Trên bản đồ khả năng tổn thƣơng bờ biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy một cách bao quát những khu vực có khả năng tổn thƣơng thấp, trung bình, cao và rất cao.
Những đoạn bờ có khả năng tổn thƣơng thấp chỉ xuất hiện tại đoạn bờ đá: Núi Lớn, Núi nhỏ, mũi Cơm Thiều, mũi Kỳ Vân, mũi Hồ Tràm, mũi Ba Kiềm và một đoạn nhở bờ biển phía Tây thị trấn Long Hải huyện Long Điền. Đây là những đoạn bờ đƣợc cấu tạo bởi đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả và một số ít đá phun trào hệ tầng Nha Trang, có cấu tạo thạch học rắn chắc, độ dốc trung bình cao, giá trị tính toán CVI nằm trong khoảng 3-5,7. Quá trình giật lùi đƣờng bờ trong khu vực này thực chất là quá trình mài mòn trên các thành tạo thạch học rắn chắc do tác động của các quá trình động lực biển và dòng chảy mặt cũng nhƣ hoạt động khai thác của con ngƣời. Những đoạn bờ có mức độ tổn thƣơng trung bình là những đoạn bờ đƣợc cấu tạo bở các bờ cát cao 4- 6m, những đoạn bờ này phân bố gần những đoạn bờ có khả năng tổn thƣơng thấp, có thể nhận thấy các đoạn bờ này tuy cấu tạo thạch học không rắn chắc bằng, nhƣng độ dốc vẫn tƣơng đối lớn, giá trị CVI dao động từ 5,7 đến 9. Tuy nhiên tại những đoạn bờ này tình trạng xói lở bờ biển hiện vẫn tiếp diễn và chƣa có dấu hiệu dừng lại. Có thể quan sát thấy những đoạn bờ này tại những vị trí: Bờ biển nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ thuộc phƣờng 1 thành phố Vũng Tàu, các đoạn bờ thuộc xã Phƣớc Tỉnh, xã Phƣớc Hƣng và đoạn bờ khu vực du lịch Dinh Cô của thị trấn Long Hải huyện Long Điền, đáng kể nhất là hai đoạn bờ xã Bông Trang, Bƣng Riềng và xã Bình Châu huyện Xuyên Mộc có chiều dài đáng kể năm tiếp giáp với mũi Ba Kiềm nên có đƣợc sự ổn định tƣơng đối về đƣờng bờ biển.
Những đoạn bờ biển có khả năng tổn thƣơng cao là những khu vực mà bờ biển cấu tạo bởi bờ cát trầm tích bở rời, đây là những đoạn bờ rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cao giúp sóng dễ dàng phá vỡ các liên kết và mang vật liệu đi ra xa ngoài khơi. Giá trị CVI của các đoạn bờ này này trong khhoảng 9-12,7. Đáng chú
61
ý là các đoạn bờ biển này tập trung chủ yếu vào khu vực thành phố Vũng Tàu khu vực Bãi Sau, Bãi Thùy Vân và đƣờng bờ biển chạy dài từ phƣờng 8 đến phƣờng 10, các đoạn bờ này tuy đƣợc cấu tạo bởi cát, nhƣng độ dốc không lớn nằm giữa mũi Nghinh Phong và mũi Cơm Thiều có khoảng cách lớn hƣớng đƣờng bờ Đông Bắc - Tây Nam tạo nên dải bờ biển mở, năng lƣợng sóng tác động mạnh quá trình xói lở diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra còn một số đoạn tại thị trấn Phƣớc Hải huyện Đất Đỏ và các đoạn bờ nhỏ thuộc xã Phƣớc Thuận huyện Xuyên Mộc bờ biển có khả năng bị tổn thƣơng cao.
Những đoạn bờ biển có khả năng tổn thƣơng rất cao là những đoạn bờ có giá trị CVI nằm trong khoảng từ 12,7 đến 23,7. Trên bản đồ khả năn tổn thƣơng bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể quan sát thấy bờ biển này phân bố chủ yếu tại các bờ cát thấp, độ dốc thấp, trầm tích không gắn kết làm khu vực này biến động bờ biển rất mạnh mẽ. Tại thành phố Vũng Tàu có tới 3 đoạn bờ có khả năng tổn thƣơng rất cao: đoạn bờ phía Bắc phƣờng 2, các đoạn bờ phía nam Cửa Lấp đây là những đoạn bờ biển có những khu du lịch biển rất lớn, thuộc thành phố Vũng Tàu nơi dân cƣ tập trung đông đúc. Tổn thƣơng rất cao tại bên bờ Cửa Lấp cũng làm gia tăng hiện tƣợng bồi lấp luồng lạch tại cử biển này. Bờ biển có khả năng tổn thƣơng rất cao có chiều hƣớng tăng dần lên phía Bắc đặc biệt tại khu vực Cửa Lộc An, và phía Bắc xã Bình Châu. Đây là những khu vực nhạy cảm và xung yếu về khả năng xói lở. Bãi biển rộng, trầm tích tầng mặt lộ ra trên khu vực này hầu hết là trầm tích bở rời, khả năng chống chịu với các tác động bên ngoài để là phá vỡ mối liên kết không cao, trắc diện ngang của bãi rất thoải kết hợp với mực nƣớc biển dâng khiến đƣờng bờ giật lùi nhanh vào đất liền, khả năng bị tổn thƣơng rất cao.