Các giải pháp phi công trình bảo vệ bờ biển đều đƣợc dựa trên quan điểm: biển
tự xây bờ. Tuy nhiên, biển tự xây bờ phải có 2 điều kiện sau: nguồn vật liệu trầm tích
cung cấp cho bờ và nguồn năng lượng đủ cho vật liệu đƣợc tíc tụ, hoặc nói khác đi là
70
hơn nguồn vật liệu), thì bờ sẽ bị phá hủy và, ngƣợc lại, nếu cán cân trầm tích dƣơng (nguồn năng lƣợng nhỏ hơn nguồn vật liệu), thì bờ sẽ đƣợc xây dựng. Nhƣ vậy, các giải pháp phi công trình phải làm thế nào đó, để cán cân trầm tích luôn dƣơng.
1) Trong số các giải pháp phi công trình, thì quy hoạch phát triển bờ biển đƣợc
xem là quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tai biến xảy ra và các rủi ro đi kèm. Địa hình và các quá trình địa mạo là nguồn tài nguyên quan trọng làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý, trong đó chú ý tới: quá trình, địa hình và vật chất cấu tạo nên địa hình (cát-sỏi hay bùn sét, hay còn đƣợc gọi là nguyên liệu thô) (hình 4.43).
Quá trình Tai biến
(Tiến hóa klif) (chẳng hạn, trƣợt đất )
Địa hình Tài sản Tài nguyên (Bãi biển) (có giá trị xã hội) (làm khu nghỉ dƣỡng bên bờ biển)
ĐỊA MẠO
Nguyên liệu thô Tài sản Tài nguyên (Trầm tích vùng triều) (Có giá trị kinh tế) (khai thác cát)
Hình 3.14. Các hợp phần của địa mạo bờ được đưa vào xem xét khi xây dựng quy hoạch [30]
Từ hình 3.14 cho thấy, để phát triển bền vững bờ biển, cần có quy hoạch trên cơ sở địa hình phải bền vững, nghĩa là, trƣớc tiên phải tính đến sức chịu tải của địa hình bờ biển. Nhƣ đã phân tích ở trên, địa hình bờ biển vùng nghiên cứu có tất cả các giá trị là tài nguyên để con ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, những quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội hiện nay còn có một số vấn đề chƣa thể nói là sẽ đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền
71
vững. Điển hình là có sự xung đột giữa quy hoạch phát triển du lịch của các ven biển hay quy hoạch xây dựng đê biển vũng Tàu-Gò Công.
Các quy hoạch này sẽ làm biến đổi địa hình bờ biển sâu sắc hơn. Rõ ràng, các quy hoạch này chỉ có thể làm tăng năng lƣợng của sóng tác động tới bờ và giảm lƣợng vật liệu trầm tích cung cấp cho bờ biển. Trong khi bờ biển là một môi trƣờng có tính linh động cao nhất, lại thêm các tác động của bão tăng và mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu, liệu các mục tiêu kinh tế-xã hội của quy hoạch đặt ra có đạt đƣợc, chứ chƣa nói đến mục tiêu môi trƣờng? Chẳng hạn, một trong những mục tiêu quan trọng của đê biển vũng Tàu-Gò Công là phòng chống lũ. Điều này trái với quy luật tự nhiên: đã có nơi nào xây dựng công trình chống lũ lại đặt ở vùng cửa sông ?!
Vì vậy, khi xây dựng quy hoạch tổng thể, hoặc dự án đơn ngành cần phải phân tích và đánh giá đƣợc sự biến đổi địa hình và biển và quá trình gây ra biến đổi này theo sơ đồ đƣợc chỉ ra ở hình 3.15.
Từ hình 3.15 có thể thấy rằng, khi xây dựng dự án phát triển trên bờ biển, cần phải quan tâm đến quá trình tiến hóa bờ ở đây cả quá khứ, hiện tại và tƣơng lai dƣới tác động của cả các nhân tố tự nhiên cũng nhƣ các hoạt động phát triển của con ngƣời. Quá trình tiến hóa bờ biển ở đây đã diễn ra trong suốt thời kỳ Đệ tứ. Dấu vết của sự tiến hóa này là các thành tạo địa hình còn tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu và tạo ra một nguồn tài nguyên địa mạo vô cùng phong phú.Nguồn tài nguyên này đã đƣợc sử dụng trực tiếp (các dạng địa hình đƣợc xem là các “vi phong cảnh”) và gián tiếp (xây dựng hạ tầng cơ sở: các resort, đƣờng giao thông, v.v.). Và nhƣ phân tích ở trên, quá trình tiên hóa bờ biển chiếm ƣu thế hiện nay là xói lở. Xói lở bờ biển hiện nay đƣợc xem là một loại tai biến. Để giảm thiểu các tai biến xói lở bờ và giảm nhẹ rủi ro (thiệt hại), ngƣời ta đã sử dụng một số giải pháp công trình bảo vệ.
72
Hình 3.15. Mô hình quan niệm về các mối quan hệ giữa địa hình và quá trình hình thành và biến đổi nó với dự án [27]
2) Giải pháp phi công trình thứ hai là trồng rừng phòng hộ bao gồm cả ngập
mặn và rừng chắn cát (phi lao và các loại cây chịu hạn khác). Rừng phòng hộ có tác dụng rất lớn để giữ lại vật liệu trầm tích và làm giảm năng lƣợng tác động của các yếu tố động lực sóng và gió.
Cả rừng chắn cát và rừng ngập mặn đều có tác dụng bảo vệ bờ vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Rừng ngập mặn đƣợc xem là “bức tƣờng” ngăn chặn tác động của sóng, đồng thời là “cái bẫy” để giữ lại trầm tích. Tác dụng chắn sóng của rừng ngập mặn đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận. Hiện nay, rừng ngập mặn ở đây đƣợc bảo vệ khá tốt, song cũng không phải không có sự mất mát do thiên nhiên. Còn rừng chắn cát lại chỉ trồng đƣợc ở phía sau bãi. Rừng chắn cát có tác dụng bảo vệ bờ trực tiếp là giữ lại cát lại tại chỗ không để bị gió cuốn đi nơi khác, đồng thời, có tác dụng gián tiếp là giữ cho cát bãi biển khỏi bị đƣa lên bờ dƣới tác động của gió, nhằm duy trì cán cân trầm tích trên bãi là dƣơng. Do đó, việc bảo vệ rừng chắn cát, cũng nhƣ trồng thêm ở
73
những vị trí đã mất đi, đặc biệt đối với các vị trí khai thác khoáng sản sa khoáng ilmenit, giữ vai trò đặc biệt trong việc ổn định bờ biển.
Cho đến nay, cả trồng rừng ngập mặn và trồng rừng chắn cát còn rất hạn chế ở bờ biển của các tỉnh trong vùng nghiên cứu.
3) Giải pháp phi công trình thứ ba là nuôi bãi. Theo các chuyên gia về lĩnh vực
bảo vệ bờ biển, thì giải pháp nuôi bãi mang lại hiệu quả khá tốt. Nuôi bãi nghĩa là bổ sung thêm nguồn vật liệu trầm tích cho bãi nhằm tạo ra cán cân trầm tích dƣơng cho bãi. Lƣợng vật liệu bổ sung này cũng phải có những tính chất chung giống nhƣ vật liệu đang hiện có trên bãi. Nguồn vật liệu bổ sung có thể đƣợc hút lên từ đáy biển hoặc mang đến từ trong đất liền. Thực tế cho thấy, nguồn vật liệu cung cấp cho bãi biển và đáy biển gần bờ vùng nghiên cứu đang bị thiếu hụt. Do đó, không thể lấy vật liệu trầm tích từ đáy biển ở phía ngoài để làm nguồn bổ sung này. Điều có thể làm đƣợc là sử dụng nguồn cát từ khối cát đỏ và cát xám vàng trên các thềm biển ở phía trong đất liền. Tuy nhiên, muốn giải pháp pháp này có hiệu quả cũng cần kết hợp với các giải pháp công trình khác, đặc biệt với giải pháp kè mỏ. Hiện nay, giải pháp này chƣa đƣợc các nhà khoa học và quản lý ở nƣớc ta quan tâm. Do đó, trong thời gian tới, các nhà khoa học Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu vấn đề này.
3.5.3.Phƣơng án công trình
Hiện nay bờ biển tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã có một số các giải pháp công trình, các phƣơng pháp này hiện đang có hiệu quả khá tích cực:
Công nghệ Stabiplage bảo vệ bờ biển Lộc An. Đây là một giải pháp công nghệ
sử dung vải địa kỹ thuật may thành bao rồi đổ đầy cát vào trong, sau đó đặt vuông góc (theo kiểu kè mỏ) hoặc song song với bờ (dƣới dạng kè chắn sóng-nếu đặt trong đới
sóng vỡ ; hoặc dƣới dạng kè lát mái-nếu đặt ngay tại đƣờng bờ biển). Công trình này
đƣợc hoàn thành vào năm 2005. Chiều dài đƣợc bảo vệ bằng công nghệ Stabiplage là 500 mét. Trên đoạn bờ này, theo nhiều nguồn tin, hiện tƣợng bồi tụ đã xảy ra. Tuy nhiên, các đoạn bờ bên cạnh vẫn bị xói lở khá mạnh thông tin từ nghiên cứu tại vị trí có
74
công trình, bờ biển không bị xói lở. Nhƣng cách đó không xa, theo hƣớng của dòng chảy ven bờ, hoạt động xói lở diễn ra khá mạnh (hình 3.14).
Hình 3.16: Quá trình xói lở - bồi tụ tại Lộc An thực địa 2/2012 (ảnh Vũ Văn Phái)
Tường biển tại Phước Tỉnh (2004) và Phước Hải (2010). Đây là các công trình
cứng đƣợc đặt ngay tại đƣờng bờ. Tƣờng biển đƣợc xây thẳng đứng và có độ cao khác
nhau. Tại vị trí các công trình đê Phƣớc Tỉnh, Phƣớc Hải và một số vị trí kè đá… xói lở
đã ngƣng hoạt động. Song có thể không lâu dài (hình 3.14). Xói lở vẫn xảy ra và làm giảm chiều rộng và độ cao của bãi, vật liệu bị xói lở đƣợc đƣa xuống độ sâu lớn hơn không có khả năng trở lại bãi. Điều này dẫn đến hậu quả là bãi biển bị hạ thấp đến giai đoạn nào đó xói chân kè sẽ xảy ra (hình 3.15).
Hình 3.17: Thực địa thấy hệ thống kè được xây dựng Phước Hải và hệ thống kè đê bị phá hủy tại Hồ Tràm 2012 (ảnh Vũ Văn Phái)
75
Hình 3.18: Xây dựng đê tường biển trong khi xói lở vẫn tiếp tục xảy ra
Các giải pháp công trình chƣa đồng bộ và chỉ đƣợc thực hiện trên từng đoạn bờ ngắn (có lẽ vì kinh phí ít, nên không thể thực thi đƣợc trên đoạn bờ dài); Hiệu quả của các công trình chƣa cao và chỉ đảm bào đƣợc trong khoảng thời gian ngắn (cho đến nay, chƣa có công trình nào tồn tại đƣợc 10 năm). Điều đó cho thấy, chƣa có sự quan tâm đúng mức trong việc nghiên cứu vấn đề biến đổi bờ biển một cách toàn diện, đặc
biệt là xác định đƣợc nguyên nhân và dự báo những biến động trong bối cảnh biến đổi
khí hậu và mực nước biển dâng, nhằm đƣa ra chiến lƣợc bảo vệ chung cho toàn dải bờ
biển của quốc gia nói chung và cho từng địa phƣơng nói riêng. Đây là vấn đề cốt lõi để đƣa ra các giải pháp hữu hiệu cho từng đoạn bờ biển cụ thể.
76
KẾT LUẬN
1. Bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1965 trở lại đây có những diễn biến
phức tạp, nếu nhƣ giai đoạn 1965-1990 xói lở và bồi tụ đan xen, vật liệu bị xâm thực đƣợc lắng đọng tại chỗ kết hợp với lƣợng bồi tích từ lục địa mang ra, khiến cho đƣờng bờ biển đạt tới trạng thái cân bằng, biến đổi đƣờng bờ vẫn diễn ra nhƣng không gây nhiều hậu quả. Tuy nhiên giai đoạn 1990 đến nay hầu khắp chiều dài bờ biển đã bị xói lở với cƣờng độ khác nhau, trung bình 4m/năm, xói lở lớn nhất tại cửa Lộc An trung bình 12,7m/năm và khu vực phía nam mũi Hồ Tràm lên tới 11,7m/năm, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.
2. Trên cơ sở tích hợp sáu biến số đầu vào là độ dốc, kiểu bờ biển, tốc độ xói lở bồi tụ, độ cao trung bình thủy triều, độ cao sóng trung bình, mực nƣớc biển dâng trung bình nhiều năm đã xây dựng đƣợc bản đồ khả năng tổn thƣơng bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có giá trị dao động trong từ 3 đến 23,7, giá trị trung bình là 10,3. Từ đó phân vùng mức độ tổn thƣơng bờ biển theo 4 cấp độ: rất mạnh, mạnh, trung bình và yếu. Bốn cấp tổn thƣơng đó tƣơng ứng với các đoạn bờ xung yếu về đặc điểm đất đá cấu tạo nên đƣờng bờ cũng nhƣ khả năng nhạy cảm về tốc độ xói lở.
3. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tƣợng xói lở bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay chính là sự gia tăng năng lƣợng sóng tác động đến bờ liên quan tới sự gia tăng của bão và áp thấp nhiệt đới và mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời liên quan với cả các hoạt động của con ngƣời (chủ yếu làm thay đổi cán cân bồi tích ở bờ biển).
4. Xói lở bờ biển đã và đang trở thành một trong những tai biến thiên nhiên có tác động mạnh mẽ và làm ảnh hƣởng đến phát triển du lịch và hoạt động giao thông vận tải, kinh tế cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là vấn đề lớn đối với tỉnh, cần phải đƣa ra các giải phảp quy hoạch chi tiết từng đoạn bờ, cân nhắc kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp công trình và phi công trình đảm bảo hiệu quả cao nhất trong điều kiện kinh tế eo hẹp hiện nay.
77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đào Đình Bắc (2004), Địa mạo đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2011), “Kịch bản nƣớc biển dâng cho Việt Nam đến
năm 2100”
3. Lê Thạc Cán, Nguyễn Quang Mỹ (1993), “Xói mòn lƣu vực các sông suối Việt Nam”,
Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 15(4), tr 103-107.
4. Nguyễn Văn Cƣ (chủ trì) và nnk, 2001. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu, dự báo,
phòng chống sạt lở bờ biển Miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận)”, Đề tài Độc
lập, cấp Nhà nƣớc, mã số 5B (lƣu trữ Viện Địa lý).
5. Nguyễn Văn Cƣ (chủ trì) và nnk, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài “Dự báo hiện tượng xói
lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh”. Đề tài cấp Nhà nƣớc, mã số KC-09-05 (lƣu trừ Viện Địa lý).
6. Nguyễn Văn Cƣ, Phạm Huy Tiến, 2003. Sạt lở bờ biển Miền Trung Việt Nam. Nxb
“KH&KT”, Hà Nội, 200 trg.
7. Nguyễn Văn Cừ, Phạm Huy Tiến (2003), “Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam”. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 200 trang
8. Lƣơng Phƣơng Hậu (2001), Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo, Nxb Xây dựng.
9. Vũ Nhƣ Hoán (1999), Mức độ biến động mực nước biển Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ
thuật, 80 tr.
10.Lê Xuân Hồng, Phạm Văn Ninh và nnk (1994), “Cƣờng độ và tốc độ xói lở bờ biển
Việt Nam”, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 16(4), tr 174-177.
11.Lê Xuân Hồng (1996), Đặc điểm xói lở bờ biển Việt Nam, Luận án PTS Địa Lý-Địa
Chất, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
12.Lê Xuân Hồng (1997), “Nguyên nhân xói lở bờ biển Việt Nam do con ngƣời”, Các
78
13.Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Văn Ninh (2005), Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ biển
huyện Hải Hậu. Trong “Tài nguyên và Môi trƣờng biển”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trg. 200-211
14.Võ Văn Lành, Phan Phùng và nnk (1991), “Dòng chảy trung bình mùa của biển Đông”,
Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 13(1), tr 4-9.
15.O.K. Leontyev, L.G. Nikiforov, G.A. Xafianov; Đặng Văn Bào, Nguyễn Vi Dân,
Nguyễn Đức Khả và nnk biên dịch (2002), Địa mạo bờ biển, , Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
16.Nguyễn Thanh Ngà (Chủ trì) và nnk, 1995. Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ
biển Việt Nam. Đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển.Báo cáo Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc, mã số KT03-14, Hà Nội, 184 trg.
17.Nguyễn Kỳ Phùng (chủ trì), 2010. Nghiên cứu quá trình tƣơng tác biển-lục địa và ảnh
hƣởng của chúng đến các hệ sinh thái ven bờ Đông và bờ Tây Nam Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nƣớc, Mã số: KC.09-12/06-10, TP HCM, 311 trg. (Lƣu trữ tại Bộ Khoa học và Công nghệ)
18.Trần Minh Quang (1995), Sóng và đê chắn sóng, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
19. Vũ Văn Phái (chủ trì), 2012. Nghiên cứu biến động bờ biển trong mối quan hệ với
mực nƣớc biển dâng phục vụ quy hoạch và quản lý môi trƣờng đới bờ biển các tỉnh cực Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Đại học Quốc gia, Mã số: QGTĐ-10-08, Hà Nội, 180tr
20.Vũ Văn Phái (2007), Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
21.Vũ Văn Phái, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Hiệu, 2003. Nghiên cứu mối tƣơng tác đất biển
phục vụ quản lý thống nhất đới bờ biển vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, ĐHQGHN, T.XIX, No4, tr 36-43.
22.Vũ Văn Phái (2009), Xói lở bờ biển Việt Nam và biến đổi khí hậu toàn cầu, Môi