Ứng xử với môi trường ở làng nghề tái chế

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 59 - 61)

3. Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ gia đình làng nghề đến môi trường sống của

3.2. Ứng xử với môi trường ở làng nghề tái chế

Một thách thức cho tất cả các quốc gia là làm sao giải quyết một cách hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Khai thác và sử dụng tài nguyên, một mặt vừa bảo vệ & quản lý tốt hệ sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường. Trong thực tế của nhiều quốc gia, cái vòng luẩn quẩn “nghèo khó – suy

thoái môi trường” vẫn còn là một hạn chế lớn trên con đường phát triển.

(Ngưỡng phát triển và quan điểm phát triển bền vững đối với Việt Nam. Dự án VIEO1/021)

Người dân làng nghề tái chế đã và đang phải đứng trước thách thức rất lớn về tình hình ô nhiễm môi trường. Sự mâu thuẫn giữa: Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường sống vẫn luôn là nỗi trăn trở của các làng nghề tái chế ở Bắc Ninh. Một thực tế là tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn đang tiếp tục có dấu hiệu tăng lên, nhưng các biện pháp để hạn chế nó thì chưa thấy được thực thi. Dường như người dân ở các làng nghề cho rằng cái thiết thực trước mắt với họ là thu nhập, là phát triển kinh tế, là công ăn việc làm. Người dân nơi đây vẫn đang và sẽ chấp nhận trả giá về môi trường.

Quỹ đất trong làng Mẫn Xá không thể đáp ứng được sự gia tăng dân số thường xuyên và cả phục vụ cho sản xuất, nên vấn đề quy hoạch lại khu sản xuất đã được lãnh đạo xã và người dân bàn đến. Nếu như ở Đa Hội đã được quy tụ tại các cụm công nghiệp, tách sản xuất khỏi chỗ ở thì ở Mẫn Xá nhiều hộ vẫn sản xuất trong diện tích đất ở của gia đình. Việc xử lý bã nhôm (ô xít nhôm-AL203),

đang trở thành câu hỏi lớn đặt ra cho chính quyền ở và người dân ở đây về vấn đề môi trường. Trước đây, ô xit nhôm được bán cho nhà máy sản xuất phèn chua ở Nam Định, nhưng bây giờ không bán nữa. Người dân vẫn thường xử lý bằng cách thủ công và rất có hại cho môi trường của họ. Có hộ đem đổ ra thành đống ở đầu làng, có hộ đào hố chôn xuống đất trong vườn nhà, có hộ lại đem ra đồng chôn. Bản thân họ cũng biết rằng làm thế là có hại cho môi trường sống của chính họ. “Làm nghề này cuộc sống của họ khá lên nhiều nên kể cả ô nhiễm môi

trường người ta cũng chấp nhận bởi thời buổi này đồng tiền cũng rất quan trọng. Ví dụ nếu không khí trong lành nhưng mình không có tiền thì cũng không làm gì”, (Nam, truởng thôn Mẫn Xá). Người dân 3 làng nghề tái chế đang chấp

nhận đánh đổi một môi trường ô nhiễm với một cưộc sống giàu có hơn. Người ta nhắc đến câu chuyện của những ngư dân, họ đi biển và cái chết diễn ra thường xuyên nhưng họ vẫn tiếp tục đi biển. Cái chết ở đây chưa phải hiển hiện mà nó vẫn ngầm ẩn. Vì sự sống trước mắt sự đánh đổi này có phải là hợp lý? Ở một chừng mực nhất định, sựa chọn sinh kế của người dân 3 làng nghề tái chế Bắc Ninh có phần hợp lý. Nhưng xét về lâu dài, chiến lược sinh kế của người dân cần phải tính đến sự phù hợp với môi trường sống của họ.

Bên cạnh việc thừa nhận có các yếu tố tiêu cực do hoạt động sản xuất tái chế gây ra như: gây độc hại, gây tiếng ồn, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe, 80.6% các hộ gia đình được hỏi ở Đa Hội nói rằng nghề tái chế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của họ; Tỷ lệ đồng ý với nhận định này ở Mẫn Xá là 40.0%; và 30.0% ở Dương Ổ. Ở Mẫn Xá và Dương Ổ, tỷ lệ người dân thừa nhận sản xuất tái chế gây ô nhiễm môi trường ít hơn hẳn so với Đa Hội. Điều này không chứng tỏ rằng môi trường ở Mẫn Xá và Phong Khê ít ô nhiễm hơn ở Đa Hội. Có thể người dân biết về việc ô nhiễm môi trường nặng nề nhưng họ chưa chịu thừa nhận bởi họ còn phải lựa chọn những cơ hội khác. Đó là hậu quả của của việc phát triển nghề mà họ đang làm.

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)