Định hƣớng hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 98 - 102)

Nhƣ chúng ta đã tìm hiểu ở những phần trên, xét về lý thuyết thì pháp luật thuế bao gồm pháp luật vật chất hay còn gọi là pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục hay còn gọi là pháp luật hình thức. Trong đó, pháp luật nội dung ghi nhận, phản ánh chính sách thuế còn pháp luật thủ tục quy định các vấn đề về quản lý thuế [15]. Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục thì trƣớc hết những quy định về pháp luật nội dung phải cụ thể, rõ ràng. Do đó, để pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân phát huy đƣợc hiệu quả thì pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trƣớc hết phải làm tốt vai trò của mình.

Mỗi quốc gia tuỳ theo điều kiện lịch sử kinh tế – xã hội ở những giai đoạn cụ thể mà xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân của mình. Hệ thống thuế đó phản ánh những mục tiêu đặt ra của Nhà nƣớc. Do đó, việc tìm ra những tiêu thức chung đánh giá một hệ thống thuế thu nhập cá nhân tốt hay không là công việc không phải dễ dàng. Song dù sao đi nữa, nếu gạt đi những nét đặc thù của mỗi quốc gia và căn cứ vào những đòi hỏi chung của một nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế thì pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải đƣợc quy định phù hợp với

chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Pháp luật luôn thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Nhà nƣớc với chức năng và nhiệm vụ của mình luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế nói chung và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tƣợng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ. Điều chỉnh chính sách thuế theo hƣớng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tƣợng

Thứ hai, pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải là công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc tăng thu ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nƣớc đã sớm xác định các bƣớc đi thích hợp để tăng tỉ trọng các nguồn thu trong nƣớc cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỉ lệ thu từ thuế trực thu. Ở các quốc gia phát triển, tỉ trọng thuế thu nhập cá nhân là khá cao, trong khi đó tại Việt Nam số thu này là không đáng kể. “So với các sắc thuế gián thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế thu nhập cá nhân đảm bảo công bằng tốt hơn, vì vậy, việc tăng nguồn

thu từ thuế trực thu là yêu cầu hợp lý và cần thiết” [24].

Thứ ba, pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải là công cụ để điều tiết nền kinh

tế xã hội, nhƣng phải đảm bảo yêu cầu bình đẳng, công bằng xã hội, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, giám sát.

Khi nghiên cứu, xây dựng chế độ pháp lý thuế thu nhập cá nhân cần phải đảm bảo pháp luật thuế thu nhập cá nhân huy đƣợc vai trò tích cực trong việc điều tiết xã hội. Nhà nƣớc thể hiện ý chí của mình đối với đƣờng lối phát triển kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế thu nhập, Nhà nƣớc thể hiện ý chí của mình đối với đƣờng lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội. Thông qua các quy định của thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản thu nhập không thƣờng xuyên về đối tƣợng nộp thuế, thuế suất, miễn thuế, v.v..

Khi thực hiện chức năng điều tiết của mình, pháp luật thuế thu nhập cá nhân vẫn phải đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các đối tƣợng nộp thuế. Về lý thuyết, pháp luật càng cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế bao nhiêu thì càng có thể đảm bảo công bằng bấy nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề này có tính hai mặt, bên cạnh việc đảm bảo công bằng tốt hơn, việc cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế cũng có thể làm sai lệch bản chất công bằng. Công bằng là một đòi hỏi khách quan của bất kỳ một hệ thống thuế nào trên thế giới. Đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân là một trong những công cụ phân phối mạnh nhất của Nhà nƣớc dùng để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Xét trong một chừng mực nhất định, công bằng trong phân phối thu nhập là một trong những đòn bẩy tạo ra động lực cho sự

phát triển kinh tế bởi sự chênh lệch thái qua về mặt thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội sẽ tạo ra sự kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chế độ thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo việc khấu trừ những chi phí hợp lý tạo ra thu nhập theo từng khoản thu nhập. Khấu trừ những khoản chi phí nào, mức khấu trừ bao nhiêu, phƣơng thức khấu nhƣ thế nào là những vấn đề lớn đƣợc cân nhắc, tính toán kĩ trên cơ sở những số liệu điều tra cụ thể, chính xác, không nên thiết kế một cách áp đặt hoặc chung chung khó áp dụng. Để đảm bảo việc áp dụng đƣợc chính xác và thuận tiện, việc quy định các khoản chi phí đƣợc khấu trừ phải hết sức cụ thể, chính xác và minh bạch.

Pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra giám sát. Các khoản thu nhập của cá nhân thì gồm nhiều loại thu nhập mà mỗi loại lại có sự điều chỉnh khác nhau nên thƣờng phức tạp và khó hiểu. Điều này sẽ làm cho đối tƣợng nộp thuế khó tự giác chấp hành còn cơ quan thuế thì khó quản lý thu nộp. Đồng thời sự phức tạp, không minh bạch của chế độ thuế thu nhập cá nhân thƣờng xuyên tạo cơ hội trốn và tránh thuế và làm tăng chi phí hành thu và chi phí tuân thủ luật thuế của các đối tƣợng nộp thuế. Theo đó, để đảm bảo đƣợc tính rõ ràng thì các từ ngữ đƣợc sử dụng phải dễ hiểu và mọi ngƣời có cách hiểu thống nhất…Có nhƣ thế các đối tƣợng nộp thuế mới biết đƣợc khoản thuế đó do ai chịu và mức thuế là bao nhiêu, trên cơ sở đó nghĩa vụ thuế mới đƣợc thực hiện một cách triệt để. Khi pháp luật thuế thu nhập cá nhân đảm bảo đƣợc yêu cầu đơn giản, rõ ràng thì sẽ đảm bảo đƣợc tính dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát. Bởi khi đó, đối tƣợng nộp thuế sẽ hiểu biết và tuân thủ luật thuế triệt để hơn, từ đó các cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm soát thuế cũng thuận tiện và hiệu quả hơn.

Thứ tư, pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải đề cao tính tự chủ, tự chịu trách

nhiệm của đối tƣợng nộp thuế và có tính hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc. Một hệ thống pháp luật thuế nói chung trong cơ chế thị trƣờng với quy luật tự do cạnh tranh đang chiếm ƣu thế thì tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các đối tƣợng nộp thuế cần phải đƣợc chú trọng hơn bao giờ hết. Để đề cao đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đối tƣợng nộp thuế đòi hỏi xây dựng theo

hƣớng áp dụng cơ chế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế của các đối tƣợng nộp thuế. “Trong trường hợp này đối tượng nộp thuế sẽ phải tự giác trong việc kê khai tính thuế, nộp thuế và thực hiện quyết toán thuế; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính kịp thời và kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế của mình trước pháp luật chứ

không trông chờ, ỷ lại vào cán bộ thu thuế” [17].

Pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải đƣợc xây dựng theo hƣớng tính hiệu lực, hiệu quả quản lý, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế cũng nhƣ quy định về chế tài xử phạt các đối tƣợng cố ý trốn tránh, gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Có nhƣ vậy, thuế thu nhập cá nhân mới phát huy hết vai trò của mình.

Thứ năm, pháp luật thuế thu nhập cá nhân phải đáp ứng yêu cầu ổn định, bảo

đảm tính khả thi và hiệu quả, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với các quy định pháp luật của thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản thu thƣờng xuyên. Để đáp ứng yêu cầu ổn định, đòi hỏi việc xây dựng chế độ pháp lý của thuế thu nhập cá nhân phải dựa trên những căn cứ khoa học vững chắc, có cơ sở thực tiễn, tiên liệu trƣớc đƣợc các yêu cầu của thực tế. Ổn định về mặt pháp lý là ổn định về đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, miễn thu giúp cho công tác hoạch định chiến lƣợc của cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức kinh tế đƣợc thuận lợi và có căn cứ tin cậy. Từ đó, tính khả thi và hiệu quả cũng đƣợc đảm bảo.

Một yêu cầu quan trọng nữa là phải đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định pháp luật nhằm tạo ra một luật thuế thu nhập cá nhân thống nhất. Không những đồng bộ trong cùng một hệ thống mà còn phải đồng bộ với hệ thống pháp luật khác nhƣ pháp luật quản lý thuế, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật chứng khoán,…

Thứ sáu, pháp luật thuế thu nhập cá nhân cần quy định phù hợp với thực

trạng kinh tế xã hội. Hiện nay, mức thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của Việt Nam còn thấp nên việc quy định mức thuế suất cần dựa trên nguyên tắc đảm bảo khuyến khích lao động sản xuất, tạo thu nhập ổn định và làm giàu chính đáng. “Do đó, mức thuế suất phải được quy định dựa trên nguyên tắc sau đây: Mức thuế suất phải đảm bảo, sau khi nộp thuế, người nộp thuế vẫn phải có được mức thu nhập

Thứ bảy, phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập quốc tế. Khi mà hội nhập đã trở thành một xu thế tất yếu thì yêu cầu về tính tƣơng đồng (tính hội nhập) đã trở thành xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới khi xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân. Nó phải thể hiện đƣợc tinh thần của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc chí ít cũng cần quy định các nguyên tắc áp dụng những hiệp định này trong việc xác định nghĩa vụ thuế của ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập tại Việt Nam hoặc thu nhập của công dân Việt Nam ở nƣớc ngoài. Việc đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)