Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản thu không

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 112 - 121)

thường xuyên

Thứ nhất, đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán

Chuyển nhƣợng chứng khoán là cách thức để tổ chức và cá nhân có thể thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ. Về nguyên tắc, Luật thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh thuế khi chuyển nhƣợng có thu nhập – khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập. Nhà đầu tƣ cá nhân có thu nhập từ

chuyển nhƣợng chứng khoán có thể lựa chọn phƣơng pháp kê khai nộp thuế: (i) với thuế suất là 20% đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán hoặc (ii) thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhƣợng (Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân). Mặc dù có nhiều ý kiến về sự bất hợp lý của việc áp dụng phƣơng thức đánh thuế 0,1%/giá chuyển nhƣợng theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 nhƣng Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 không có quy định sửa đổi về vấn đề này. Phƣơng thức đánh thuế 0,1%/giá bán chứng khoán hiện nay đang đƣợc các nhà đầu tƣ lựa chọn do không xác định đƣợc chính xác chi phí phát sinh trong quá trình đầu tƣ để áp dụng phƣơng thức đánh thuế 20%/tổng thu nhập.

Về bản chất, khoản thuế từ chuyển nhƣợng chứng khoán xác định trên giá bán đƣợc đặt ra chƣa phù hợp với nguyên tắc đánh thuế thu nhập đó là chỉ đánh thuế khi cá nhân có thu nhập đạt tới ngƣỡng nhất định. Sự lựa chọn phƣơng thức khoán thuế chỉ nên coi là giải pháp tình thế để chống thất thu ngân sách Nhà nƣớc [20].

Do đó, quy định mức thuế cho mỗi lần chuyển nhƣợng là không phù hợp với bản chất của thuế thu nhập cá nhân căn cứ vào thu nhập cá nhân để đánh thuế. Chỉ nên đánh thuế vào thu nhập thực tế của cá nhân trên cơ sở doanh thu trừ đi chi phí.

Luật thuế thu nhập cá nhân chƣa quy định đầy đủ về các loại chi phí đƣợc khấu trừ trong đầu tƣ chứng khoán đối với cá nhân. Sự lựa chọn phƣơng pháp áp dụng thuế 20% thu nhập từ chuyển nhƣợng đối với cá nhân nhà đầu tƣ không khả thi do khó xác định đƣợc các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tƣ. Có thể thấy những bất cập này đều xuất phát từ việc pháp luật chƣa quy định cụ thể về các loại chi phí đƣợc khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân đầu tƣ.

Thứ hai, đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và

tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trƣờng hợp ngƣời chuyển nhƣợng chỉ có duy nhất một nhà ở đƣa vào diện thu nhập miễn thuế là không khả thi. Tính không khả thi ở chỗ không có chuẩn mực thế nào là nhà ở. Luật nhà ở 2005 có quy định: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Rõ ràng là vẫn không có tiêu chuẩn cụ thể nào về tiêu

chuẩn kĩ thuật để xác định một công trình là nhà ở hay không. Mặt khác, để xác minh một ngƣời chỉ có một đất ở, nhà ở thì sẽ buộc cơ quan nhà nƣớc phải điều tra, nếu trong phạm vi một tỉnh, thành phố thì không khó nhƣng nếu ở khác tỉnh, thành phố khác nhau thì khá phức tạp, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí. Nếu quy định nhƣ vậy, vô hình chung sẽ dẫn đến việc ngƣời dân nhờ ngƣời khác đứng tên để lách thuế và điều này sẽ tạo ra các tranh chấp đất đai, nhà ở. Do đó, thu nhập từ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở, nhà ở, tài sản gắn liền với đất duy nhất vẫn chịu thuế.

Việc xác định giá quyền sử dụng đất cần phải dựa vào nguyên tắc thị trƣờng nhƣ đối với các bất động sản khác và Chính phủ cần có những quy định cụ thể hƣớng dẫn việc xác định giá chuyển nhƣợng trong trƣờng hợp giá chuyển nhƣợng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá phổ biến trên thị trƣờng.

Thứ ba, việc phân biệt đối tƣợng cƣ trú và không cƣ trú chỉ nên giới hạn

trong việc xác định các thủ tục hành chính thuế, không nên phân biệt về nghĩa vụ thuế, vì sẽ không đảm bảo sự bình đẳng giữa đối tƣợng cƣ trú và không cƣ trú đối với cung một khoản thu nhập không thƣờng xuyên. Do đó, trừ những quy định nhằm đảm bảo nghĩa vụ thuế đối với những khoản thu nhập phát sinh ở Việt Nam của ngƣời không cƣ trú cần phải bình đẳng với ngƣời cƣ trú. Bên cạnh đó, về kĩ thuật lập pháp, nếu việc đánh thuế đối với ngƣời cƣ trú và không cƣ trú là nhƣ nhau thì không cần phải quy định nhắc lại làm cho văn bản luật dài dòng, chỉ cần dẫn chiếu trong một điều luật là đƣợc.

Thứ tư, cần có quy định căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cƣ trú. Đây

cũng là bài toán khó nếu chúng ta chƣa có cơ chế thực hiện quản lý đối tƣợng này. Chúng tôi đƣợc biết, việc quản lý trật tự hành chính của Bộ Công An về vấn đề hộ khẩu, hộ tịch cũng chỉ đƣa ra con số đƣợc kiểm soát bởi sự khai báo, còn thực tiễn trên các địa bàn hiện nay là rất khó (ví dụ, hiện nay có một số ngƣời từ các địa phƣơng khác nhau đang buôn bán bao nhiêu, hình thức buôn bán tinh vi mà hiện tại chúng ta chƣa nắm đƣợc). Đây cũng là lời giải tiếp theo cho việc phải có một cơ chế pháp lý thật rõ ràng, minh bạch và tạo điều kiện cho việc thực thi các quy định về thuế Thu nhập cá nhân.

Thứ năm, cần bổ sung các quy định kiểm tra, kiểm soát các khoản thu nhập không thƣờng xuyên. Có nhƣ vậy, pháp luật thuế Thu nhập cá nhân đối với những khoản thu không thƣờng xuyên mới phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra, kiểm soát là một khâu tất yếu trong việc thực hiện thuế Thu nhập cá nhân đối với những khoản thu không thƣờng xuyên.

Thứ sáu, quy định cụ thể các chế tài pháp lý đối với các đối tƣợng nộp thuế

hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu thuế vi phạm các quy định của Luật. Qua đó, đối tƣợng nộp thuế mới nhận thức rõ đƣợc hậu quả pháp lý mà mình sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm nghĩa vụ thuế. Từ đó, nâng cao trách nhiệm nộp thuế Thu nhập cá nhân hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân trong tƣơng quan với pháp luật quản lý thuế thu nhập ở một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra các kiến nghị sau:

1. Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội ở những giai đoạn cụ thể mà xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân của quốc gia đó. Việc xây dựng luật nội dung mang tính hoàn chỉnh và phù hợp sẽ tạo điều kiện cho luật hình thức (Luật Quản lý thuế) phát huy đƣợc tối đa hiệu quả quản lý.

2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung trong việc xác định đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân, quản lý giảm trừ gia cảnh, cơ chế tự khai tự nộp thuế, quản lý thông tin ngƣời nộp thuế, thời hạn và phƣơng pháp kê khai thuế thu nhập, tổ chức quản lý thuế thu nhập. Bên cạnh đó là một số kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật về một số loại thu nhập cụ thể từ tiền công, tiền lƣơng hay những khoản thu không thƣờng xuyên.

KẾT LUẬN CHUNG

Với dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục có mức tăng trƣởng cao, với hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế ngày càng thông thoáng tạo thuận lợi cho đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh phát triển, số ngƣời dân có thu nhập cao sẽ tăng nhanh, sẽ có hàng chục triệu ngƣời có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân. Đây chính là thách thức lớn đặt ra đối với công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng

Quản lý thuế nói chung và Quản lý thuế thu nhập cá nhân là vấn đề rộng và phức tạp, chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân cần phải quan tâm đổi mới đồng bộ các yếu tố trong hệ thống quản lý thuế và môi trƣờng quản lý thuế.

Từ việc nhìn nhận thực trạng pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số nƣớc trên thế giới, chúng ta cần có các giải pháp mang tính tổng thể, kết hợp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và các bộ phận pháp luật khác có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Lê Văn Ái (chủ biên) (2000), Giáo trình thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Mai Phƣơng (2002), Thuế thu nhập cá nhân

trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Báo Lao động điện tử (12/10/2007); “Ai nộp thuế cao nhất Việt Nam?” website:http://www.laodong.com.vn/Home/Ai-nop-thue-cao-nhat- VN/20073/25372.laodong (truy cập 03/7/2014)

4. Vũ Văn Cƣơng (2009), “Thông tin về ngƣời nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, (4), Hà Nội.

5. Vũ Văn Cƣơng (2012), Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở

Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học,

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

6. Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), “Quản lý thuế ở Việt Nam hoàn thiện và đổi

mới”, Phát triển và hội nhập, (7-17), tr.44-46, Hà Nội.

8. Đặng Tiến Dũng (2003), “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp

chí thuế Nhà nước, (12), tr.18-20, Hà Nội.

9. Vũ Mạnh Hà (2008), Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính công–thuế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 10. Trần Vũ Hải (2007), “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

hiện nay và phƣơng hƣớng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (10), Hà Nội.

11. Thu Hằng (10/9/2013), “Hà Nội: Siết chặt quản lý thuế thu nhập cá nhân”, website: http://www.baohaiquan.vn/pages/ha-noi-siet-chat-quan-ly-thue-thu- nhap-ca-nhan.aspx (truy cập 23/6/2014).

12. Nguyễn Hiền (26/10/2012), “Thu nhập 9 triệu đồng/tháng chƣa phải nộp thuế thu nhập cá nhân”, website:http://dantri.com.vn/nghe-nghiep/thu-nhap-9-trieu- dongthang-chua-phai-nop-thue-tncn-655874.htm (truy cập 26/6/2014).

13. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài chính, Hà Nội. 14. Hoàng Thị Huế (2009), Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với

những khoản thu không thường xuyên, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật K30,

Đại học Luật Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thƣơng Huyền (2008), “Luật Quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm”, Nghiên cứu lập pháp, (19), tr.51-54, Hà Nội.

16. Phạm Huyền (01/8/2012), “CPI tăng trên 20% sẽ sửa tiếp thuế Thu nhập cá nhân”, website: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/82964/cpi-tang-tren-20-- se-sua-tiep-thue-tncn.html (truy cập 22/6/2014).

17. Hồ Mai Hƣơng (2007), Chính sách Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2011), “Ƣu tiên quyền lợi của ngƣời nộp thuế khi sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân”, Nghiên cứu lập pháp, (14/199), tr.34-37, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2012), “Sửa đổi Luật Quản lý thuế nhằm điều hòa

quyền, lợi ích giữa Nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế”, Nghiên cứu lập pháp, (9/217), trang 26-29, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2014), “Triết lý đánh thuế đối với thu nhập từ sở hữu, chuyển nhƣợng chứng khoán và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, (4/260), tr 33-35, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2013), “Về bảo vệ quyền của ngƣời nộp thuế trong Luật Quản lý thuế”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học, (1), tr.42–50, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2012), “Yếu tố tác động đến sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật thuế”,Tạp chí Luật học, tr. 26-28, Hà Nội.

23. Vƣơng Hoàng Long (2000), Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong điều

kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng

24. Phạm Thị Phƣơng Mai (2008), Thuế thu nhập cá nhân: Kinh nghiệm quốc tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và việc thực thi ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị, Trƣờng

Đại học Kinh tế, Hà Nội.

25. Nguyễn Trọng Nghĩa (cùng với Trịnh Hà Mai Long, Hồ Thị Hằng, Nguyễn Thị Việt Anh, Đặng Công Khôi, Nguyễn Văn Tùng), (13/7/2012), Luật quản lý thuế của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của

Chính phủ, website: http://luatminhkhue.vn/tieu-thu/luat-quan-ly-thue-cua-hoi-

dong-phoi-hop-cong-tac-pho-bien,-giao-duc-phap-luat-cua-chinh-phu.aspx (truy cập 25/6/2014).

26. Nguyễn Đức Ngọc (2007), Một vài vấn đề về hiệu quả Luật Quản lý thuế trong vai trò đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN trong giai đoạn kinh tế hiện nay ở

Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, Đại học Luật Hà Nội.

27. Lê Thị Kim Nhung (2011), “Thuế thu nhập cá nhân sau 2 năm thực hiện: Một số bất cập nảy sinh và hƣớng giải quyết”, Tạp chí ngân hàng, (4), Hà Nội. 28. Nguyễn Thành Phúc (2013), “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá

nhân từ tiền lƣơng, tiền công”, Phát triển và hội nhập, (13/23), trang 7-10, Hà Nội. 29. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội

30. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 31. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội

32. Lê Thị Thu Thủy (2009), “Những vấn đề đặt ra khi thực thi Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 28-29, Hà Nội.

33. Trần Kiều Thủy (2014), Một số vấn đề pháp lý về quản lý thuế đối với cá nhân có thu

nhập từ kinh doanh, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm

tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, Luận án Tiến sĩ kinh tế,

Trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

35. Tổng cục Thuế (2005), Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Australia, Hà Nội website:http://www.gdt.gov.vn/gdtlive/Trang-chu/Tin-tuc/News?contentId=110846 (truy cập 2/3/2005).

36. Tổng cục Thuế, (1994), Báo cáo khảo sát thuế tại Singapore, Hà Nội. 37. Tổng cục Thuế, (2004), Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Anh, Hà Nội.

38. Tổng cục Thuế, (2005), Báo cáo kết quả khóa học về dịch vụ ĐTNT theo chương trình hợp tác đào tạo dành cho các nước thành viên SGARTAR lần thứ ba, trang 8, Hà Nội.

39. Vũ Xuân Trƣờng (1995), Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và định hướng

hoàn thiện, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Tuyến (2008), “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật thuế”,

website: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/11/08/1943 (truy cập 21/6/2014)

II. TIẾNG ANH

41. http://businesscompliance.govt.nz/reports/final/final-11html (truy cập 29/7/2014) 42. http://taxsummaries.pwc.com/uk/taxsummaries/wwts.nsf/ID/JDCN-89HTRT (truy cập

28/7/2014)

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 112 - 121)