Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số loại thu

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 72 - 76)

2.1.4.1. Thu nhập từ tiền công, tiền lương

Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công là khoản thu nhập thƣờng xuyên. Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lƣơng, tiền công của ngành thuế cũng từng bƣớc đƣợc đổi mới, cải thiện phù hợp với tình hình phát triển đất nƣớc trong từng giai đoạn, góp phần to lớn giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát đƣợc thu

nhập của từng bộ phận nhân dân để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, an sinh xã hội … cho phù hợp, đồng thời giúp Nhà nƣớc ổn định nguồn thu ngân sách, quản lý hiệu quả nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân của ngành thuế nƣớc ta trong những năm qua đã đạt đƣợc những mặt đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lƣơng, tiền công trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc, tạo ra sự bất công trong thực hiện nghĩa vụ giữa những ngƣời nộp thuế.

- Ngành thuế cho đến nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về một số khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công chịu thuế bao gồm: các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà ngƣời lao động nhận đƣợc, trừ một số khoản đƣợc miễn trừ không tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định. “Chính vì vậy, một số cơ quan thuế và người nộp thuế vẫn chưa thống nhất cách hiểu khoản nào chịu thuế, khoản nào không chịu thuế như: tiền ăn giữa ca, tiền công tác phí, tiền điện thoại, văn

phòng phẩm, chi phí đưa đón, tham quan …” [28].

- Ngành thuế chƣa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh của ngƣời nộp thuế. Hiện nay, ngành thuế đang tiến hành cấp mã số thuế cho ngƣời nộp thuế, chứ chƣa có điều kiện quản lý, xác minh đối tƣợng thuộc diện giảm trừ gia cảnh theo nhƣ tờ khai của ngƣời nộp thuế. Chính vì vậy, việc xác định đối tƣợng giảm trừ gia cảnh chủ yếu là kêu gọi ý thức tự giác của ngƣời nộp thuế, dẫn đến nhiều trƣờng hợp gian lận, kê khai trùng đối tƣợng phụ thuộc, gây thất thu cho ngân sách.

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thuế thu nhập cá nhân chƣa hoàn thiện, một số quy định chƣa phù hợp, chƣa sát với tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của ngƣời dân. Bên cạnh đó, trình độ một số cán bộ ngành thuế còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh tra thuế, nên chƣa kịp thời phát hiện và xử lý những thủ đoạn trốn thuế thu nhập cá nhân tinh vi, phức tạp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, chi trả tiền lƣơng, tiền công cũng là

nguyên nhân dẫn đến ngành thuế khó có thể xác minh và thẩm tra thu nhập chịu thuế của ngƣời nộp thuế, khi mà những nguồn thu nhập này không ổn định và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh. “Ngoài ra, những bất cập trong chế độ kê khai, cấp mã số thuế hiện nay và sự thiếu đa dạng về hình thức kê khai dẫn đến nhiều khoản thu nhập chịu thuế chưa được người nộp thuế nhận thức đúng và khai

đủ, làm giảm nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước” [28].

2.1.4.2. Những khoản thu không thường xuyên

Thứ nhất, pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản thu nhập

không thƣờng xuyên có diện thu nhập chịu thuế tƣơng đối hẹp, nhiều khoản thu nhập của cá nhân đã bị bỏ qua nhƣ thu nhập từ tiền lãi do trì hoãn trả nợ, thu nhập từ nhặt đƣợc của rơi, thu nhập từ kiều hối. Về mặt lý luận, thuế thu nhập cá nhân phải đƣợc đánh trên toàn bộ thu nhập của cá nhân mới đảm bảo tính công bằng của chế độ thuế thu nhập cá nhân không thƣờng xuyên. Về mặt thực tiễn, hiện nay có nhiều cá nhân có thu nhập cao từ những hoạt động này mà không bị đánh thuế nên gây lãng phí nguồn thu ngân sách.

Thứ hai, quy định pháp luật về cơ sở tính thuế không rõ ràng, gây lúng túng

cho cơ quan thuế trong việc xác định số thuế phải nộp đối với những khoản thu không thƣờng xuyên. Chẳng hạn nhƣ thu nhập từ đầu tƣ chứng khoán: Khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý

liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn” [31, Điều 13]. Nhƣng lại

không đƣa ra các khái niệm cụ thể về các loại chứng khoán. Theo thông lệ quốc tế và Luật chứng khoán, thì chứng khoán bao gồm nhiều loại, tập trung lại phân chia thành hai nhóm chứng khoán: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Chứng khoán vốn nhƣ: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ, quyền mua cổ phiếu … Đây là những loại chứng khoán mang tính chất đầu tƣ lời ăn, lỗ chịu. Vốn thu đƣợc từ các đợt phát hành trở thành hoặc làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chứng khoán nợ nhƣ các loại trái phiếu, trái phiếu trong thời kì chƣa chuyển đổi … Đây là những loại chứng khoán đƣợc đảm bảo an toàn hơn so với chứng khoán vốn. Ngƣời

đầu tƣ đƣợc nhận lãi trong thời kỳ phát hành. Doanh nghiệp sau khi phát hành chứng khoán nợ thì các khoản vốn này doanh nghiệp ghi nhận là các khoản nợ, không đƣợc hạch toán vào vốn chủ sở hữu. “Việc phân định cụ thể từng nhóm chứng khoán khác nhau để xác định được cụ thể phương pháp tính thuế, phương

pháp tổ chức thu thuế khác nhau. Đây là một thông lệ phổ biến trên thế giới” [14].

Những quy định không rõ ràng cũng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định phƣơng pháp tính giá mua, giá bán chứng khoán trong thị trƣờng giao dịch cổ phiếu phi tập trung. Theo quy định tại Điều 4 Thông tƣ 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hƣớng dẫn sửa đổi Thông tƣ 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, hƣớng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân và hƣớng dẫn thi hành Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 thì đối với chứng khoán chƣa niêm yết là giá chuyển nhƣợng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế đƣợc căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhƣợng. Trƣờng hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhƣợng do ngƣời chuyển nhƣợng tự khai. Cá nhân chuyển nhƣợng chứng khoán không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhƣợng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Trƣờng hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế đƣợc quyền ấn định giá chuyển nhƣợng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Quy định này phải gắn liền với cơ chế kiểm tra giám sát hiệu quả nếu không tất yếu dẫn đến hậu quả là các cá nhân thỏa thuận giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế gây thất thu thuế.

Trong khi tại thị trƣờng tập trung, những chứng khoán vốn niêm yết tại thị trƣờng tập trung đều dễ dàng xác định đƣợc giá mua, giá bán một cách cụ thể theo từng phiên, từng ngày giao dịch và cụ thể giá mua, giá bán của từng nhà đầu tƣ. Công ty chứng khoán đều có bản liệt kê các hoạt động giao dịch của từng nhà đầu tƣ, việc xác định đƣợc giá mua, giá bán cụ thể cho từng loại giao dịch, căn cứ vào các yếu tố: chứng khoán đƣợc giao dịch tập trung thì nhà đầu tƣ phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán và phải giao dịch mua bán thông qua công ty chứng khoán.

Còn tại thị trƣờng phi tập trung thì không thể xác định đƣợc chính xác giá cả ở từng thời điểm; cơ quan thuế không thể có công cụ để xác định đƣợc giá cả thị trƣờng hay xác định đƣợc những giao dịch mua bán của các nhà đầu tƣ cá nhân với nhau, vì việc mua bán chứng khoán không cần phải thông qua công ty chứng khoán, không cần phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Do vậy, cơ quan thuế sẽ khó mà xác định đƣợc giá mà ngƣời chuyển nhƣợng tự khai. Mặt khác, quy định lấy hợp đồng mua bán giữa ngƣời mua, ngƣời bán chứng khoán để làm căn cứ xác định giá mua và giá bán thì sẽ không khả thi vì khi cơ sở tính thuế không rõ ràng sẽ nảy sinh tâm lý lách luật từ một số cá nhân và từ đó không đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế.

Hiện nay, theo Luật thuế thu nhập cá nhân, nhà đầu tƣ cá nhân bị đánh thuế 5% đối với cổ tức do công ty công ty cổ phần chi trả hoặc lợi tức chi trả từ quỹ đầu tƣ. Trƣớc đó công ty cổ phần đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lợi tức chứng chỉ quỹ đƣợc xác định trong tổng lợi nhuận thu đƣợc từ các hạng mục đầu tƣ sau khi trừ đi phí ủy thác quản lý trả cho công ty quản lý quỹ và các chi phí khác liên quan đến vận hành quỹ. Có thể thấy, ở nƣớc ta, dòng tiền từ công ty cổ phần đƣợc đánh thuế hai lần ở khâu xác định thu nhập chịu thuế của công ty cổ phần và chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán ảm đạm, để thu hút các nhà đầu tƣ chứng khoán quay trở lại thị trƣờng, biện pháp tránh đánh thuế trùng cần đƣợc đặt ra.

Nếu so sánh mức chi trả cổ tức của cổ phiếu và lợi tức chứng chỉ quỹ hiện nay với lãi tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng là 7%, thì mức cổ tức dao động từ 5% đến 15%/mệnh giá trong điều kiện thị giá cổ phiếu gấp khoảng từ 2 đến 5 lần mệnh giá thì có thể thấy lợi ích từ sở hữu chứng khoán ít hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, trong khi lãi suất này không bị đánh thuế thu nhập [20].

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 72 - 76)