nhập cá nhân
2.1.2.1. Về đăng ký thuế
Theo quy định của pháp luật, “tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có
nghĩa vụ phải đăng ký thuế” [29, Điều 21]. Theo đó, đăng ký thuế là một thủ tục mà
ngƣời nộp thuế thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Ngƣời nộp thuế kê khai những
thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nƣớc theo các quy định của pháp luật.
Luật quản lý thuế năm 2006 (từ Điều 21 đến Điều 29) đã quy định các nội dung gồm: Đối tƣợng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thời hạn cấp và các loại Giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp mới, cấp lại…). Ngoài ra, Luật quản lý thuế còn quy định về mã số thuế và việc sử dụng mã số thuế đối với ngƣời nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và với cơ quan liên quan; quy định các trƣờng hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế và thủ tục chấm dứt mã số thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế…
Một thực tế hiện nay, các đối tƣợng làm công ăn lương (cán bộ công chức, viên chức), số tiền thuế thu nhập cá nhân của họ đƣợc cơ quan thuế khấu trừ tại nguồn và những đối tƣợng có đăng ký kinh doanh là những đối tƣợng thƣờng tuân thủ đúng nghĩa vụ đăng ký thuế thu nhập cá nhân và dễ quản lý hơn. Còn đối với các đối tƣợng có thu nhập từ kinh doanh khác nhƣ: các chủ thể kinh doanh không đăng ký kinh doanh, các hộ kinh doanh cá thể, thậm chí ngay cả những đối tƣợng mà tƣởng chừng nhƣ dễ quản lý lại có những nguồn thu nhập phát sinh từ việc kinh doanh bên ngoài bên cạnh công việc tạo ra thu nhập chính cho họ thì “việc quản lý và giám sát các đối tượng này chưa được cơ quan thuế quản lý chặt chẽ, nói một cách chính xác
hơn là khó quản lý và cơ quan thuế chưa có cách để quản lý sát sao” [33].
Bên cạnh việc đăng ký thuế là một nghĩa vụ mà Nhà nƣớc quy định thì ngƣời nộp thuế cũng nhận lại đƣợc khá nhiều lợi ích nếu nhƣ tuân thủ đúng nghĩa vụ của mình. Cụ thể, đối với ngƣời nộp thuế đã đăng ký thuế, đƣợc cơ quan thuế cấp mã số thuế thì sẽ đƣợc hƣởng các khoản giảm trừ cho bản thân ngƣời nộp thuế và ngƣời phụ thuộc (nếu đối tƣợng này cũng đã có mã số thuế) theo quy định của pháp luật thuế. Trong trƣờng hợp ngƣời nộp thuế nộp thừa tiền thuế sẽ đƣợc hoàn lại số thuế thừa và đƣợc giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Những ngƣời có mã số thuế cá nhân, cơ quan thuế có thể hƣớng dẫn miễn phí về thuế. Còn đối với cơ quan quản lý, việc ngƣời nộp thuế thực hiện đầy đủ việc đăng ký thuế và đƣợc cấp mã số thuế sẽ giúp cho cơ quan quan lý nắm rõ
đƣợc các thông tin của đối tƣợng nộp thuế, quản lý đƣợc nguồn thu nhập của họ để từ đó cơ quan quản lý thuế sẽ tính toán đƣợc chính xác các khoản thu từ đối tƣợng nộp thuế để đƣa vào NSNN.
Việc đăng ký thuế là nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế, theo đó, ngƣời nộp thuế phải cung cấp các thông tin của mình cho cơ quan thuế, tƣơng ứng với đó, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của ngƣời nộp thuế. Pháp luật quản lý thuế có quy định 2 trƣờng hợp đăng ký thuế:
- Đăng ký thuế lần đầu: áp dụng đối với ngƣời nộp thuế chƣa có mã số thuế. - Đăng ký thuế bổ sung: áp dụng đối với ngƣời nộp thuế có sự thay đổi, bổ sung các thông tin trong hồ sơ thuế đã nộp cho cơ quan thuế.
Để phục vụ cho công tác quản lý thuế cũng nhƣ tạo thuận lợi và giảm nhẹ các thủ tục hành chính, cơ quan thuế đã xây dựng và phát triển hệ thống đăng ký thuế thu nhập cá nhân qua mạng Internet từ năm 2009 đến nay và hệ thống này đã cấp cho các đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân hơn 12 triệu mã số thuế. Cơ quan thuế cũng đang triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm thống nhất việc tổ chức thực hiện quản lý thuế, ngăn chặn tình trạng "lách luật" của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, xây dựng và cung cấp miễn phí cho ngƣời nộp thuế các phần mềm hỗ trợ kê khai quyết toán thuế để ngƣời nộp thuế có thể chủ động tra cứu các thông tin về chính sách, chế độ thuế thu nhập cá nhân, thông tin về ngƣời nộp thuế. “Tính đến tháng 7-2013, tại Cục Thuế Hà Nội đã có 2.514.275 mã số thuế cá nhân được cấp trên ứng dụng nhập tờ khai đăng ký thuế. Cụ thể, tổng cá nhân có thu nhập từ kinh doanh được cấp là
133.997 mã số...” [11].
Nhƣ đã nói ở trên, một nguyên nhân mà các đối tƣợng có thu nhập từ tiền công, tiền lƣơng thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế rất đầy đủ bởi vì, cơ quan thuế dễ dàng quản lý họ thông qua cơ quan chi trả thu nhập. Ngoài ra, trƣờng hợp nếu ngƣời nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế thì việc thu thuế của họ cũng không khó khăn do cơ quan thuế sẽ trích số tiền thuế từ cơ quan chi trả thu nhập. Tuy nhiên, khi mà nền kinh tế của nƣớc ta còn đang trong thời kì hội nhập và phát triển, số lƣợng
các cá nhân tự kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ có thu nhập từ kinh doanh cũng không kém gì những đối tƣợng có thu nhập từ tiền công, tiền lƣơng.
Mục đích của thuế thu nhập cá nhân vốn là để điều tiết thu nhập trong nền kinh tế nhƣng do ngại khó và chỉ nhắm vào các đối tƣợng có tóc, ngành thuế đang tạo ra nhiều sự ngƣợc đời trong thực thi các sắc thuế. Chính vì vậy, với suy nghĩ và thái độ ngại khó chỉ quản lý đối tƣợng có thể quản lý đƣợc, đồng thời với cơ chế hành thu nhƣ hiện nay tự kê khai, tự nộp thuế dựa trên sự tự nguyện tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế thì việc để lọt số lƣợng đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế rất dễ dàng xảy ra. Chính vì vậy, sự công bằng giữa các chủ thể nộp thuế đang không đƣợc đảm bảo và không đƣợc thực hiện đúng nhƣ mục đích của thuế thu nhập cá nhân.
Có thể nói rằng, sở dĩ tồn tại những điều này là do ngành thuế của ta ngại khó, lạc hậu và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan. Tất nhiên, thu thuế từ những ngƣời làm công ăn lƣơng thì đơn giản hơn nhiều so với các hình thức khác. Nhƣng nghĩa vụ của ngành thuế không chỉ là thống kê, tổng hợp, đƣa vào diện thu thuế nhiều loại thu nhập mà quan trọng hơn là phải quản lý đầy đủ các loại thu nhập để tạo công bằng về thuế cho ngƣời dân. Đó là chƣa kể, kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, sẽ còn nhiều hình thức kinh doanh hiện đại khác thâm nhập vào Việt Nam. Nếu chúng ta cứ thu thuế theo kiểu chọn việc nhẹ
nhàng thế này thì ngân sách thất thu ngày càng lớn và sự bất bình đẳng về nghĩa vụ
thuế ngày càng sâu. Đã đến lúc, ngành thuế phải xem lại trách nhiệm quản lý thuế của mình để tạo sự công bằng cho tất cả những ngƣời nộp thuế.
2.1.2.2. Về khai thuế
Khai thuế là việc ngƣời nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ khai thuế theo quy định. Ngƣời nộp thuế sử dụng hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trong hồ sơ khai thuế.
Nền tảng của quản lý thuế hiện đại chính là hƣớng đến và phát huy cao nhất tính tự giác tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế. Quản lý thuế theo cơ chế hiện
đại, hiệu quả này đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới áp dụng, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hƣớng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý, cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính thuế.
Sau nghĩa vụ đăng ký thuế, ngƣời nộp thuế đƣợc cơ quan quản lý thuế cấp mã số thuế cá nhân, nghĩa vụ tiếp theo của ngƣời nộp thuế đó là thực hiện kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin vào tờ mẫu khai thuế và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Tùy vào loại kê khai mà ngƣời nộp thuế thực hiện việc kê khai theo các kỳ khác nhau: Kê khai và nộp thuế theo tháng; Kê khai theo năm đối với loại thuế có kỳ tính thuế năm; Kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
So với cơ chế thông báo thuế trƣớc đây thì cơ chế tự khai, tự nộp thuế đem lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể của pháp luật thuế. Trƣớc hết, cơ chế này mang lại lợi ích cho Nhà nƣớc, cụ thể là cơ quan quản lý thuế.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho cơ quan thuế: Khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì hàng tháng cán bộ quản lý thu thuế sẽ không phải mất thời gian để tính toán lại số thuế phải nộp của đối tƣợng nộp thuế, không phải mất thời gian đi gửi thông báo thuế cho đối tƣợng nộp thuế. Hơn nữa, trong cơ chế “thông báo thuế” trƣờng hợp đối tƣợng nộp thuế đã thực hiện nghiêm túc luật thuế, kê khai và tính toán chính xác số thuế phải nộp thì rõ ràng việc phải tính toán lại của cơ quan thuế là thừa và lãng phí thời gian, công sức.
- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế: Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế đƣợc tổ chức theo chức năng nên bộ máy quản lý sẽ gọn nhẹ hơn bớt cồng kềnh, do đó giảm đƣợc một phần lớn chi phí quản lý mà hiệu quả quản lý vẫn cao.
- Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan thuế: Thực hiện áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế cơ quan thuế có điều kiện để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, công tác quản lý thu thuế đƣợc tổ chức theo hƣớng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa. Cán bộ thuế có điều kiện tập trung thời gian và công sức cho các công việc quản lý khác.
Ngoài ra, cơ chế này cũng mang lại lợi ích cho đối tƣợng nộp thuế:
- Nâng cao trách nhiệm pháp lý cho của ngƣời nộp thuế: Với cơ chế thông
báo thuế, số thuế họ phải nộp đƣợc xác định theo thông báo của cơ quan thuế.
Nhƣng khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì đối tƣợng nộp thuế phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu kê khai và cả tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp. Tức là, đối tƣợng nộp thuế đƣợc nâng cao trách nhiệm pháp lý trong việc kê khai thuế với Nhà nƣớc, tăng sự tự giác, đƣợc chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, còn thiết lập đƣợc niềm tin giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Giống nhƣ lợi ích đem lại cho cơ quan thuế, cơ chế này sẽ làm giảm đƣợc các thủ tục hành chính trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của ngƣời nộp thuế, do đó cũng sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và công sức cho họ.
Với cơ chế tự khai nộp, tính tự giác chấp hành nghĩa vụ của ngƣời dân là quan trọng nhất. Hiện nay, có rất nhiều chủ thể nhất là những cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không kê khai thuế hoặc nếu có kê khai thì cũng tìm đủ mọi cách, để né thuế, loại bỏ rất nhiều các khoản thu nhập trên thực tế. Mặc dù luật pháp rất nghiêm khắc đối với việc trốn thuế, nhƣng thực tế cho thấy, hành vi này diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. “Nếu đen họ bị cơ quan thuế phát hiện thì sẽ phải chịu các chế tài theo pháp luật thuế quy định, ngược lại, số người không kê khai thuế nhưng
vẫn chưa bị phát hiện thì sẽ làm mất đi nguồn thu NSNN không hề nhỏ” [33].
Ngoài ra, một vấn đề nữa liên quan đến thủ tục hành chính về kê khai thuế cũng ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời nộp thuế, đó chính là thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế. Theo quy định của pháp luật, thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế là khá ngắn, nhanh nhất là trong 10 ngày phải nộp hồ sơ và lâu nhất là khoảng 3 tháng để nộp hồ sơ và tùy từng loại kê khai lại có thời hạn khác nhau. Với số lƣợng ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân rất lớn, cộng thêm hồ sơ cồng kềnh, cơ quan thuế không chỉ giải quyết thuế thu nhập cá nhân mà còn giải quyết rất nhiều hồ sơ cho các loại
thuế khác, thì liệu rằng việc xem xét một cách kỹ càng các hồ sơ phát hiện sai sót (nếu có) để trả cho ngƣời nộp thuế bổ sung thủ tục có đƣợc thực hiện một cách chính xác hay không?
Thêm đó, tâm lý ngƣời nộp thuế lại có xu hƣớng nộp hồ sơ khai thuế vào những ngày gần cuối, khiến cho cơ quan thuế bị quá tải và khả năng cao là việc rà soát hồ sơ cho ngƣời nộp thuế còn kém chất lƣợng hơn nữa. Ngƣời nộp thuế cần phải nộp hồ sơ sớm nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của mình. Nhƣng không phải vì quá tải mà cơ quan thuế lại có thể lấy lý do không điều chỉnh kịp thời để đổ dồn trách nhiệm vào ngƣời nộp thuế. Nhất là khả năng tiếp cận đến các văn bản pháp luật thuế và các kiến thức về thuế của ngƣời dân còn đang hạn chế, việc có sai sót trong thủ tục kê khai là không tránh khỏi, họ có thể vô tình bị xử phạt nặng mà không hay chỉ vì cơ quan thuế không kịp điều chỉnh hoặc vì hiểu biết về thuế chƣa sâu. Thời hạn ngắn cộng thêm sự quá tải về hồ sơ trong những ngày cuối, nhƣng giải pháp của cơ quan thuế theo quy định mới nhất đó là sẽ không có 4 ngày gia hạn đối với những ngƣời nộp chậm để họ hoàn thành hồ sơ khai thuế mà không bị phạt. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/1/2014 thì số tiền phạt cũng tăng lên. Cụ thể phạt số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với ngƣời nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với ngƣời nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Chung quy, với thời hạn kê khai thuế nhƣ hiện nay, cần phải đƣợc sửa đổi phù hợp hơn với thực tế.
Với cơ chế kê khai hiện nay, việc quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế đã đƣợc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nghĩa là, các thông tin mà ngƣời nộp thuế kê khai trong hồ sơ kê khai thuế, cơ quan thuế sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ mà không kiểm tra tính chính xác, trung thực của thông tin. Trách nhiệm này đƣợc luật