Chiến lược sinh kế hướng vào phát triển kinh tế, tăng thu nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 32 - 34)

1. Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình làng nghề tái chế

1.2.2.Chiến lược sinh kế hướng vào phát triển kinh tế, tăng thu nhập

Bắc Ninh là tỉnh có tăng trưởng GDP và tăng trưởng công nghiệp cao trong 7 tỉnh vùng lưu vực sông Cầu. Sự phát triển nhanh chóng các làng nghề Bắc Ninh đã đóng góp quan trọng cho quá trình tăng trưởng nêu trên của tỉnh. Tăng trưởng GDP của Bắc Ninh trong giai đoạn 1995-2003 là 4,49 lần, trong đó khu vực II (bao gồm sản xuất của các làng nghề) tăng 4,49 lần, so với khu vực I và III1 chỉ có lần lượt là 1,6 và 2,54 lần. Trong giai đoạn này, khu vực II đã tăng tỷ trọng trong GDP từ 20,5% lên 43,0%. Sự phát triển các làng nghề Bắc Ninh được quyết định phần lớn bởi chiến lược sinh kế hộ gia đình hướng vào thị trường, định hướng ưu tiên cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Khi người dân Dương Ổ tập trung sản xuất hướng vào thị trường, định hướng ưu tiên cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập, thì đồng thời hoạt động này cũng gây ra những ô nhiễm quanh môi trường sống của họ. (Thực trạng này sẽ được tác giả phân tích rõ hơn ở phần 3 trong chương 2). Chiến lược kinh tế hộ định hướng ưu tiên cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập ở Dương Ổ làm cho doanh thu sản xuất giấy tăng gấp đôi trong vòng 1 năm, có thể đóng góp cho ngân sách 10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 5.000 lao động trong và ngoài xã. Phải chăng chiến lược sinh kế hộ như trên có thể là sự phản ánh sự coi trọng giá trị kinh tế cao hơn so với giá trị môi trường sống, lợi ích kinh tế cá nhân/hộ gia

đình cao hơn lợi ích chung của cộng đồng về môi trường. Đây là sự phản ánh cho việc lựa chọn sinh kế của người dân làng nghề. Trong điều kiện cụ thể của mình, người dân đã lựa chọn đặt lợi ích phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập lên trên các lợi ích khác.

Bảng 1.3: Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người/1 tháng của các hộ gia đình 3 làng nghề tái chế (năm 2007) (%)

Mức thu nhập đầu người/1tháng (đồng)

Đa Hội Mẫn Xá Dương Ổ

Dưới 1.000.000 18,9 11,4 0,0 Từ 1.000.000-2.000.000 54,1 85,7 15,6 Từ 2.100.000-3.000.000 21,6 0,0 65,6 Từ 3.100.000-5.000.000 2,7 2,9 15,6 Trên 5.000.000 2,7 0,0 3,1 Tổng 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát định lượng: Nghiên cứu về làng nghề tái chế của Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển JETRO của Nhật, năm 2007-2008)

Bảng số liệu khảo sát cho thấy mức thu nhập bình quân trên đầu người của người dân Mẫn Xá và Đa Hội là từ 1-2 triệu đồng/1 tháng (Mẫn Xá chiếm 85.7% và Đa Hội chiếm 54.1%). Ở Dương Ổ mức thu nhập bình quân trên đầu người ở mức trung bình: 2-3 triệu/1 tháng (65.6%), cao hơn Mẫn Xá (0,0%) và Đa Hội (21,6%). Thu nhập bình quân chung đầu người/1 tháng của người dân ở Đồng bằng sông Hồng theo số liệu khảo sát năm 2007 là 653.000đ. (Trong đó mức thu nhập đầu người/1 tháng chia theo các nhóm cụ thể như: nhóm 1: 215.000đ; nhóm 2: 348.000đ; nhóm 3: 492.000đ; nhóm 4: 695.000đ; nhóm 5: 1.518.000đ2

). (Nguồn: Niên giám thống kê. Tổng cục thống kê 2007.NXB Thống kê). So sánh về mức thu nhập bình quân đầu người của 3 làng nghề tái

chế với khu vực Đồng bằng sông Hồng ta thấy: Mức thu nhập của Đa Hội và Mẫn Xá đạt mức thu nhập cao nhất (mức 5) ở Đồng bằng sông Hồng. Riêng với Dương Ổ, mức thu nhập bình quân đầu người/1 tháng ở đây còn cao hơn cả mức thu nhập (mức 5) của nhóm thu nhập cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Điều này chứng tỏ mức thu nhập của người dân 3 làng nghề tái chế là khá lớn và nổi trội hơn hẳn so với các vùng khác ở Đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (Trang 32 - 34)