Bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm gần đây đang bị xói lở nghiêm trọng đặc biệt trong các đoạn bờ nhƣ Bình Châu, Hồ Tràm, Lộc An, Cửa Lấp. Tuy chƣa có thiệt hại về ngƣời, nhƣng xói lở bờ biển đã làm mất đất, làm sập đổ các công trình, đe dọa đƣờng giao thông, v.v. gây ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời dân.
Cùng với quá trình phê duyệt và cấp phép đầu tƣ cho các dự án du lịch rất lớn nhƣ : Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)... biến động bờ biển đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm, một vài bài báo và đề tài nghiên cứu cũng đã đƣợc thực hiện.
Trƣớc hiện tƣợng biến động bờ biển nhƣ vậy, tỉnh cũng đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp bảo vệ bờ biển thích hợp. Một số giải pháp bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở đã đƣợc sử dụng nhƣ: xây tƣờng biển, kè chống bồi ở cửa sông, kè mỏ hàn và công nghệ stabiplage. Đây là công nghệ bảo vệ bờ biển của Pháp, sử dụng các túi bằng vải địa kỹ thuật chứa đầy cát đƣợc đặt vuông góc hoặc song song với đƣờng bờ biển giống nhƣ kè mỏ hoặc tƣờng biển chống xói ở bờ biển Lộc An.
Khi nghiên cứu biến động đƣờng bờ biển-một loại tai biến ở bờ biển, các nhà khoa học thƣờng phải quan tâm đến diễn biến hiện trạng theo thời gian và không gian, phân tích các nguyên nhân gây ra hiện tƣợng này và đề xuất các giải pháp quản lý. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các nội dung nghiên cứu nhƣ trên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì chƣa hiểu rõ đƣợc diễn biến của hiện tƣợng biến động bờ biển, chƣa đƣa ra đƣợc tính quy luật khách quan của nó, cho nên dẫn đến việc đề xuất các giải pháp quản lý mang lại hiệu quả không nhƣ mong muốn.
26
CHƢƠNG 2
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG ĐƢỜNG BỜ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Hình 2.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [25 ]
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến ngày 1 tháng 5 năm 2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố du lịch thành
27
phố Vũng Tàu. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lị chuyển đến thành phố Bà Rịa. Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nƣớc có tỉnh lị không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh nằm gần nhau và phân bố ở khu vực phía nam của tỉnh.Toàn tình đƣợc chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố và 6 huyện. Bao gồm: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa (trung tâm tỉnh lỵ) và các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo,
Xuyên Mộc. Tổng diện tích toàn tỉnh 1.973,4 km2 với dân số đƣợc thống kê theo cuộc
tổng điều tra dân số năm 2009 là 996.600 ngƣời và mật độ dân số trung bình đạt 505 ngƣời/km2. Mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh, trong đó mật độ cao nhất ở thành phố Vũng Tàu đạt 2.111 ngƣời/km2 và thấp nhất là huyện Côn Đảo đạt 68 ngƣời/km2.
Đƣờng bờ biển phần đất liền là 104 km (không kể bờ biển huyện Côn Đảo), trong đó có 70 km là bờ cát (từ mũi Nghinh Phong về phía Đông - Bắc), 12 km bờ đá (Núi Lớn, Núi Nhỏ và núi Kỳ Vân) và 22 km bờ biển thấp cấu tạo bằng bùn - sét (trong vịnh Gành Rái). Do đặc điểm biến động đƣờng bờ phức tạp, có cùng một điều kiện tác động, hoàn cảnh tƣơng tác giữa lục địa và biển, Luận văn sẽ tiến hành đánh giá bờ Đông của tỉnh bao gồm 12km bờ đá và 70km bờ cát kéo dài từ bờ biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đến bờ biển khu vực Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu để làm rõ hơn tại sao lại có sự khác biệt về biến động bờ biển trong khu vực này.