1. Hệ tầng Nha Trang (Knt): lộ ra thành các chỏm nhỏ nằm rải rác ven biển ở khu vực mũi Kỳ Vân và mũi Vũng Tàu. Trong không gian chúng có quan hệ khăng khít với granit phức hệ Đèo Cả.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm:
- Phần dưới: gặp chủ yếu là anđesit, đasit và tuf của chúng có màu xám lục. Nhiều nơi gặp cuội kết thạch anh, sạn kết chứa tuf, tufogen xen ít lớp cát kết, bột kết phân lớp dày màu đỏ nâu. Chiều dày của phần này ~ 200m.
- Phần trên: ryolit, trachyriolit, felsit porphyr, ít hơn có ryođasit porphyr, tuf ryolit màu xám đến xám xanh, cấu tạo dòng chảy yếu, kiến trúc nổi ban với nền felsit. Thành phần khoáng vật gồm: mảnh vụn chiếm 30% (felspat, thạch anh, plagiocla). Nền chiếm 70% (thạch anh, felspat, sferolit). Ngoài ra còn một khối lƣợng lớn các đá tuf có thành phần tƣơng ứng xen kẽ với các phun trào kể trên. Chiều dày của phần này dao động 250 - 350m. Chiều dày chung của hệ tầng khoảng 400m.
Vỏ phong hoá điển hình cho các thành tạo này là vỏ ferosialit, có thành phần khoáng vật đặc trƣng là thạch anh, felspat, kaolinit, hydromica và các khoáng vật quặng magnetit, ilmenit... Trong đó hàm lƣợng thạch anh dao động từ 40 - 55%; kaolinit 10 - 45%; hydromica 10 - 35%; felspat 3 - 10% và các khoáng vật khác (ilmenit, magnetit, leucoxen...) 3 - 5%. Trong thực tế, các mẫu lấy trên bề mặt bào mòn các đá phun trào hệ tầng Nha Trang thấy khá giàu khoáng vật nặng đôi chỗ còn có biểu hiện Au, Sn đi kèm.
2. Trầm tích sông biển (amQ13): Phân bố trong vịnh Gành Rái, và các vùng cửa
sông Bà Đáp, Cửa Lấp. Thành phần thạch học gồm: bùn cát chứa sạn, cát, cát sạn, cát pha bột lẫn sạn nhỏ và bột sét, ít cát lẫn vụn thực vật, trầm tích có màu xám, xám nâu,
31
xám tối, ở khu vực cửa sông Cửa Lấp trầm tích còn chứa các vỏ sò ốc do sóng biển đƣa từ ngoài vào. Bề dày thay đổi 1 - 5m.
3. Trầm tích biển (mQ13): Phân bố dọc theo dải đồng bằng ven biển nằm ở độ cao 2-4m thuộc các xã Phƣớc Long Hội, Lộc An, Phƣớc Thuận và thành phố Vũng Tàu. Thành phần trầm tích gồm: cát thạch anh màu trắng hạt trung đến nhỏ, cát bột sét màu xám. Bề dày 2 - 6m.
4. Trầm tích biển (mQ23): Phân bố hầu khắp chiều dài bờ biển vùng nghiên cứu, có chiều rộng trung bình 500m từ lục địa ra đến vùng biển ven bờ. Thành phần trầm tích gồm: cát thạch anhm ilmenit, bột, sét, xác sinh vật
2.2. CÁC NHÂN TỐ NGOẠI SINH