Địa hình ban đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 37 - 39)

2.2.1.1. Địa hình lục địa ven biển:

Do nằm ở vị trí tiếp xúc giữa khối cao nguyên Đà Lạt nâng mạnh ở phía Bắc và vùng đáy biển sụt lún trong giai đoạn Kainozoi (trũng Cửu Long) đồng thời chịu sự chi phối mạnh của hệ thống sông rạch chằng chịt (sông Dinh, sông Ray, sông Thị Vải,...), nên địa hình lục địa ven biển khu vực Hồ Tràm - Vũng Tàu chia làm hai dạng điển hình. Dạng 1 là các khối núi thấp ven biển với độ cao dƣới 300 mét bị phân cắt bóc mòn mạnh. Dạng 2 là đồng bằng lục địa ven biển: bao gồm các đồng bằng nhỏ trƣớc núi, giữa núi và các đồng bằng tam giác châu thổ.

Địa hình núi: đây là các núi sót trên đồng bằng ven biển (núi Hòn Vung, núi Trƣơng Phi, núi Hòn Bà,...). Đặc điểm của địa hình này là các dãy núi ngắn và thấp có sƣờn cong lồi, dốc và cân xứng; hầu hết chúng đều là các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả và các đá trầm tích phun trào của hệ tầng Nha Trang.

Địa hình đồng bằng ven biển: loại thứ nhất là các đồng bằng xen giữa các khối núi ven biển phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc mũi Kỳ Vân. Địa hình này chiếm diện

32

tích chủ yếu của phần lục địa ven bờ, phần tiếp giáp với biển phát triển hệ thống các

dải cồn cát, đụn cát. Độ cao của các đồng bằng này dao động từ 10  50m, độ phân cắt

nhỏ. Loại thứ hai là các đồng bằng tam giác châu thổ phân bố trong lƣu vực hệ thống các con sông đã nêu trên. Cấu thành nên các đồng bằng là trầm tích biển, sông - biển tuổi Đệ tứ.

Hình 2.3. Sơ đồ mô hình số độ cao khu vực ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.2.1.2. Địa hình đường bờ:

Đƣờng bờ biển Hồ Tràm - Vũng Tàu đƣợc chia làm 2 phần rõ rệt: từ mũi Hồ Tràm đến mũi Vũng Tàu đƣờng bờ có hƣớng kéo dài theo phƣơng Đông, Đông Bắc - Tây Nam với hệ số thẳng của đƣờng bờ đạt khoảng 0,68, bị phân cắt bởi các mũi nhô, đƣợc cấu tạo bởi đá magma phức hệ Đèo Cả (ở mũi Vũng Tàu) và phun trào hệ tầng

33

Nha Trang ở mũi Kỳ Vân (Long Hải). Các đoạn bờ tƣơng đối thẳng đƣợc cấu tạo bởi cả trầm tích biển, sông - biển tuổi Holocen lẫn Pleistocen. Phần còn lại từ mũi Vũng Tàu đến mũi Gành Rái là phần địa hình với đƣờng bờ rất phức tạp, bị phân cắt mạnh bởi hàng loạt các cửa sông và rạch nhƣ sông Dinh, sông Ray, sông Thị Vải... phần ngoài đƣợc khống chế bởi bán đảo Vũng Tàu tạo nên vũng vịnh. Đây là nơi cƣ trú rất tốt cho thuyền bè mỗi khi có gió, bão hay biển động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)