Nghiên cứu biến động bờ biển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 29 - 31)

Cũng nhƣ trên quy mô toàn cầu, bờ biển Việt Nam bị biến đổi theo những quy luật của tự nhiên: xói lở và bồi tụ. Đây là hai mặt của một quá trình tiến hóa bờ biển Việt Nam đã đƣợc ghi nhận trong các văn liệu từ lâu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quá trình này chỉ mới đƣợc bắt đầu trong khoảng thời gian gần đây. Một trong những công trình nghiên cứu có đề cập đến biến động bờ biển Việt Nam mang tính quản lý dầu tiên

là Đề tài “Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam. Đề xuất các biện

pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển” do Nguyễn Thanh Ngà

chủ trì, thuộc Chƣơng trình Môi trƣờng, có mã số KT-03-14 [16]. Tuy nhiên, các kết quả của đề tài này cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các giải pháp công trình. Từ một số kết quả của đề tài này, Lê Xuân Hồng đã tập hợp và bổ sung để hoàn thiện luận án Phó Tiến sỹ với đề tài “Xói lở bờ biển Việt Nam” vào năm 1997. Ngoài ra, còn có một vài bài báo viết về xói lở và bồi tụ bờ biển và biến đổi các cửa sông ven biển, cũng nhƣ đề xuất cách tiếp cận trong quản lý môi trƣờng đới bờ biển.

Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, việc nghiên cứu biến động bờ biển ở Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức khác quan tâm một cách đặc biệt. Trong hầu hết các Chƣơng trình, các Dự án và các Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các cấp quản lý khác nhau đều ít nhiều có các nội dung về biến động bờ biển và quản lý đới bờ biển. Trong đó, cần phải chú ý tới 2 đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung chuyên về nghiên cứu biến động bờ biển, cấp Nhà

nƣớc quản lý là:“Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Miền Trung (từ

Thanh Hóa đến Bình Thuận)”, đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc, mã số 5B (2000-2001) do

Nguyễn Văn Cƣ chủ trì [4] và “Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và

các giải pháp phòng tránh”, mã số KC-09-05 (2001-2005) do Nguyễn Văn Cƣ chủ trì

[5]. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Nguyễn Văn Cƣ và Phạm Huy Tiến đã cho xuất bản cuốn sách “Sạt lở bờ biển Miền Trung, Việt Nam” [6]. Trong những năm gần đây,

24

tuy không có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc chuyên về vấn đề này, nhƣng việc tìm hiểu biến động bờ biển gồm cả xói lở và tích tụ cũng đƣợc đề cập trong các dự án nghiên cứu tổng hợp về các điều kiện tự nhiên vùng biển ven bờ và một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trong các hội nghị Khoa học Quốc gia và Quốc tế.

Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều đã đánh giá đƣợc hiện trạng biến động (xói lở và bồi tụ) bờ biển nƣớc ta trong giai đoạn gần đây có xu thế gia tăng trong thời gian tới cũng nhƣ mối liên quan tới biến đổi khí hậu toàn cầu (cụ thể là liên quan tới sự gia tăng mực nƣớc biển, sự gia tăng của bão, v.v). Song tác động trực tiếp, gián tiếp và ảnh hƣởng của các hiện tƣợng này đến biến động bờ biển nhƣ thế nào lại chƣa đƣợc phân tích rõ ràng và cụ thể. Theo thời gian và không gian, tác động của các nhân tố trên đối với biến động bờ biển nƣớc ta sẽ xảy ra ở đâu? với cƣờng độ nhƣ thế nào? theo hình thức gì: xói lở-bồi tụ bờ và bãi hay tràn ngập thụ động? và giải pháp nào cho vấn đề này?. Thêm vào đó, những tính toán dự báo xu thế biến động bờ biển ở nƣớc ta nhƣ thế nào trong những năm tới vẫn còn bỏ ngỏ. Do đó, các kết quả nghiên cứu biến động bờ biển của các dự án, đề tài, v.v. vẫn chƣa đƣợc đƣa vào nội dung quy hoạch và quản lý môi trƣờng bờ giống nhƣ các nƣớc trên thế giới đã thực hiện trong những năm qua. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là một số khái niệm còn chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất trong số các nhà khoa học và các nhà quản lý.

Về các phương pháp nghiên cứu biến động bờ biển. Hiện nay phƣơng pháp chủ

yếu đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này vẫn là viễn thám và hệ thông tin địa lý. Tuy nhiên, vẫn còn những tranh luận khi sử dụng ảnh viễn thám để xác định vị trí đƣờng bờ biển và vị trí đƣờng bờ biển đƣợc xác định trên ảnh là coastline hay shoreline . Điều này dẫn đến các kết quả đánh giá biến động giữa các nhà nghiên cứu khác nhau đều không giống nhau. Hoặc đƣờng bờ biển đƣợc biểu diễn trên các bản đồ địa hình của chúng ta xuất bản lấy theo chuẩn nào: đƣờng mực nƣớc trung bình, mực nƣớc cao hay mực nƣớc thấp đều không thấy ghi trên bản đồ (các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, lƣới

25

chiếu VN2000). Trong khi đó, đƣờng bờ biển đƣợc biểu diễn trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000 lƣới chiêu UTM có ghi đƣờng bờ biển đƣợc vẽ phỏng chừng lúc mực nƣớc thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)