làm gì có sự tôi cho chú sang làm với tôi và biết cửa của tôi song chú cướp mất cửa của tôi thì không có đâu. với điều kiện phải góp vốn tức là 50 – 50 tao có 5 triệu thì mày cũng phải có 5 triệu cùng bán cùng mua thế thôi, chứ thực ra không có sự phối hợp nào khác nếu không có sự đồng thuận và chung vốn”. (Nam, Cán bộ xã

Văn Môn)

Nhưng dường như chiến lược sinh kế cạnh tranh và hợp tác của hộ gia đình tại các làng nghề khác nhau là không giống nhau. Tại các làng nghề sản xuất qui mô công nghiệp như Dương Ổ, Đa hội, các doanh nghiệp hộ gia đình lập thành câu lạc bộ, phối hợp với nhau bằng giá cả, bằng việc sử dụng lao động, bằng không vi phạm thương hiệu của nhau. Các doanh nghiệp công nghiệp làng nghề này cạnh tranh bằng chất lượng. Tuy nhiên ở Đa hội vẫn có hiện tượng từng nhóm lao động đang làm cho doanh nghiệp của hộ này chuyển sang làm cho doanh nghiệp khác ngay bên cạnh, mà chủ doanh nghiệp cùng làng này vẫn chấp thuận. Sự khác biệt này có thể giải thích bởi lý thuyết lựa chọn hợp lý, với luận điểm cơ bản là sự tối đa hóa lợi ích của các cá nhân/của các nhóm xã hội. Trong trường hợp này, để tối đa hóa lợi ích, giới sử dụng lao động ở Dương Ổ thống nhất với nhau về sử dụng lao động, giá cả, thương hiệu. Trong trường hợp khác, các nhóm thợ (từ nơi khác đến) ở Đa Hội, sẵn sàng chuyển đến nhà khác làm, nếu tiền công cao hơn.

Cạnh tranh là không có. Ví dụ giữa các nhà máy thành lập ra câu lạc bộ, khi mà tham gia họp thì bảo với nhau như công nhân nhà em sang nhà chị làm việc thì đừng có nhận. Nghĩa là các nhà máy thống nhất với nhau như thế. Cái thứ hai là bảo nhau giá cả. Cái thứ ba thương hiệu nhãn mác cũng không cạnh tranh nhau. Ở đây bộ phận marketting tinh lắm, người ta nhìn thấy biển số xe này đã vào đây rồi, thì người ta sẽ không vào nữa. Thị trường ở đây rộng lớn lắm, bao nhiêu nhà máy ở đây nhưng không nhà máy nào trùng thị trường của nhà máy nào hết. (Nữ, Chủ tịch hội phụ nữ xã Phong Khê)

Giá cả làng giống nhau. Cạnh tranh à, làm gì có. Người đặt hàng nhiều lắm, mình làm không đủ cho họ mua. Với lại cạnh tranh thì cũng chỉ là chất lượng hàng thôi. Hàng mình làm mà tốt hơn thì người ta mua nhiều lần, hàng làm không tốt họ mua 1 lần thôi. Cùng loại hàng, nhưng nhà mình đủ tiêu chuẩn, đẹp là cạnh tranh. Tiêu chuẩn về cân nặng, đẹp, không bị rạn nứt, bóng mịn, không pha nhiều tạp chất. Nói chung là theo tiêu chuẩn của người mua, họ mua hàng để xây dựng thấy làm được là đạt tiêu chuẩn. Còn tay nghề của mình chưa cao, kỹ thuật của mình chưa giỏi thì hàng làm ra không đẹp sẽ khó bán. (Nữ, Đa

Hội, kéo sắt)

Hôm nay thì thợ kéo đi hết chẳng có ai làm cả. Đầu cánh (trưởng nhóm lao động) đi thì họ kéo quân của họ đi hết. Họ sang ngay nhà bên cạnh làm. Không có hợp đồng lao động, nên khi nào không thích nữa là họ đi, chỗ nào thích thì họ đến. Ngày hôm sau đi, thì ngày hôm trước báo. Toàn là người nơi khác đến, chủ yếu ở Đông Anh, Sóc Sơn. (Nam, Đa Hội, Quản lí xưởng cán kéo thép của gia

Loại làng nghề có qui mô sản xuất công nghiệp thấp hơn như Mẫn Xá, thì chiến lược cạnh tranh là bằng giá cả.

Nói chung là ở đây không dấu cách làm, còn giá cả mua phế liệu về và được ăn bao nhiêu thì họ cũng không để ai biết. Họ chỉ cạnh tranh nhau về giá cả thôi, còn cách làm thì họ không dấu, về giá cả buôn bán thì họ phải dấu. Ví dụ như lô sản phẩm này có người mua cao hơn một ít và có người thì mua được rẻ hơn, tại vì một tạ mà rẻ hơn được hai chục, thì một tấn cũng rẻ hơn được hai trăm rồi, mà ở đây thì làm với số lượng nhiều. (Nữ, Mẫn Xá, cô nhôm)

Chiến lược hợp tác còn là sự tổ chức sản xuất trong làng nghề theo hướng bổ trợ lẫn nhau các công đoạn trong quá trình sản xuất, lưu thông, tạo ra thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, dù còn mang tính tự phát. Chẳng hạn ở Dương Ổ có hơn 100 hộ tái chế sản xuất giấy các loại, 70-80 hộ gia công lại giấy. Với những hộ này họ sẽ mua lại giấy từ các gia đình tái chế về gia công lại như phun nước thơm vào giấy ăn để thành giấy thơm; mua giấy về in tiền, vàng theo mẫu mã của Đài Loan.v.v. Khoảng 150 hộ vừa tái chế giấy, vừa làm vận chuyển cho các gia đình khác trong thôn. Nghề sắt ở Đa Hội gồm nhiều việc, nhiều công đoạn khác nhau: đúc - cán - rút sắt - hàn chập, hàn bấm... Một số hộ gia đình làm cả công đoạn tái chế phế liệu đúc thành phôi, cán kéo phôi thành các sản phẩm sắt. Nhưng phần lớn các hộ khác chỉ làm một công đoạn. Phôi được sản xuất và tiêu thụ ngay trong làng. Cả làng tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín. Sản phẩm làm ra được bán trực tiếp cho nhà máy, cho các đại lí ở khắp các miền bắc, trung, nam. Nghề đúc phôi, cán kéo thép phát triển, kéo theo nhiều dịch vụ khác xuất hiện trên địa bàn xã Châu Khê phục vụ cho sản xuất: dịch vụ bốc vác, dịch vụ xe cải tiến, dịch vụ bán than đá..."Tình hình kinh tế khó

khăn, cạnh tranh thì cạnh tranh nhưng vẫn phải dựa vào nhau mà sống, một mình mình làm thì cũng chẳng sống tốt được” (Nữ, Đa Hội, đúc sắt). Chiến lược

mỗi hộ, cũng như của các nhóm hộ hoạt động trên các công đoạn sản xuất khác nhau.

Giữa những người lao động cùng làm thuê, họ vẫn trao đổi nghề nghiệp với nhau, không dấu nghề. Đây là những biểu hiện tích cực trong phát triển nghề nghiệp. Quá trình xã hội hóa nghề nghiệp luôn diễn ra tại 3 làng nghề tái chế. “Không dấu nghề ai thích đến thì đến, còn ai thích học thì học. Vâng, không phải

cạnh tranh nhưng mà ai làm khéo thì làm được nhiều việc hơn, còn ai không khéo thì họ cũng không mướn” (Nữ, Mẫn Xá, cô nhôm)

Người Mẫn Xá cũng có nhiều dự định cho việc mở rộng làng nghề của họ. Cụm từ WTO được người dân ở đây nhắc đến khá nhiều. Họ cho rằng hội nhập sẽ giúp việc sản xuất và kinh doanh của họ phát triển hơn, vì khi đó sẽ có nhiều nhà máy sản xuất vào Việt Nam, họ sẽ cần nhiều đến nguyên liệu là nhôm. Nếu tái chế phế liệu nhôm tại nhà máy thì chi phí sẽ cao hơn nhiều so với làm việc này tại làng nghề. Chính vì vậy cơ hội cho họ sẽ là rất rộng mở. Họ chỉ thiếu một trung gian để giúp họ tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ cần sự trợ giúp từ nhà nước để nâng cao hoạt động của làng nghề. Niềm tin vào khả năng của bản thân và làng nghề là rất mạnh mẽ cho dù có những thời gian có biến động kinh tế.

* Triển vọng phát triển thị trường của làng nghề

Khi đánh giá triển vọng nghề nghiệp, 69% hộ gia đình ở Đa hội được hỏi cho rằng nhu cầu thị trường cao làm cho nghề tái chế sắt thép của làng sẽ tiếp tục phát triển. 100% hộ gia đình ở Mẫn Xá trả lời câu hỏi này cho rằng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước làm cho nghề nhôm của họ có nhiều triển vọng phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

94.6 15.4 94.3 15.7 87.9 22.1 0 20 40 60 80 100

Đa Hội Mẫn Xá Dương Ổ

Phát triển lâu dài Không rõ

Biểu 2.2: Triển vọng phát triển của nghề tái chế (%)

(Nguồn: Số liệu khảo sát định lượng: Nghiên cứu về làng nghề tái chế của Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển JETRO của Nhật, năm 2007-2008)

Biểu 2.2 cho thấy người dân cho rằng nghề của làng mình có triển vọng phát triển lâu dài chiếm đa số với tỷ lệ cao (94.6% ở người dân Đa Hội; 94.3% ở người dân Mẫn Xá và 87.9% ở Dương Ổ). Như vậy có thể thấy đa số người dân đều tin tưởng vào triển vọng phát triển của nghề tái chế. Điều này tốt cho việc định hướng chiến lược sinh kế lâu dài của người dân nơi đây và là động lực cho sự phát triển lâu dài làng nghề, giúp họ vượt qua những thách thức to lớn như những biến động kinh tế năm 2007-2009.

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 46 - 53)