Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể theo pháp luật

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 37 - 40)

Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay

2.1.1. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể theo pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân quản lý thuế thu nhập cá nhân

2.1.1.1. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế

Ngƣời nộp thuế đƣợc trao quyền tự định đoạt việc đóng thuế thông qua chấp hành chế độ tự kê khai, xác định số thuế phải nộp.

Điều 6 Luật Quản lý thuế năm 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2012 quy định quyền của ngƣời nộp thuế theo đó có thể chia các quyền của ngƣời nộp thuế thành ba nhóm nhƣ sau:

- Nhóm quyền của ngƣời nộp thuế trong quá trình kê khai, nộp thuế đó là: Đƣợc hỗ trợ, hƣớng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan hải quan xác định trƣớc mã số, trị giá hải quan, xác nhận trƣớc xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trƣớc khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đƣợc giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. Hƣởng các ƣu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Nhóm quyền của ngƣời nộp thuế trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra và xác định số thuế phải nộp của cơ quan thuế đó là: Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lƣu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Nhóm quyền của ngƣời nộp thuế liên quan đến khiếu nại, tố cáo và bồi thƣờng thiệt hại bao gồm: Đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công

chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, ngƣời nộp thuế có nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, có quyền yêu cầu hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế, gia hạn thuế.Điều 7 Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế theo đó có thể phân làm hai nhóm nhƣ sau:

- Nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế bao gồm: Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho ngƣời mua theo đúng số lƣợng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế đó là: Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh hai nhóm nghĩa vụ trên pháp luật quản lý thuế còn quy định ngƣời nộp thuế phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trƣờng hợp ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt ngƣời nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế

Thực chất, nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế song song với quyền thu thuế của Nhà nƣớc, còn quyền của ngƣời nộp thuế gắn với quyền yêu cầu Nhà nƣớc bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 9 Luật Quản lý thuế 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012 có quy định quyền hạn của cơ quan quản lý thuế, theo đó quyền của có thể chia làm hai nhóm:

- Thứ nhất, trong quá trình kê khai nộp thuế, cơ quan thuế có quyền ấn định thuế, quyết định hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế, gia hạn thuế, xóa nợ và tiền phạt bằng việc: Yêu cầu ngƣời nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản đƣợc mở tại ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế. Ấn định thuế.

Bởi vì, không phải trong mọi trƣờng hợp, yêu cầu của Nhà nƣớc đã đƣợc ngƣời nộp thuế thực hiện đúng. Do vậy, để đảm bảo quyền thu thuế của Nhà nƣớc và công bằng xã hội, cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định thuế, điều tra thuế ... để bảo đảm số thuế đƣợc thu theo đúng qui định của pháp luật.

- Thứ hai, cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra thuế, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và xử lý vi phạm (xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thuế; áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật).

Về trách nhiệm của cơ quan thuế, theo Điều 8 Luật Quản lý thuế 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012 thì trách nhiệm của cơ quan thuế có thể phân chia làm ba nhóm nhƣ sau:

- Thứ nhất, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện thu thuế, thực hiện quá trình kê khai, nộp thuế của ngƣời nộp thuế bao gồm: Tổ chức thực hiện thu thuế

theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho ngƣời nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phƣờng, thị trấn; cơ quan hải quan có trách nhiệm xác định trƣớc mã số, trị giá hải quan, xác nhận trƣớc xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trƣớc khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ. Giữ bí mật thông tin của ngƣời nộp thuế theo quy định của Luật này. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế. Giám định để xác định số thuế phải nộp của ngƣời nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế và xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế đó là: Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tƣợng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.

- Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo và bồi thƣờng thiệt hại: Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền. Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)